Răng khôn mọc lệch vào má nên xử lý thế nào?
Răng khôn mọc lệch không còn là tình trạng quá xa lạ. Trong đó, răng khôn mọc lệch vào má là trường hợp có thể gây nhiều đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng chức năng ăn nhai và dễ dẫn tới những biến chứng về răng miệng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, cách nhận biết cũng như xử lý sao cho an toàn, hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
☛ Xem trước: Hình ảnh răng khôn mọc lệch
Mục lục
1. Nguyên nhân và cách nhận biết răng khôn mọc lệch vào má
Răng khôn, còn được gọi là răng số 8, là răng cối số 3 nằm ở sâu phía trong cung hàm. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 18 đến 26 tuổi, khi xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh.
Thực tế hiện nay, nguyên nhân tại sao răng khôn mọc lệch vào má vẫn chưa được khoa học giải thích rõ ràng. Nhìn chung, tình trạng này thường có xu hướng do di truyền. Bởi lẽ, trong thời kỳ bào thai, mầm răng khôn được hình thành muộn hơn so với các răng khác, xuyên suốt quá trình sinh ra và lớn lên của trẻ. Trẻ càng lớn, xương hàm ngày càng phát triển ra sau, kéo theo mầm răng khôn, dẫn tới tình trạng răng khôn mọc lệch.

Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra do răng khôn thường mọc chậm hơn các răng khác. Khi mọc, cấu trúc hàm đã ổn định nên không còn khoảng trống để răng khôn trồi lên, buộc chúng phải mọc lệch. Tuy nhiên, tỷ lệ răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 sẽ nhiều hơn. Răng khôn mọc lệch vào má thường là các răng khôn ở hàm trên.
Biểu hiện của răng khôn mọc lệch vào má là phần thân răng trồi ra phía bên cạnh khoang miệng. Bạn có thể nhận biết răng khôn mọc lệch vào má một cách chính xác ngay từ giai đoạn đầu. Khi răng vừa mới nhú, bạn có thể đến các phòng khám nha khoa để tiến hành chụp X – quang. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả hình ảnh để phán đoán hướng mọc chính xác.
Ngoài ra, răng khôn mọc đâm vào má có thể làm trầy xước phần niêm mạc bên trong má khi ăn nhai. Vì vậy, bạn sẽ thường nhận thấy vùng đó hay bị loét, nhiệt miệng, khiến cho việc ăn nhai khó khăn hơn.
☛ Đọc chi tiết tại: Biểu hiện của mọc răng khôn lệch
2. Răng khôn mọc lệch vào má có nguy hiểm không?
2.1. Gây đau, khó chịu
Khi răng khôn mọc lệch vào má, chúng sẽ gây cảm giác đau nhức, ê ẩm khó chịu. Tình trạng này có thể tăng lên khi đi kèm các biến chứng khác như sâu răng, nhiễm trùng…
Khi cọ xát với má, chúng sẽ gây cảm giác cộm, khiến người bệnh rất khó nhai nuốt thức ăn, dễ cắn vào má gây chảy máu, viêm loét.
2.2. Xô lệch toàn hàm răng
Răng khôn mọc lệch ra má có thể chèn ép, tạo lực đẩy khá lớn vào răng số 7 kế cận. Hậu quả là các răng khác cũng bị ảnh hưởng theo, gây tình trạng xô lệch toàn hàm răng.
2.3. Ảnh hưởng đến răng số 7
Răng khôn mọc lệch vào má mặc dù không trực tiếp tác động đến chân răng số 7 nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng, khiến cho răng số 7 bị lung lay. Nếu không được nhổ bỏ sớm, chúng có thể gây những tác động xấu khiến răng số 7 dễ bị gãy, rụng.
Ngoài ra, vùng răng tiếp xúc với răng số 8 sẽ bị đau nhức, lợi trùm, xuất hiện những lỗ sâu răng hay làm chết tủy răng.
2.4. Gây các bệnh lý răng miệng
Răng khôn mọc lệch vào má rất dễ dẫn tới hiện tượng lợi trùm, khiến cho thức ăn dễ bị lắng đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây tình trạng viêm nhiễm, hôi miệng.
Ngoài ra, một số bệnh nhân còn gặp các biến chứng khác như:
- Đau nhiều tại vùng răng khôn, cơn đau lan lên tay, khớp thái dương hàm.
- Với trường hợp răng khôn ở hàm dưới có thể gây đau cả vùng góc hàm và dưới hàm.
- Có thể kèm theo sốt.
- Phần má tại vị trí răng khôn bị sưng to, thậm chí xuất hiện túi mủ.
3. Các phương pháp nhổ răng khôn mọc lệch vào má
Răng khôn mọc lệch vào má có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được xử lý kịp thời. Do vậy, các chuyên gia răng hàm mặt khuyến cáo người bệnh nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt để phòng tránh các nguy cơ này. Hiện nay, có hai phương pháp nhổ răng khôn mọc lệch vào má được sử dụng. Đó là:
3.1. Phương pháp truyền thống
Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống là phương pháp nhổ răng nhờ những dụng cụ đơn giản như: dao rạch, kìm và bẩy.
Các bước nhổ răng bằng phương pháp này như sau:
- Bước 1: Thăm khám sơ bộ, chụp X – quang để đánh giá độ khó của răng. Từ đó đưa ra phương hướng điều trị.
- Bước 2: Bác sĩ tiến hành sát khuẩn tại vị trí răng khôn mọc lệch vào má và tiêm thuốc gây tê.
- Bước 3: Sử dụng các dụng cụ: dao rạch, kìm và bẩy để lấy toàn bộ chiếc răng khôn và phần chân răng ra ngoài.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu cho người bệnh, khâu nướu và sát trùng vết khâu thêm lần nữa.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm một vài loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn.
Hiện nay, phương pháp nhổ răng khôn truyền thống không còn được áp dụng nhiều do có nhiều nhược điểm như:
- Cần há miệng to để thực hiện nhổ răng khôn, do vậy, người bệnh sẽ có cảm giác mỏi miệng khi gắng sức há quá lâu.
- Cần thao tác vạt nướu, phá hủy ổ răng nên vùng tác động khá lớn, gây mất máu nhiều và gây đau cho người bệnh.
- Dễ xảy ra rủi ro.
- Thời gian ngừng chảy máu khá lâu, dễ dẫn tới các biến chứng nhiễm trùng.
- Người bệnh đau kéo dài, có thể lên đến vài ngày sau phẫu thuật.
- Cần thời gian để huyệt ổ răng có thể làm đầy và hồi phục trở lại.
☛ Tham khảo về giá: Nhổ răng khôn mọc lệch giá bao nhiêu?
3.2. Phương pháp nhổ răng siêu âm bằng máy piezotome
Hiện nay, các đơn vị nha khoa đang dần thay thế phương pháp truyền thống bằng các thiết bị nhổ răng khôn tiên tiến, hiện đại.

Trong đó, phương pháp nhổ răng siêu âm bằng máy piezotome là phương pháp được ưu tiên áp dụng hàng đầu để loại bỏ chiếc răng khôn mọc lệch vào má một cách nhanh chóng, an toàn.
Máy piezotome là máy nhổ răng siêu âm được chế tạo dựa trên công nghệ sóng siêu âm piezo – ultrasonic. Máy sử dụng lưỡi cắt có kích thước cực mỏng, khoảng 0.2 – 0.5 mm để làm đứt các dây chằng nha chu bám xung quanh chân răng. Nhờ vậy, chiếc răng dần lỏng ra và được loại bỏ một cách nhẹ nhàng, không gây sang chấn, xâm lấn và đem lại độ an toàn cao.
Phương pháp này có những tính năng ưu việt như:
- Thời gian thực hiện một ca phẫu thuật nhổ răng khôn thường ngắn hơn, chỉ khoảng 10 – 15 phút nên tiết kiệm thời gian hơn.
- Ít gây cảm giác đau do sóng siêu âm tác động vào nướu một cách nhẹ nhàng, không làm vỡ mạch máu trong ổ răng, giảm ma sát với men răng. Nhờ vậy, răng khôn sẽ được tách ra dễ dàng.
- Ngoài việc giảm đau đớn khi nhổ răng, máy siêu âm Piezotome còn hỗ trợ tái tạo mô răng giúp liền thương nhanh chóng, nhờ vậy giúp ngăn cản tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm sau nhổ răng khôn.
- Giảm tối đa nguy cơ gặp biến chứng nha khoa.
- Có thể nhổ nhiều răng khôn trong cùng một ca nhổ.
4. Nhổ răng khôn tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Tự hào là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa luôn đảm bảo chất lượng nhổ răng khôn an toàn, nhanh chóng và hạn chế tối đa biến chứng hậu phẫu.
4.1. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao

Các bác sĩ tại Nha khoa Phú Hòa đều là các bác sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học Y nổi tiếng trên cả nước, có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Tiêu biểu là Bác sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Phú Hòa:
- Thành viên của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên trường đại học Y Hà Nội.
- Chuyên gia của chương trình Bản tin Y tế 24h của VTV1, Cùng bạn sống khỏe của VOV2.
4.2. Quy trình thăm khám và điều trị chuyên nghiệp, an toàn
Đến với Phú Hòa, bạn sẽ được chăm sóc bởi quy trình nhổ răng khôn đảm bảo khép kín và an toàn, chất lượng từ bước tiểu phẫu cho đến dịch vụ sau khi nhổ.
Cụ thể, quy trình nhổ răng khôn mọc lệch tại Phú Hòa diễn ra theo các bước dưới đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng và chụp phim X – quang. Dựa vào kết quả hình ảnh, bác sĩ sẽ tư vấn và kiểm tra các chỉ số huyết áp, tốc độ đông máu để đảm bảo điều kiện sức khỏe cũng như thể trạng của bệnh nhân đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện nhổ răng khôn.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và tiến hành gây tê
Quá trình này, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để làm sạch vùng răng cần nhổ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê vào vị trí cần nhổ răng, đợi cho đến khi thuốc tê lan đến toàn hàm mới bắt đầu thực hiện tiểu phẫu.
Bước 3: Nhổ răng

Nha khoa Quốc tế Phú Hòa sử dụng phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm piezotome, đảm bảo vệ sinh, an toàn và ít gây tác dụng phụ nhất cho khách hàng.
Tùy thuộc vào độ khó của răng mọc lệch vào má, quá trình nhổ răng khôn sẽ diễn ra trong khoảng 15 – 30 phút.
Bước 4: Khâu vết mổ
Sau khi lấy hết các chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết mổ. Với trường hợp chân răng quá sâu và vết mổ to thì bác sĩ sẽ đặt thêm miếng bông để thấm máu.
Bước 5: Dặn dò cách chăm sóc hậu phẫu
Sau khi hoàn tất các bước nhỏ đó, các bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng như hẹn lịch tái khám.
☛ Đọc thêm: Nhổ răng khôn kiêng gì nhanh lành?
4.3. Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến
Là một địa chỉ nhổ răng khôn uy tín hàng đầu tại Hà Nội, nha khoa Phú Hòa sử dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, với sự hỗ trợ đắc lực của máy siêu âm piezotome cùng hệ thống máy móc kỹ thuật tiên tiến hàng đầu.
Ngoài ra, không gian tại nha khoa Phú Hòa được thiết kế theo hướng xanh, thoáng, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất trước khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn.
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ nhổ răng khôn tại Nha Khoa Phú Hòa:
Với hơn 20 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực nha khoa, phục vụ hơn 100.000 bệnh nhân, nha khoa Phú Hòa chính là sự lựa chọn hoàn hảo, là địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, tin cậy cho bạn. Nếu bạn còn đang chật vật với chiếc răng khôn mọc lệch vào má gây phiền toái, đừng ngại ngân liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
☛ Đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://congressdentalgroup.com/article/dear_doctor/wisdom-teeth-biting-cheek/
- https://bestdentistinhouston.com/blog/my-wisdom-teeth-are-biting-my-cheeks-what-can-i-do/
- https://congressdentalgroup.com/article/dear_doctor/wisdom-teeth-biting-cheek/
Tôi có chiếc răng hàm bị đau nhức, cả hàm trên và dưới bên trái, đau như quai bị, cho hỏi tôi có nên nhổ không.
Chào bạn Với trường hợp này bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân đau răng là do viêm tủy, viêm nha chu, viêm quanh cuống răng hay các bệnh lý khác. Tùy từng nguyên nhân sẽ có cách xử lý khác nhau, không phải trường hợp nào cũng...[Xem thêm]
Tôi bị đau răng 8 mấy ngày rồi có nhổ dk không?
Chào bạn Trường hợp của bạn nên đi khám bác sĩ sẽ xem xét răng có nhổ được ngay hay không hay phải uống kháng sinh giảm đau, giảm viêm rồi mới hẹn lịch nhổ.