Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn không đơn thuần là cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn đường hô hấp và ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như xoang mũi, cổ họng, thận, tim mạch… Vậy, đâu là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn? Bạn cần làm gì khi gặp các triệu chứng này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
1. Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là quá trình can thiệp, bóc tách nướu để bộc lộ răng khôn nằm sâu dưới hàm. Do vậy sau khi nhổ, vết thương có thể bị hở, chảy máu và rất dễ bị nhiễm trùng. Bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:
1.1. Các triệu chứng chung
Khi gặp tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Sốt cao, thân nhiệt cao trên 37°C, kèm theo mệt mỏi, khó chịu.
- Xuất hiện hiện tượng sưng mặt, sưng má ngoài tại vị trí nhổ răng.
- Chảy máu liên tục, số lượng nhiều, không cầm được và có thể kéo dài hơn 48h.
- Quan sát thấy nếu sưng phồng, xuất hiện mủ trong lỗ sau khi nhổ răng kèm theo đau nhức không thuyên giảm.
- Miệng có mùi hôi khó chịu.
1.2. Triệu chứng phân biệt
Ngoài các triệu chứng trên, tùy vào tình trạng viêm tại ổ răng mà người ta còn chia thành hai loại:
Viêm ổ răng khô
Tình trạng này thường xuất hiện ở ngày thứ 2, 3 sau khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện như:
- Cục máu đông bị lệch khỏi vết mổ, không che phủ hoàn toàn vị trí tổn thương.
- Xương hàm bị nhô ra, có mùi hôi khó chịu, tuy nhiên không có mủ.
- Tình trạng viêm nhiễm kéo dài nhiều ngày, có thể lên đến vài tuần khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau nhức, khó chịu.
Viêm ổ răng có mủ
So với viêm ổ răng khô, viên ổ răng có mủ cũng gây ra những cơn đau nhức nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Bạn có thể nhận diện tình trạng này qua một số biểu hiện như:
- Vùng nướu bị sưng, tấy đỏ phủ kín ổ răng.
- Quan sát việc ổ răng thấy có mủ trắng hay các hạt rướm máu, kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Có thể nổi hạch ở các vùng lân cận như vùng cổ, sau tai.
Có thể bạn quan tâm: Các biến chứng khác có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Răng khôn, hay còn được gọi là răng số 8 là răng hàm có kết cấu khá chắc chắn, thường mọc muộn. Vì thế nên tiểu phẫu nhổ răng khôn thực hiện tương đối phức tạp và lâu lành. Đặc biệt là khi gặp nhiều nguyên nhân dưới đây còn làm tăng nguy cơ gặp tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn:
2.1. Do dụng cụ nhổ răng không đảm bảo vệ sinh
Dụng cụ nhổ răng là các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng của người bệnh. Do vậy, chúng cần được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng không được làm sạch và khử trùng theo đúng quy trình, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển lây lan, gây viêm nhiễm, sưng mủ.
2.2. Do tay nghề của bác sĩ thực hiện
Tình trạng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng cũng có thể xảy ra do trình độ, tay nghề của bác sĩ thực hiện còn kém. Việc thực hiện tiểu phẫu, xử lý vết thương không tốt, không đúng kỹ thuật có thể khiến vi khuẩn, vi trùng sẽ có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Do vậy, khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn, bạn nên tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có kỹ năng chuyên môn tốt và giàu kinh nghiệm.
2.3. Do một số thói quen xấu
Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn cũng có thể do một số thói quen sinh hoạt xấu như:
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là lý do hàng đầu khiến răng bị nhiễm trùng sau khi nhổ. Bởi lẽ, vị trí răng khôn nằm phía sâu trong cung hàm nên rất khó vệ sinh. Sau khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng, vị trí này càng khó vệ sinh hơn nữa. Nếu bạn không biết chăm sóc, vệ sinh răng đúng cách, thức ăn, vi khuẩn rất dễ mắc lại vị trí này, hình thành ổ nhiễm trùng.
Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá vừa là thói quen gây hại với sức khỏe, đồng thời cũng làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Điều này là do:
- Khói thuốc có chứa rất nhiều khí độc như CO, CO2, SO2, NO… làm giảm lượng Oxi cần thiết để hình thành cục máu đông làm lành vết thương.
- Khói thuốc lá có thể tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
- Khi hút thuốc lá, lực hút quá mạnh dễ gây vỡ cục máu đông tại vị trí nhổ răng khôn. Máu tiếp tục chảy và tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại đến làm tổ và hình thành ổ viêm nhiễm.
3. Phải làm gì khi nhổ răng bị nhiễm trùng?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn không đơn thuần là cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn đường hô hấp và ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như xoang mũi, cổ họng, thận, tim mạch…
Do vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra xem vùng nướu đã bị nhiễm trùng hay chưa. Nếu có, tùy vào tình huống cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương án giải quyết khác nhau:
- Cắt bỏ chỉ khâu và loại bỏ ổ viên bên trong lỗ nhổ răng. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt thuốc kháng sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại trước khi cục máu đông hình thành và làm kiếm vết thương.
- Với trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ hơn, bác sĩ sẽ kê đơn một vài loại thuốc kháng sinh để cải thiện dần dần.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn làm sạch khoang miệng bằng cách súc miệng với nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên khoa để làm sạch và khử trùng, ngăn ngừa sự phát triển của tổ chức vi khuẩn.
Nhìn chung, nhiễm trùng tại vị trí nhổ răng khôn sẽ không quá nguy hiểm nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra sớm và điều trị đúng cách.
4. Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là tình trạng tương đối nguy hiểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể ngăn ngừa dựa vào các lưu ý sau đây:
4.1. Chọn nha khoa uy tín
Điều quan trọng nhất để phòng ngừa tình trạng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng là bạn cần lựa chọn hệ thống nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ lành nghề, quy trình thực hiện an toàn, hệ thống máy móc hiện đại và dụng cụ được khử trùng nghiêm ngặt.
Tự hào là địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu cả nước, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đảm bảo chất lượng nhổ răng khôn an toàn, chính xác, nhanh chóng và an toàn.

Trong quá trình nhổ răng khôn
Các ca nhổ răng khôn tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đều được thực hiện theo đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế. Toàn bộ các ca tiểu phẫu đều được diễn ra trong điều kiện vô trùng và được chính tay các y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực hiện, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu, cam kết không phát sinh biến chứng hậu điều trị.
Sau quá trình nhổ răng khôn
Sau khi kết thúc ca tiểu phẫu, khách hàng sẽ được đội ngũ y bác sĩ tại nha khoa Phú Hòa tư vấn chu đáo về quy trình chăm sóc sức khỏe răng miệng, sử dụng thuốc giảm đau sao cho đúng cách, hẹn lịch tái khám…
Xem thêm: Quá trình phục hồi sau nhổ rang khôn diễn ra thế nào?
4.2. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp hạn chế tỷ lệ nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Dưới đây là một số cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể tham khảo:
Chườm đá lạnh giảm đau
Đã lạnh có tác dụng làm co la mạch, giảm chảy máu tay ổ răng. Ngoài ra, chúng còn giúp làm dịu, giảm cảm giác đau, nhức, bỏng rát tương đối hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Mặc dù vừa mới nhổ răng khôn nhưng bạn vẫn cần thực hiện các bước vệ sinh răng miệng như bình thường. Cụ thể:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải mềm sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng lực chải nhẹ nhàng để tránh nguy cơ bật chỉ, rách vết khâu.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng thức ăn còn thừa ở kẽ răng, đặc biệt ở vị trí răng khôn. Tuyệt đối không để sót thức ăn thừa làm nguồn nguyên liệu cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Chỉ nên súc miệng khi máu đã cầm hoàn toàn, lưu ý không súc miệng mạnh hay sử dụng các loại nước sát khuẩn trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng khôn do có thể làm trôi cục máu đông, cản trở làm lành vết thương. Những ngày tiếp theo bạn có thể thực hiện bước súc miệng với nước muối loãng hoặc dung dịch làm sạch thông thường.
Đọc thêm: Nhổ răng khôn xong bao lâu thì lành?
Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn
Người bệnh nên chú ý ăn các loại đồ ăn:
- Đồ mềm, dễ nuốt, ít cần nhai như cháo, bún, soup… trong thời gian này để giảm áp lực cho răng, giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Bổ sung thêm các loại nước trái cây giàu vitamin C để tăng cường tái tạo tế bào.
Sau khoảng 2 – 3 ngày, khi tình trạng sưng, viêm giảm thì bạn có thể ăn lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý không nên để thức ăn rơi vào vùng phẫu thuật để tránh hình thành ổ viêm.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm không tốt như:
- Các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, cà phê.
- Các loại đồ ngọt.
- Các loại thực phẩm có tính kích thích như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
Tài liệu tham khảo:
- https://westfivedental.ca/avoid-wisdom-tooth-removal-infection
- https://www.midhudsonoralsurgeon.com/blog/2020/01/oral-surgery-post-care-what-are-the-warning-signs-of-infection
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/wisdom-tooth-infection
em moi nho r 48 ham duoi ben phai hom qua.nhung hom nay sau khi ngu day thi thay ma ben phai sung nhuc nhoi va dau co hong va luoi ben phai.em mo mieng to khong duoc an uong cung khong duoc.nhin vao ma ben trong thi thay tray...[Xem thêm]