Niềng răng cho trẻ em – kiến thức cha mẹ không thể bỏ qua
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề niềng răng sớm cho trẻ. Tuy nhiên, vấn đề sai lệch khớp cắn, sự phát triển cung hàm và tâm lý của trẻ có nhiều khác biệt so với người trưởng thành. Do vậy, niềng răng cho trẻ sẽ có những lưu ý quan trọng như dưới đây mà các cha mẹ nên biết.
Mục lục
- Các trường hợp cần niềng răng sớm ở trẻ
- Nguyên nhân khiến răng trẻ bị hô, móm, lệch lạc, thưa
- Sai lệch răng ảnh hưởng thế nào đến trẻ?
- Niềng răng cho trẻ có khắc phục được khiếm khuyết nói trên không?
- Khi nào nên niềng răng cho trẻ?
- Tại sao niềng răng sớm cho trẻ lại là quyết định sáng suốt?
- Những lưu ý khi niềng răng cho trẻ
Các trường hợp cần niềng răng sớm ở trẻ
Trẻ bị răng hô
Răng hô là tình trạng răng hàm trên nhô ra quá nhiều so với hàm dưới. Gây nên sự mất cân bằng trong cấu trúc răng. Và làm mất tính thẩm mỹ chung của toàn bộ khuôn mặt. Trẻ bị răng hô thường gặp rất nhiều sự bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ bị răng móm
Trẻ bị móm răng có dấu hiệu trái ngược hoàn toàn với trẻ bị hô răng. Lúc này toàn bộ hoặc một phần cung hàm dưới sẽ bao phủ lên hàm trên. Tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt được bằng mắt thường. Để chắc chắn hơn, ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa thăm khám và chụp x quang răng. Từ đó có phương pháp điều trị tốt nhất cho bé.
Trẻ bị răng thưa
Răng thưa là tình trạng những chiếc răng nằm ở vị trí cách xa nhau trên cung hàm. Lúc này các khoảng trống giữa hai răng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Nó vừa khiến cho nụ cười của bé mất đi vẻ đẹp hài hòa. Lại khiến các phát âm của bé không còn được chuẩn nữa.
Trẻ bị răng khấp khểnh, lệch lạc, chen chúc
Trẻ bị răng khấp khểnh, lệch lạc, chen chúc là tình trạng răng mọc sai vị trí trên cung hàm. Chúng có thể mọc chồi lên phía trên, lệch xuống phía dưới. Thậm chí là mọc ngầm ở trong xương. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho khuôn mặt của bé. Vậy nên, ba mẹ nên có cách điều trị sớm và triệt để cho bé.
Nguyên nhân khiến răng trẻ bị hô, móm, lệch lạc, thưa
Do di truyền từ người thân
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em bị hô, móm, thưa hay lệch lạc do di truyền rất cao. Bé có thể bị khiếm khuyết răng di truyền từ bố, mẹ, ông, bà hoặc họ hàng của mình.
Do mất răng sữa sớm
Răng sữa chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển hàm răng của bé. Nếu vì một số nguyên nhân nào đó mà những chiếc răng này bị gãy, rụng không đúng lúc. Thì những chiếc răng vĩnh viễn mọc sau rất dễ mọc lệch. Gây nên các khiếm khuyết trên hàm răng của bé.
Do các thói quen xấu của trẻ
Những thói quen như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng khi ngủ,… của bé khi còn nhỏ. Tưởng rằng sẽ không gây nguy hại gì cho sức khỏe của bé. Lại là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng răng hô, móm, lệch lạc, thưa dễ dàng xảy đến với bé. Do những hành động này sẽ tác động trực tiếp đến cấu trúc răng mới được hình thành.
Để hạn chế tối đa tình trạng răng trẻ bị xô lệch trong tuổi mọc răng. Ba mẹ cần phải loại bỏ hoàn toàn các thói quen, tật xấu của bé. Như thói quen mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay, nghiến răng khi ngủ. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giảm được nguy cơ răng bé bị xô lệch.
Trong giai đoạn bé bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, ba mẹ nên theo dõi thường xuyên sự phát triển răng của bé. Để có hướng điều trị sớm nhất và đạt được kết quả cao nhất.
Thực tế, có những sai lệch rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Cũng có những sai lệch cần phải chụp x quang răng mới có thể phát hiện ra. Chính vì vậy đến nha khoa thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện ra sai lệch của bé sớm nhất. Và có phương án giải quyết tối ưu nhất cho tình trạng bé hiện tại.
Sai lệch răng ảnh hưởng thế nào đến trẻ?
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý, sự tự tin của trẻ
Khi bé còn nhỏ, khoảng từ 3 đến 4 tuổi. thì dường như khiếm khuyết răng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống. Nhưng khi bé lớn hơn một chút, khoảng từ 6 tuổi trở lên, răng sữa đã thay gần hết mà bé vẫn có khiếm khuyết răng, thì điều này sẽ dẫn đến sự ngại ngần khi giao tiếp.
Bé phát âm ngọng, không chuẩn
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khoảng trống trên răng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát âm của bé. Trong trường hợp trẻ gặp khiếm khuyết răng miệng. Thì khoảng trống này sẽ không đảm bảo. Từ đó, bé phát âm ngọng nhiều hơn. Các từ nói ra đều không chuẩn. Dù có rèn luyện cũng khó có thể đem đến hiệu quả như ý muốn.
Bé gặp khó khăn khi ăn uống
Những trẻ gặp khiếm khuyết răng thường gặp một số bất tiện khi ăn uống. Chẳng hạn đồ ăn mắc quá nhiều vào răng khi răng thưa. Hay các món ăn không được xé và nghiền nát vì răng mọc lệch lạc,… Nếu không có các biện pháp điều trị hợp lý, sức khỏe cơ thể của bé sẽ không thật sự tốt. Bé sụt cân, chán ăn và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng
Răng mọc lệch lạc, khiếm khuyết khiến việc vệ sinh răng hàng ngày của bé gặp khó khăn. Những vùng không được làm sạch triệt để xuất hiện vi khuẩn. Và chúng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý răng miệng. Như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng,…
-
Sai lệch răng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng xương hàm
Nếu bé phải sử dụng hàm răng sai lệch, khiếm khuyết trong một thời gian dài mà không được điều trị. Thì sai lệch khớp cắn là tất yếu. Có thể trước đó, bé đã bị sai khớp cắn rồi. Nhưng nó sẽ không dừng lại ở mức độ ban đầu. Mà sẽ tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí tác động tiêu cực lên xương hàm. Làm lệch khuôn mặt,…
Niềng răng cho trẻ có khắc phục được khiếm khuyết nói trên không?
Như đã đề cập đến ở phần trên, răng khiếm khuyết tác động rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy nên, ba mẹ cần có biện pháp khắc phục điều này. Và niềng răng là một trong số những giải pháp được đánh giá cao trong trường hợp này. Bởi:
- Niềng răng trẻ em là phương pháp chỉnh răng an toàn, hiệu quả
- Có thể giúp bé loại bỏ hoàn toàn các sai lệch trên hàm răng
- Giúp hạn chế sự xuất hiện của các bệnh lý răng miệng
- Thời gian đeo niềng phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý của bé
Mặc dù niềng răng có nhiều lợi ích, nhưng trước khi thực hiện, ba mẹ cần cân nhắc và có sự lựa chọn địa chỉ chỉnh nha uy tín. Bởi nếu chọn sai nha khoa niềng, toàn bộ hàm răng của bé sẽ bị ảnh hưởng rất lâu về sau.

Bên cạnh đó, độ tuổi niềng răng cũng là điều đáng quan tâm. Các chuyên gia khuyên rằng, tuổi niềng răng, chỉnh nha tốt nhất là từ 6 đến 12 tuổi. Không nên để bé niềng sớm hoặc muộn hơn độ tuổi này. Nếu không, kết quả điều trị cũng sẽ không được như ý.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc lựa chọn niềng răng bằng mắc cài cùng dây cung. Hay niềng răng bằng khay trong suốt tùy thuộc vào tình hình tài chính của gia đình mình.
Khi nào nên niềng răng cho trẻ?
Độ tuổi 6 – 9
6 đến 9 tuổi là độ tuổi bé đã bắt đầu thay răng sữa và răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Lúc này, cấu trúc của hàm đã tương đối ổn định. Nên có thể thực hiện niềng răng. Vậy nên, nếu phát hiện bất kỳ sự sai lệch nào trong hàm răng của bé. Bạn có thể đưa bé đến các cơ sở nha khoa để thực hiện niềng răng.
Tuy nhiên, do thời điểm này, cấu trúc răng của bé vẫn còn rất nhạy cảm. Nên ba mẹ không nên chọn những phương pháp niềng răng tác động lực quá lớn. Lựa chọn an toàn nhất trong trường hợp này là sử dụng hàm trainer.
Hàm trainer là một loại khí cụ chỉnh răng cho trẻ. Được làm chủ yếu từ nhựa silicon dẻo và trong suốt. Tác động lực vừa phải lên các răng và an toàn tuyệt đối với sức khỏe của bé. Chi phí cho hàm trainer dao động từ 1 đến 5 triệu đồng cho 1 bộ. Mức giá này được cho là phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dùng.
Xem thêm: Chi phí niềng răng trainer cho trẻ giá bao nhiêu?
Tiến sĩ – Bác sĩ Phú Hòa khám răng miễn phí cho học sinh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm:
Độ tuổi 9 – 12
9 đến 12 tuổi là độ tuổi các răng vĩnh viễn đang trong quá trình hoàn thiện. So với giai đoạn từ 6 đến 9 tuổi, thì giai đoạn này cấu trúc răng đã ổn định hơn. Vậy nên, có rất nhiều phương pháp niềng răng mà ba mẹ có thể lựa chọn cho bé. Ba mẹ có thể đưa bé đến các đơn vị nha khoa để lắng nghe sự tư vấn cụ thể của bác sĩ.
Hiện tại nha khoa áp dụng 2 phương pháp niềng răng chính là niềng răng mắc cài cố định và niềng răng tháo lắp bằng khay trong suốt.
Đối với niềng răng mắc cài
Loại mắc cài | Giá tiền (VNĐ) / 2 hàm |
Mắc cài kim loại thường | 20 – 35 triệu |
Mắc cài kim loại tự buộc | 35 – 45 triệu |
Mắc cài kim sứ thường | 40 – 50 triệu |
Mắc cài sứ tự buộc | 50 – 60 triệu |
Mắc cài pha lê | 40 – 45 triệu |
Mắc cài kim loại mặt trong | 80 – 150 triệu |
Đối với niềng răng tháo lắp bằng khay niềng
Loại khay niềng | Giá tiền (VNĐ) / ca |
Khay niềng trong suốt Invisalign | Từ 80 – 140 triệu đồng |
Khay niềng 3D Clear | Từ 60 – 100 triệu đồng |
Khay niềng Ecligner | Từ 55 – 70 triệu đồng |
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí thực hiện có thể thay đổi theo từng thời điểm và từng tình trạng sai lệch khác nhau.
Xem chi tiết: Bảng giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Tại sao niềng răng sớm cho trẻ lại là quyết định sáng suốt?
Niềng càng sớm hiệu quả càng cao
Thực tế đã chứng minh rằng việc cho trẻ niềng răng sớm sẽ đem đến hiệu quả chỉnh răng cực kỳ tốt. Do trong giai đoạn này, cấu trúc răng chưa ổn định nên có thể dễ dàng điều chỉnh và thay đổi theo hướng tích cực. Thời gian đeo niềng cũng được rút ngắn hơn rất nhiều. Mặt khác, niềng răng khi trẻ còn nhỏ sẽ không phải thực hiện nhổ răng. Vậy nên, sức khỏe răng miệng của bé cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Ngoài ra, các trường hợp niềng răng sớm cho trẻ cũng không cần phải đeo hàm duy trì sau niềng. Vì cấu trúc răng sau điều chỉnh đã được giữ ổn định nên chi phí niềng răng cũng được tiết kiệm hơn rất nhiều.
Niềng càng sớm càng ít đau
Khi trẻ còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển, thì xương hàm khá mềm, dễ uốn nắn. Nên quá trình thực hiện niềng răng sẽ dễ dàng và ít gây đau cho bé. Còn khi lớn và trưởng thành, niềng răng sẽ cần hỗ trợ của nhiều loại khí cụ hơn, hàm đã cứng nên cần lực tác động mạnh, quá trình di chuyển răng sẽ đau hơn.
Sai lệch được khắc phục sớm, bé tự tin hơn
Niềng răng sớm giúp khắc phục triệt để các sai lệch trong cấu trúc răng, giúp bé nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường. Sau niềng răng, bé phát âm chuẩn hơn, ăn nhai tốt hơn, ít gặp các bệnh lý răng miệng hơn. Bé sẽ khỏe mạnh và tự tin hơn với diện mạo của mình.
Những lưu ý khi niềng răng cho trẻ
Cùng bé vệ sinh răng mỗi ngày
Trẻ em khác với người lớn, các bé thường hay quên và không tỉ mỉ được ở việc vệ sinh răng miệng. Mặt khác, răng của trẻ em có độ khoáng hóa men răng không cao nên dễ bị sâu răng.
Do đó, cha mẹ phải giáo dục trẻ cách đánh răng kỹ lưỡng và thường xuyên theo dõi việc làm sạch răng của con trong quá trình gắn mắc cài. Vì nếu không làm sạch kỹ thì bề mặt răng rất dễ bị sâu.
Sâu răng ở trẻ đang niềng là một vấn đề nghiêm trọng, vì men răng của trẻ nhạy cảm với sâu răng, quá trình niềng mắc cài khiến bác sĩ khó phát hiện tình trạng này, sâu răng ở trẻ lại tiến triển rất nhanh, nên nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng tới quá trình niềng.
Cùng bé vệ sinh răng, chăm sóc răng mỗi ngày không chỉ giúp bé hình thành những thói quen tốt mà còn giúp tình cảm gia đình trở nên tốt hơn. Vậy nên, dù bận rộn thế nào, ba mẹ cũng nên sắp xếp thời gian để vệ sinh răng cùng bé nhé.
Nếu có điều kiện kinh tế tốt hơn, cha mẹ có thể tham khảo cho con niềng răng bằng khay niềng Invisalign để có thể vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học
Thời gian đầu khi niềng răng, các bé có thể ăn uống khó khăn hơn do bị đau, chưa quen với khí cụ trong hàm, do đó cha mẹ nên chế biến thức ăn mềm, dễ nhai mà vẫn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé. Tránh ăn đồ ngọt, dai dính, cứng. Không nên để bé nhịn ăn, để tránh gây ra tình trạng mệt mỏi, suy dinh dưỡng. Mặt khác, ăn thiếu chất còn khiến cho tốc độ dịch chuyển của mắc cài chậm hơn, kéo dài thời gian niềng răng.
Mong rằng những thông tin vừa rồi về niềng răng cho trẻ đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Đặt lịch thăm khám tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa ngay hôm nay để có câu trả lời chính xác cho những thắc mắc của mình, bạn nhé!