30 tuổi bị đau răng phía trong có phải do răng khôn không
Những chiếc răng khôn thực tế là nỗi lo của rất nhiều người – chưa mọc lo và bắt đầu có dấu hiệu mọc càng đáng lo hơn. Thực tế, những chiếc răng khôn thường mọc trong độ tuổi 18-25. Một số ít các trường hợp không mọc, hoặc răng khôn mọc thẳng, số ít mọc rất muộn. Vậy trường hợp 30 tuổi bị đau răng phía trong có phải do răng khôn không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
30 tuổi liệu có mọc răng khôn không
Răng khôn mất một khoảng thời gian rất lâu ủ mình trong cung hàm. Khác với những chiếc răng khác đã hoàn thiện và ổn định trước khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành, răng khôn xuất hiện khá muộn và gây biến chứng đau nhức. Ở nhiều người, dù đã qua 25 nhưng không hề có dấu hiệu mọc răng khôn. Trong khi đó, nhiều người khác, vài năm sau đó mới thấy xuất hiện hiện tượng đau nhức răng phía trong, nghi ngờ do mọc răng khôn. Như vậy, răng khôn vẫn hoàn toàn có thể ghé thăm khi bạn 30 tuổi.
☛ Thắc mắc: 25 tuổi chưa mọc răng khôn có sao không?
Phát hiện mọc răng khôn dựa theo những dấu hiệu sau đây:
- Cảm giác đau nhức, hơi nhói và khó chịu ở phần trong cùng của hàm. Cơn đau có thể liên tục hoặc theo từng đợt. Khi răng khôn bắt đầu trồi ra khỏi lớp nướu, dấu hiệu sớm nhất là đau nhức vùng lợi phía trong cùng cung hàm, nơi răng khôn đang nhú lên. Trường hợp răng mọc lệch, cảm giác đau sẽ lan sang phần răng liền cạnh. Bởi khi đó, răng khôn lệch gây chen lấn, tác động đến cấu trúc răng số 7 bên cạnh khiến vùng đau nhức rộng hơn, cảm giác đau càng khó chịu và nặng nề hơn. Răng số 8 có thời gian mọc kéo dài, tình trạng đau diễn ra theo từng đợt. Răng càng mọc lệch nhiều thì càng đau và nguy cơ biến chứng càng cao.
- Sưng tấy vùng lợi. Dù ở độ tuổi 18-25 hay đã ngoài 30 tuổi, dấu hiện dễ nhận biết nhất khi mọc răng khôn là hiện tựng sưng lợi. Khi đã trưởng thành, cấu trúc hàm ổn định và tương đối vững chắc, ổ xương hàm đã chắc chắc, lớp mô mềm (lợi) dày dặn. Chính vì thế, khi răng khôn trồi lên sẽ thúc đẩy lớp mô mềm căng, giãn và phồng lên, gây sưng lợi, có thể cảm nhận và quan sát được bằng mắt thường.
- Hàm căng cứng, cử động kém linh hoạt. Khi răng khôn xuất hiện, bạn sẽ có cảm giác khó chịu, nặng nề, hàm căng, ăn nhai gặp nhiều vấn đề.
- Thân nhiệt tăng cao hơn bình thường. Một biểu hiện khác khi mọc răng khôn đó là thân nhiệt tăng cao hơn mức bình thường, gây sốt nhẹ. Tình trạng hàm đau nhức, sưng tấy càng làm cho cơ thể mệt mỏi, biểu hiện như khi bị sốt. Điều này sẽ biến mất khi răng khôn đã mọc hoàn chỉnh.
☛ Chi tiết tại: 9 dấu hiệu mọc răng khôn bạn cần biết
Những lưu ý khi xuất hiện dấu hiệu đau nhức nghi mọc răng khôn
Khi có những dấu hiệu như đau răng phía trong, đau nhức vùng lợi nghi do mọc răng khôn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Cẩn trọng trong chế độ ăn. Tránh xa các đồ ăn cay nóng, những đồ ăn có tính nóng cao, dễ làm mưng lợi như xôi, thịt gà… Ngoài ra, cần tránh nhai thức ăn quá cứng sẽ khiến tổn thương vùng lợi đang sưng, gây viêm nhiễm.
- Nên ăn những thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu, chú ý đến cách thức chế biến thực phẩm.
- Để ý nhiều hơn đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm tre sắc và cứng có thể khiến chảy máu chân răng, súc miệng với nước muối loãng làm giảm nguy cơ viêm lợi, hôi miệng.
- Nếu cơn đau quá nặng và bạn chưa kịp đến bác sĩ, hãy áp dụng một số cách giảm đau ngay tại nhà như ngậm nước muối nóng, chườm đá… Sau đó nhanh chóng đến bác sĩ để điều trị tránh đau nhức kéo dài gây viêm nhiễm.
- Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, không gây nguy hại, bạn có thể đối phó với hiện tượng đau tạm thời bằng việc uống thuốc giảm đau theo đơn, một vài mẹo nhỏ như bấm vào huyệt bàn tay… (☛ Xem thêm: Có nên nhổ răng khôn mọc thẳng không?)
- Trường hợp răng khôn mọc lệch gây sưng đau kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhổ bỏ, tránh làm liên đới tới răng liền cạnh.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến số hotline nha khoa Phú Hòa: 096.209.1063 hoặc đến trực tiếp các địa chỉ của nha khoa để thăm khám và tư vấn.
Nhanh tay ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE để được bác sĩ Phú Hòa tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến răng khôn nhé!