Nhiều chị em phụ nữ muốn kết hợp phun môi thẩm mỹ trong quá trình niềng răng nhưng lại sợ đau và ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Vậy, thực tế hai kỹ thuật này có gây ảnh hưởng đến nhau hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
1. Đang niềng răng có được phun môi không?
Câu trả lời là: Có.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ sử dụng bộ khí cụ nha khoa chuyên dụng như: hệ thống mắc cài, dây cung, dây thun hoặc khay niềng để điều chỉnh vị trí của răng và hàm. Trong khi đó, phun môi là kỹ thuật sử dụng máy phun với đầu kim nhỏ để đưa mực xăm vào lớp thượng bì trên da.

Như vậy, mục đích và vị trí tác động của hai kỹ thuật này khác nhau nên phun môi trong khi niềng răng là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc làm này không được các bác sĩ nha khoa khuyến khích bởi những lý do sau:
Tăng cảm giác đau nhức, khó chịu
Mặc dù đã được ủ tê trước khi phun môi nhưng đa số mọi người đều vẫn cảm thấy đau trong quá trình phun môi. Bên cạnh đó, thao tác tỳ tay và di đầu kim trên môi của kỹ thuật viên phun xăm có thể tạo lực lên hàm niềng, tăng cảm giác đau nhức, khó chịu.
Cản trở quá trình vệ sinh răng miệng
Thông thường, trong suốt 24h sau khi phun môi, bạn được khuyên tránh để môi tiếp xúc với nước. Trong 3 – 5 ngày tiếp theo, việc sử dụng nước cũng cần được hạn chế tối đa để giúp tổn thương trên môi phục hồi và hỗ trợ quá trình lên màu môi.

Trong khi đó, vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng rất quan trọng. Yêu cầu hạn chế tiếp xúc với nước khiến việc vệ sinh răng miệng bị gián đoạn, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng và làm tổn hại khí cụ niềng răng. Mặt khác, môi sau khi phun xăm thường bị sưng đau nên sẽ khó mở rộng để thực hiện vệ sinh sạch sẽ như bình thường.
Tăng nguy cơ bội nhiễm
Về bản chất, phun xăm tạo ra các tổn thương vi điểm trên môi. Vậy nên, sau quá trình phun xăm nếu bạn vẫn giữ thói quen vệ sinh răng miệng bình thường, môi liên tục tiếp xúc với nước, hóa chất làm sạch khiến tổn thương khó lành, tăng nguy cơ bội nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình lên màu môi.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi niềng răng, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân của mình nên lựa chọn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu. Trong khi đó, các chuyên viên phun xăm cũng yêu cầu bạn cần kiêng một số thực phẩm trong vòng 1 tháng để vết thương mau lành và môi lên màu đẹp.
Hai chế độ kiêng khem kết hợp với nhau làm giảm sự đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng. Điều này có thể khiến bạn sút cân nhiều hơn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
2. Phun môi khi đang niềng răng cần lưu ý điều gì?
Nếu vì một số lý do cá nhân bạn vẫn quyết định phun môi khi đang niềng răng, hãy lưu ý một số điều dưới đây để có được hiệu quả tốt nhất:
- Ăn đồ lỏng trong 3 – 5 ngày: Trong những ngày đầu sau phun môi, bạn chỉ nên ăn đồ lỏng để hạn chế thức ăn ứ đọng trong khoang miệng, kẽ răng và khe mắc cài.
- Tối giản vệ sinh răng miệng trong 3 – 5 ngày: Vì ăn đồ lỏng nên bạn có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sau đó dùng nước súc miệng để loại bỏ cặn thức ăn.
- Sử dụng thuốc: Để phòng bội nhiễm sau phun môi và giảm cảm giác đau nhức trên răng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng virus, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Cân đối dinh dưỡng: Sau khi môi phun đã lành, bạn cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất, bảo đảm cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.
- Khôi phục quy trình vệ sinh răng miệng: Gồm đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng như: đánh răng, chỉ nha khoa, súc miệng,… để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.

3. Câu hỏi thường gặp
Ngoài vấn đề phun môi, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong quá trình niềng răng.
3.1 Niềng răng có tẩy trắng được không?
Bạn nên đợi sau khi niềng răng xong, xương răng và lợi thích nghi tốt với nhau thì mới nên tẩy trắng, ít nhất là 3 tháng sau khi niềng.

3.2 Niềng răng có mang thai được không?
Câu trả lời là: Có. Niềng răng không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và mang thai. Trong thời gian niềng răng, người bệnh cũng ít khi phải sử dụng những loại thuốc đặc biệt, gây nguy hiểm cho thai nhi. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể mang thai khi niềng răng. Tuy nhiên, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng của mình để có những điều chỉnh phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Niềng răng có đi bộ đội được không?
3.3 Niềng răng có nâng mũi được không?
Đáp án là: Có. Cấu trúc mũi hoàn toàn tách biệt với răng và hàm. Quá trình niềng răng cũng không tác động đến mũi. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thực hiện phẫu thuật nâng mũi ngay trong khi niềng răng.

3.4 Niềng răng có phẫu thuật gọt hàm được không?
Đáp án là: Không nên. Về bản chất, niềng răng không ảnh hưởng gì đến phẫu thuật gọt hàm. Tuy nhiên, sau khi niềng răng, dáng cằm, hàm thường sẽ có những thay đổi nhất định. Vì vậy, phẫu thuật gọt hàm ngay trong khi niềng răng có thể ảnh hưởng đến dáng hàm cuối cùng.
3.5 Niềng răng có trồng răng implant được không?
Thông thường, việc trồng implant sẽ được thực hiện sau khi quá trình niềng răng hoàn tất. Niềng răng sẽ tạo ra một khoảng trống đủ rộng để cắm implant tại vị trí răng mất.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: Niềng răng có phun môi được không? Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn để nhanh chóng tìm lại nụ cười hoàn hảo, tự tin.