Răng đã lấy tủy có niềng được không? Cần chú ý điều gì?
Phần đông người đã từng điều trị tủy răng khi có nhu cầu niềng răng thường lo lắng ảnh hưởng của răng đã lấy tủy đến kết quả niềng răng cuối cùng. Vậy răng đã lấy tủy có niềng được không? Cần chú ý điều gì? Hãy để Nha khoa Quốc tế Phú Hòa giải đáp cho bạn câu hỏi trên.
Mục lục
1.Răng đã lấy tủy khác gì răng thường?
Tủy răng là tổ chức liên kết nằm ở lớp trong cùng của răng bao gồm dây thần kinh, mạch máu, các tế bào chuyên biệt và mô liên kết. Tủy răng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho răng, giúp nuôi sống răng của bạn.
Tủy răng được bảo vệ bởi ngà răng và men răng. Viêm tủy thường do sâu răng hoặc vết nứt gây lỗ khiến vi khuẩn xâm nhập. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm sẽ trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể cần điều trị nội nha bằng cách lấy tủy.

Tủy răng có chức năng nuôi sống răng, vì vậy khi răng đã lấy tủy sẽ được coi là răng chết. Khi đó, răng đã lấy tủy sẽ có những điểm khác biệt so với răng thường như sau:
- Răng không có cảm giác với nhiệt độ, thức ăn và các lực tác động từ bên ngoài
- Răng lấy tủy sau khoảng 1 năm sẽ xảy ra tình trạng sừng hóa khiến răng giòn, dễ vỡ hơn
- Răng đã lấy tủy không trắng sáng như răng thường
Đọc thêm: Điều trị tủy răng mất bao lâu?
2.Răng đã lấy tủy trưởng hợp nào có thể niềng được?
Cấu trúc của răng sau khi lấy tủy sẽ có sự khác biệt so với răng thường. Điểm có thể dễ nhận biết nhất là răng sẽ yếu hơn, dễ lung lay và dễ vỡ hơn. Mà niềng răng là việc sử dụng các khí cụ để kéo răng về đúng vị trí cân đối trên cung hàm. Lúc này, để biết được răng đã lấy tủy có niềng được không còn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của chiếc răng đó.
Nếu răng đã lấy tủy còn khỏe mạnh, đặc biệt không mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu cũng như chịu được lực tác động khi kéo răng trong quá trình niềng răng thì bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng cho bạn.
Đa phần các trường hợp lấy tủy răng đều được bác sĩ tư vấn bọc răng sứ bên ngoài để bảo vệ răng. Trường hợp răng đã bọc răng sứ thì việc niềng răng rất khó bởi quá trình kéo răng có thể sẽ khiến mão sứ bị vỡ. Nếu bạn vẫn muốn niềng răng thì có thể đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn như tháo mão răng sứ để thực hiện niềng răng trước. Tuy nhiên sẽ phát sinh thêm một số chi phí nên bạn cần chú ý hỏi kỹ trước khi thực hiện.
Hỏi đáp thêm: Bị gãy răng có niềng được không?
3.Niềng răng đã lấy tủy cần lưu ý điều gì?
Do răng đã lấy tủy sẽ yếu hơn răng thường rất nhiều, vì vậy quá trình niềng răng bạn cần lưy ý nhiều vấn đề như sau:
3.1 Chăm sóc, vệ sinh
Trong suốt quá trình niềng răng, việc vệ sinh đóng vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo quá trình niềng thuận lợi và hàm răng chắc khỏe sau này. Việc vệ sinh răng lúc này sẽ mất nhiều thời gian hơn so với bình thường.
Bạn nên sử dụng bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải thuôn nhỏ để dễ dàng luồn sâu được vào bên trong. Nếu có điều kiện có thể sử dụng bàn chải điện, tuy nhiên khi chải phần mắc cài thì vẫn nên sử dụng bàn chải thường.
Nên chải răng 2-3 lần một ngày sau mỗi bữa ăn, chú ý chải nhẹ ở phần mắc cài để lấy hết thức ăn mắc vào. Chú ý nên chải cả phần lưỡi vì đây là nơi vi khuẩn tập trung chủ yếu trong khoang miệng.
Sau khi chải răng, bạn cần dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng, và phần mắc cài. Nếu có điều kiện, dùng tăm nước sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch hơn. Và cuối cùng kết thúc là sử dụng nước súc miệng để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
Tham khảo: 9 loại bàn chải chất lượng cho người niềng răng

3.2 Chế độ ăn uống
Đối với răng đã lấy tủy, khi niềng răng bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, bao gồm:
- Không nên ăn đồ ăn quá cứng, hạn chế cắn bằng răng đã lấy tủy đề phòng trường hợp răng bị vỡ.
- Có thể dùng kéo để cắt nhỏ thức ăn, giúp bạn nhai nuốt dễ dàng hơn.
- Không nên ăn đồ ăn dính như kẹo cao su, kẹo dẻo, xôi nếp, các loại hạt. Những loại thực phẩm này sẽ khiến bạn khó vệ sinh răng miệng.
- Nên uống nhiều nước trong quá trình niềng răng. Bổ sung các loại vitamin D, canxi và sắt giúp nướu răng phát triển ổn định.
3.3 Thăm khám định kỳ
Răng sau khi lấy tủy dễ bị tổn thương hơn nên trong suốt quá trình niềng, bạn cần đi thăm khám định kỳ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt nếu nhận thấy răng có dấu hiệu vỡ, nứt cần thông báo với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Phần răng đã lấy tủy sau khi niềng sẽ có màu sắc xỉn hơn so với các răng còn lại. Bác sĩ sẽ tư vấn bạn khắc phục bằng cách lắp mão sứ sau khi kết thúc quá trình niềng răng.
Xem thêm: 12 lưu ý quan trọng khi chỉnh nha nâng cấp nụ cười
Nếu lo lắng răng đã lấy tủy khiến kết quả niềng răng không được như ý, hãy liên hệ với Nha khoa Quốc tế Phú Hòa để được các chuyên gia hàng đầu về Răng Hàm Mặt tư vấn thêm cho bạn nhé!
Tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/tooth-pulp
- https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/21759-root-canal
- https://www.markhamorthodontics.com/can-i-wear-braces-over-root-canal-treated-teeth/
- https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/viet-nam-hien-co-hon-90-nguoi-co-benh-ve-rang-mieng