Cắm vít niềng răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả
Trong một số trường hợp răng bị sai lệch nặng, bác sĩ chỉnh nha cần tới sự hỗ trợ của vít niềng răng (minivis) để nắn chỉnh các răng trở về đúng vị trí mong muốn theo phác đồ điều trị. Tuy vậy, nhiều người còn lo ngại trước khi thực hiện thủ thuật này vì sợ đau hay sợ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực sau đó. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
Mục lục
1. Trường hợp nào cần cắm vít niềng răng?
Hiện nay, vít chỉnh nha được sử dụng rất phổ biến, loại khí cụ này là một cuộc cách mạng trong chuyên ngành nắn chỉnh răng.
Trước khi không có vít chỉnh nha, bác sĩ phải tạo hệ thống lực và khí cụ cồng kềnh để tăng lực kéo cho răng, nhưng hệ thống này rất khó kiểm soát. Ngày nay, khi có vít chỉnh nha, quá trình nắn chỉnh răng dễ dàng hơn.
Minivis cấu tạo theo hình xoắn ốc, được làm từ vật liệu titanium, nó có đường kính từ 1.4 – 2mm, chiều dài từ 6 – 12mm. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ dùng kích thước khác nhau.
Bác sĩ sẽ đặt minivis vào xương hàm của bạn để tạo một điểm neo chặn cố định nhằm di chuyển răng về vị trí mong muốn, rút ngắn thời gian điều trị (tới khoảng 6 tháng). Hơn thế sự tác động của các mini vít lại không ảnh hưởng hay tác động xấu tới lợi, nướu và mô miệng hay các răng khác xung quanh,…
Vị trí đặt minivis phụ thuộc vào mục đích di chuyển răng và việc đặt minivis sẽ hạn chế được những di chuyển răng không mong muốn. Vậy những trường hợp nào cần cắm vít khi niềng răng:
Trường hợp 1: răng hô vẩu, khớp cắn sâu, cười hở lợi, răng hàm bị chồi. Các bác sĩ thường cắm vít để đánh lún răng cửa hàm trên/ dưới hoặc đánh lún răng hàm.
Trường hợp 2: Răng khấp khểnh nhiều, bác sĩ phải nhổ răng cối nhỏ (thường là răng 4, 5), bác sĩ phải bắt vít để kéo các răng đóng khoảng trống do nhổ răng.
Trường hợp 3: Răng đã đều nhưng vẫn hơi hô thì bác sĩ dùng minivis để di xa toàn bộ hàm răng ra phía sau để dàn cho răng thẳng đều, góc nhìn nghiêng đẹp hơn.
Trường hợp 4: Khi xương hàm quá cứng, việc di chuyển răng đến vị trí mong muốn khó khăn thì bác sĩ thường dùng minivis để châm viên để tăng lực kéo giúp cho việc di chuyển các răng dễ dàng hơn.
2. Cắm vít niềng răng có đau không?
Trước khi thực hiện, bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành gây tê cục bộ vị trí bắt vít. Thao tác bắt vít diễn ra nhanh chóng chỉ từ 30s đến 1 phút. Vì vậy, các bạn sẽ không cảm thấy đau, mà chỉ có cảm giác tê. Khi hết thuốc tê ít bạn sẽ cảm thấy hơi đau, nhưng nó sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất trong vòng vài ngày.
Việc cắm vít có thể làm rách niêm mạc hoặc rỉ máu (rất ít), tình trạng này thường hết ngay lập tức sau khi hoàn thành thủ thuật hoặc sau 1h.
Bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau. Nên các bạn hoàn toàn yên tâm, không sợ đau nhé! Bên cạnh đó một yếu tố quan trọng giúp bạn không cảm thấy đau, hay đau ít, đó chính là nhờ vào kỹ thuật cắm của các bác sĩ chỉnh nha. Trường hợp mà bác sĩ không đủ chuyên môn, kinh nghiệm cắm phải chân răng thì sẽ rất đau nhức.
Cấy vít có thể tồn tại suốt trong quá trình chỉnh nha, nhưng nó chỉ cắm ở mức độ nông và không tích hợp vào xương hàm vĩnh viễn như trồng răng implant. Sau khi đạt được hiệu quả nắn chỉnh mong muốn, bác sĩ sẽ tháo vít ra. Thủ thuật này cũng hết sức đơn giản và không gây đau đớn.
Hỏi thêm: Tháo mắc cài niềng răng có đau không?
3. Cắm vít niềng răng có nguy hiểm không?
Cấy vít là thủ thuật đơn giản trong niềng răng và rất an toàn, các biến chứng sau khi bắt vít không quá nghiêm trọng và cũng rất hiếm khi xảy ra.
Nhiễm trùng vị trí cắm minivis là vấn đề hay gặp nhất trong số những ảnh hưởng này (tất nhiên nó chỉ xảy ra với tỷ lệ rất nhỏ). Nhiễm trùng vùng cắm minivis thường là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Ngoài ra, sử dụng chân vít kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ bị sưng viêm, nhiễm trùng hay đào thải. Do đó, trước khi thực hiện bạn phương pháp này các bạn cần phải lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn.
Cắm minivis không gây ảnh hưởng tới dây thần kinh như nhiều người vẫn nghĩ vì nó chỉ cắm vào vùng xương xốp nằm ngoài chân răng, trong xương xốp không có hệ thống dây thần kinh mạch máu của răng. Phía mô mềm trong lợi chỉ chứa các mạch máu nhỏ.
Trong một vài trường hợp, vít niềng răng có thể bị lỏng lẻo hoặc rơi ra sau một thời gian cắm vào chân răng (tỷ lệ dưới 5%), vấn đề này thường là do viêm nhiễm mô mềm hay bác sĩ thực hiện thao tác bắt vít chưa chuẩn. Nên nếu vít có rơi, bạn cần bình tĩnh, đến bác sĩ chỉnh nha để bác sĩ tính toán vị trí cấy mới để neo chặn tốt hơn.
4. Cách giảm đau sau khi cắm vít niềng răng
Uống thuốc giảm đau
Sau khi về nhà, bạn có thể sẽ thấy hơi đau do tác dụng của thuốc tế đã hết. Tuy nhiên, cảm giác đau này rất nhẹ mà không cần dùng thuốc giảm đau. Nhưng nếu cơn đau không chịu được thì bạn nên dùng thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ đã kê sẵn.
Sau ngày đầu tiên, mặc dù đã dùng thuốc giảm đau nhưng cảm giác đau buốt vẫn còn nhiều và khó chịu thì bạn nên liên hệ bác sĩ chỉnh nha để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Chườm lạnh
Nếu cảm thấy đau bạn có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà đơn giản như bọc đá lạnh vào khăn và chườm bên ngoài vùng má gần chỗ cắm vít. Bạn nên chườm 10 phút và nghỉ 10 phút.
Ăn đồ mềm nguội
Trong ngày đầu tiên sau khi cắm vít, bạn nên ăn thức ăn mềm, nguội, dễ nhai để tránh tác động nhiều lực vào hàm khiến vị trí cắm vít bị đau.
5. Lời dặn của bác sĩ chỉnh nha sau khi cắm vít niềng răng
- Không được đẩy đầu bàn chải vào vít vì gây đau và làm lung lay vít.
- Không cọ lông bàn chải vào vít quá nhiều vì gây đau hoặc làm tổn thương niêm mạc quanh khu bắt vít.
- Việc dùng bàn chải điện với cơ chế rung liên tục, nếu tác động vào vít, có thể tạo ra các vi dịch chuyển làm cho vít lung lay dần rơi ra khỏi miệng.
- Động tác chải răng cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, bạn nên vệ sinh đầu vít sạch sẽ, nên tẩm nước muối sinh lý vào tăm bông và lau sạch vị trí bắt vít.
- Bên cạnh việc chăm sóc răng khi niềng, bạn cũng cần chăm sóc minivis. Do đó, trước khi đi ngủ, bạn nên súc miệng nước ngủ để hạn chế vi khuẩn gây viêm nhiễm, đồng thời giúp giấc ngủ dễ chịu hơn.
- Về chế độ ăn uống, bạn nên tránh các thức ăn dai dính, các loại rau dễ dắt răng, vì nó có thể quấn vào đầu vít, lấy ra không cẩn thận sẽ làm tổn thương cho vùng niêm mạc xung quanh hoặc làm gẫy vít.
- Cũng cần hạn chế thói quen xấu như nhai đồ cứng, siết chặt răng tạo các xung động khiến vít dễ lỏng lẻo, không chơi các bộ môn thể thao nguy hiểm để tránh tác động lực mạnh va đập vào vùng đầu vít.
- Nếu thấy sưng nề, đỏ tại vùng niêm mạc cắm vít, kiểm tra lại nếu vít còn chắc thì không cần lo lắng, nếu thấy vít lỏng lẻo, không còn liên kết tốt với xương hàm thì cần liên hệ với bác sĩ để gắn lại vít mới.
- Vị trí gắn vít có thể gây cọ vào môi má và làm loét miệng, do đó thì bạn nên sử dụng sáp nha khoa để giảm thiểu tình trạng này, đồng thời sử dụng thuốc bôi giảm nhiệt miệng để vết loét lành nhanh hơn.
Như vậy, trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về việc cắm vít niềng răng có đau không và lời quan trọng của bác sĩ khi bạncắm vít niềng răng. Để đọc thêm các lưu ý khác về niềng răng, mời bạn theo dõi bài viết này.
Tại Nha Khoa Quốc Tế Phú Hòa, bạn sẽ được các bác sĩ với tay nghề chuyên sâu chuyên về chỉnh nha thăm khám và thực hiện kĩ thuật trên. Những thiết bị hiện đại cũng được nha khoa đầu tư đồng bộ. Chính vì thế bạn không cần phải quá lo lắng nhé.
Để được tư vấn kỹ hơn các vấn đề về niềng răng bạn có thể nhập thông tin TẠI ĐÂY.