Răng hàm là một cấu trúc gồm sự kết hợp và liên kết của nhiều răng, mỗi răng nằm ở một vị trí nhất định và đảm nhận những chức năng quan trọng. Vậy răng số 4 đảm nhận chức năng gì? Mất răng số 4 để lại những ảnh hưởng gì và có thể áp dụng phương pháp phục hình nào? Nếu bạn đang tìm hiểu về chủ đề này, nhất định phải đọc bài viết sau đây của Nha khoa Quốc tế Phú Hòa!
Vị trí và chức năng răng số 4
Răng số 4 hay còn có tên gọi khác là răng tiền hàm thứ nhất, là loại răng cối nằm trong nhóm răng hàm nhỏ. Răng nằm ở bên cạnh răng nanh, ở vị trí thứ 4 đếm từ răng cửa thứ nhất vào. Hàm răng của người trưởng thành thường bao gồm bốn chiếc răng số 4, hai chiếc ở hai bên hàm bao gồm cả hàm trên và hàm dưới.
Răng số 4 có hình dạng tựa như một ngọn giáo với phần mũ răng sắc nhọn và các mặt quanh sắc bén. Ngoại hình này giúp răng thực hiện tối ưu chức năng cắn xé cũng như nghiền nát thức ăn. Ngoài ra, do nằm ở vị trí tương đối dễ thấy, răng số 4 còn đóng vai trò thẩm mỹ, nâng đỡ các nhóm cơ mặt và góp phần hoàn thiện khả năng phát âm.
Về cơ bản, cấu tạo của răng số 4 tương tự như những chiếc răng khác gồm thân răng, cổ răng, chân răng. Bên trong răng có men răng, ngà răng và tủy răng.
Hậu quả của việc mất răng số 4
Thực hiện nhiều chức năng quan trọng như chức năng ăn nhai, hỗ trợ phát âm, hoàn thiện thẩm mỹ, hàm răng là một bộ phận không thể thiếu đối với cơ thể con người. Chính vì thế, mất một chiếc răng nào trong hàm cũng ít nhiều gây nên những tác động tiêu cực lên chúng ta, bao gồm cả răng số 4.
Hạn chế chức năng ăn nhai
Răng số 4 chỉ là răng tiền hàm nhỏ, không nắm vai trò chính trong chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, nó có chức năng hỗ trợ các răng khác trong việc nhai nghiền thức ăn, đặt biệt là răng số 6 và số 7. Vì vậy, mất răng số 4 làm giảm chức năng ăn nhai.
Khi chức năng ăn nhai bị suy giảm, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn, gây nên các bệnh như khó tiêu, táo bón,… Những bệnh về đường tiêu hóa có thể là gánh nặng cho người bệnh, khiến họ thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tiều tụy, ảnh hưởng tới đời sống.
Tác động đến các răng bên cạnh
Khi mất răng số 4, các răng hai bên có xu hướng “xích lại gần nhau”. Việc này có thể khiến răng suy yếu và lệch khớp cắn nghiêm trọng. Hơn thế, các kẽ hở giữa các răng cũng hình thành, làm tăng khả năng mắc thức ăn thừa, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Khi này, bạn sẽ rất khó tránh khỏi các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng…
Tiêu xương hàm
Mất răng số 4 khiến vùng răng hàm bị mất đi lực tác động trong quá trình ăn nhai. Về lâu dài tình trạng này sẽ dẫn đến tiêu xương hàm, tức là vùng xương chân răng dần dần tiêu biến. Đây là một bệnh về răng miệng vô cùng nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng thẩm mỹ
Do nằm ở vị trí ở giữa khung hàm, tương đối dễ thấy khi cười lên. Mất răng số 4 gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, làm cho nụ cười không còn hoàn thiện. Mất đi một nụ cười đẹp khiến cho người bị mất răng nảy sinh cảm giác tự ti, sợ cười, gây trở ngại về giao tiếp cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày. Lâu dần gây ra những tác động xấu đến tâm lý.
Tiêu xương hàm gây lão hóa sớm
Một trong những hậu quả của việc mất răng số 4 là gây tiêu biến xương. Xương hàm bị tiêu biến làm mất đi sự nâng đỡ của các nhóm cơ. Răng số 4 do nằm ở vị trí gò má nên sẽ việc mất răng kéo theo vùng da ở má bị chảy xệ, khuôn mặt bị già nua hơn hẳn so với những người cùng tuổi. Các nếp nhăn dần xuất hiện nhiều và làn da không còn sự căng mịn vốn có.
Tình trạng đau mỏi vai gáy
Răng được điều khiển bởi hệ thống tủy xương cùng với dây thần kinh. Bởi vậy, mất răng cũng phần nào tác động tiêu cực lên các dây thần kinh gây ra tình trạng đau đầu. Mất đi răng số ở vị trí số 4 làm lệch khớp cắn, tiêu xương hàm khiến cho các dây thần kinh ngày càng sát với niêm mạc hơn. Tình trạng này dẫn đến bệnh loạn năng khớp thái dương hàm. Đây cũng là nguyên nhân chính của các cơn đau đầu, tai, hàm và cổ.
Các giải pháp phục hình mất răng số 4
Mất răng số 4 gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh nên cần phải có những biện pháp phục hình kịp thời để hạn chế những biến chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Hiện nay với nền khoa học công nghệ phát triển, có nhiều lựa chọn cho người bị mất răng để có được hàm răng bình thường. Trong đó phổ biến là ba phương pháp trồng răng implant, làm cầu răng sứ và niềng răng.
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình khá phổ biến, được nhiều người lựa chọn ngày nay. Làm cầu răng sứ đúng như tên gọi của nó, hoạt động tựa như một chiếc cầu bắt qua sông. Các bác sĩ sẽ mài cùi hai răng bên cạnh tạo thành trụ cầu, là điểm tựa để bắt cầu răng sứ qua. Mão răng sứ gắn lên hai răng vừa được mài, ở giữa là răng 4 giả gọi là nhịp cầu.
Ưu điểm
- Không tốn quá nhiều thời gian để hoàn thiện, tiện lợi hơn so với các phương pháp khác.
- Phục hồi tốt chức năng ăn nhai, cho được cảm giác tự nhiên như răng thật khi ăn nhai.
- Về mặt thẩm mỹ, cầu răng sứ có hình dáng cấu tạo linh hoạt, được thiết lập sao cho phù hợp, đồng bộ với các răng còn lại trong hàm. Cơ bản, răng giả lắp vào không khác gì răng thường, giúp bạn tự tin nở nụ cười.
- Khá bền, thời gian dao động trong 7-10 năm nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt.
- Góp phần vào việc phục hồi các chức năng của răng, ngăn chặn tình trạng xô lệch, xê dịch của những răng bên cạnh. Từ đó, hạn chế các bệnh bị gây ra bởi việc mất răng số 4 như loạn năng khớp, đau đầu…
- Chi phí làm cầu răng sứ tương đối rẻ.
Hạn chế
- Do phải mài mòn hai răng số 4 và số 5 để có thể gắn mão làm trụ cầu nên khiến cho hai răng này bị yếu đi, dễ lung lay và nghiêm trọng hơn là mất mất răng.
- Vẫn không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm do chỉ thay thế vào phần thân răng mà không giải quyết từ xương răng ở dưới.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh, đặc biệt là phần dưới cẩu răng.
- Trong trường hợp răng trụ bị hỏng, bắt buộc phải nhổ cả răng trụ mới phục hình lại được.
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp giúp dịch chuyển các răng trên cung hàm bằng những khí cụ nha khoa như mắc cài hoặc khay niềng, mang lại một hàm răng chuẩn chỉnh. Phương pháp này sẽ giúp người mất răng điều chỉnh hàm răng mà không cần phải sử dụng răng giả.
Nói chung, trong các ca chỉnh nha, đối với vòm hàm quá hẹp, để nới rộng khoảng cách di chuyển giữa các răng, bên cạnh các phương án như cắt kẽ, di xa, hay nong hàm, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Răng số 4, 5 là các răng tiền hàm nhỏ, chức năng nhai ít hơn răng cố 6, 7 nên thường được chỉ định nhổ để niềng răng.
Nếu bạn đã bị mất răng số 4, trên hàm còn nhiều vấn đề về khớp cắn cần nắn chỉnh thì bạn nên niềng răng để có một nụ cười mới đẹp hơn, cùng chức năng ăn nhai tốt hơn. Răng số 4 mất đã lâu năm thì không thể niềng răng được, do vị trí này đã tiêu xương hàm, không đủ xương để đảm bảo cho quá trình di chuyển răng. Do đó, để biết chính xác được bạn có phù hợp để niềng răng hay không thì cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chỉnh nha.
Ưu điểm
- Bảo tồn được răng thật, không cần phải phẫu thuật
- Sau khi tháo niềng, ta sẽ có một hàm răng cân đối, chuẩn khớp cắn
- Cải thiện tốt chức năng ăn nhai do các răng đã được điều chỉnh về vị trí phù hợp
Hạn chế
- Gây đau trong thời gian đầu lắp niềng bởi lực siết kéo của các khí cụ, gây cản trở trong việc ăn uống dẫn đến suy giảm dinh dưỡng, sụt cân.
- Thời gian niềng khá lâu, thường là 1,5 – 2 năm, các ca khó thường trên 2 năm.
- Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, nếu không thực hiện việc vệ sinh cẩn thận có thể dẫn đến sâu răng.
Trong trường hợp niềng răng không mang lại kết quả khả quan thì bạn buộc phải sử dụng các phương pháp phục hình răng khác như cầu răng sứ hoặc gắn implant.
Trồng răng implant
Implant là giải pháp phục hình mất răng hiện đại, hiệu quả nhất ngày nay. Răng implant được cấu tạo từ 3 phần (trụ implant, khớp nối abutment, mão răng sứ). Trong quá trình làm răng implant, bác sĩ sẽ dùng trụ implant như một chân răng thật cấy trực tiếp vào xương hàm. Abutment làm nhiệm vụ kết nối trụ implant với mão răng.
Bởi cấu trúc cơ chế như trên nên phương pháp trồng răng implant có nhiều ưu điểm:
- Mão răng sứ được thiết kế với màu sắc cũng như độ cứng tương tự như răng thật, mang lại độ hoàn mỹ về thẩm mỹ.
- Phục hồi hoàn toàn chức năng ăn nhai, mang lại trải nghiệm khi ăn như răng thật cho bạn.
- Cấy ghép implant chỉ phục hình răng mất mà không tác động gì đến những răng xung quanh, không gây ảnh hưởng tiêu cực lên răng kế cạnh như làm cầu răng sứ
- Ngăn chặn những tác hại của mất răng số 4 lên cho răng hàm như sự xô lệch răng, tình trạng tiêu xương hàm. Được tích hợp một cách hoàn hảo vào xương hàm, sau thời gian dài sử dụng cũng không gây đen viền nước, giảm thiểu tối đa các bệnh về răng miệng.
- Tuổi thọ cao lên đến 20 năm hay thậm chí là vĩnh viễn nếu bạn biết cách chăm sóc
Hy vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích đối với bạn. Nếu vẫn còn những thắc mắc về các phương pháp phục hình khi mất răng số 4, liên hệ ngay Nha khoa Quốc tế Phú Hòa qua hotline 0962.091.936 hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp ngay tại đây để được giải đáp chi tiết nhé. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Điểm đến đáng tin cậy để sở hữu nụ cười tỏa sáng!
Em cần tư vấn niềng răng mất 2 răng 4 hàm trên ạ
Chào bạn!
Bạn nha khoa sẽ liên hệ lại sớm để tư vấn chi tiết tình trạng răng của bạn.
Thân ái!