Khớp cắn ngược là một dạng sai lệch khớp cắn, rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Không chỉ làm cho hàm răng lệch lạc, mất thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành, khớp cắn ngược còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, ngay từ khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu khớp cắn ngược, cha mẹ cần có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Để có cái nhìn tổng quát hơn, bạn hãy cùng tìm hiểu về khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Trong những năm gần đây, công nghệ niềng răng trong suốt đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, giúp người dùng tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Nhận biết khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ?
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ là tình trạng bị sai lệch về tương quan giữa hai hàm răng. Nó có thể xảy ra ngay từ khi trẻ còn răng sữa hoặc trong giai đoạn mọc các răng vĩnh viễn. Khớp cắn ngược, hay còn gọi là móm, là tình trạng khi hai hàm răng không khớp nhau đúng cách, thường rõ ràng khi trẻ thay răng. Dấu hiệu nhận biết bao gồm: Phụ huynh dễ dàng nhận thấy răng cửa hàm dưới của trẻ nằm ngoài răng cửa hàm trên, hoặc hàm trên nằm bên trong hàm dưới.
Niềng răng trong suốt tại nhà đã trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trong việc cải thiện hàm răng mà không cần đến nha khoa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc niềng răng trong suốt tại nhà không phải là phương pháp phù hợp cho tất cả mọi người. Những trường hợp răng lệch, hàm răng lệch hoặc các vấn đề nha khoa nghiêm trọng hơn có thể cần phương pháp điều trị chuyên nghiệp hơn, được giám sát bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Cha mẹ có thể nhận biết khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ nhờ những đặc điểm như sau:
- Sự tương quan giữa phần trán, mũi và cằm bị lệch. Khi nhìn nghiêng, khuôn mặt của trẻ thường có điểm gãy, cằm bị nhô ra. Khi nhìn thẳng, đường nối giữa trán, mũi, cằm bị gãy hoặc nếu thân thì cũng bị lệch sang trái hoặc sang phải.
- Nhóm răng hàm dưới trùm lên nhóm răng cửa của hàm trên.
- Vòm hàm trên quá nhỏ so với vòm hàm dưới hoặc các răng tiền hàm và răng hàm ở hai hàng tiếp xúc nhau nhưng không chuẩn khít.
- Giữa răng nanh và răng cửa có khoảng cách. Trẻ bị khớp cắn ngược càng nặng thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.
Các chuyên gia phân loại khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ thành hai loại: khớp cắn ngược do răng và khớp cắn ngược do xương. Cụ thể:
Khớp cắn ngược do răng: Là trường hợp răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa ở hàm dưới.
Khớp cắn ngược do xương: Là trường hợp xương hàm dưới phát triển mạnh hơn xương hàm trên hoặc do dị tật khác như hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước.
Niềng răng Invisalign là một phương pháp niềng răng hiện đại bậc nhất hiện nay được nhiều nha khoa áp dụng và khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên không phải địa chỉ nha khoa nào cũng có thể thực hiện đúng kỹ thuật mà đòi hỏi phòng khám phải được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Trong đó, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được nhiều khách hàng đánh giá là địa chỉ niềng răng Invisalign Hà Nội uy tín nhất hiện nay.
Vì sao trẻ nhỏ gặp tình trạng khớp cắn ngược?
Tình trạng khớp cắn ngược hiện nay khá phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ, có thể do răng hoặc do xương. Nhưng cả hai trường hợp này đều xảy ra do một trong các nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân bẩm sinh: Khớp cắn ngược di truyền từ ông bà, bố mẹ sang đời con cháu.
Nguyên nhân mất răng sữa sớm: Trẻ nhỏ bị mất răng sữa quá sớm có thể làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn. Đặc biệt, trong trường hợp răng cửa hàm dưới mọc trước răng cửa hàm trên, trẻ rất dễ bị khớp cắn ngược do răng hàm trên khó vượt ra ngoài và bao trùm lên răng hàm dưới.
Do một số thói quen xấu: Trẻ nhỏ thường có những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, trượt hàm ra trước theo xu hướng không thuận. Nếu không được ngăn chặn và sửa chữa kịp thời, thói quen này có thể gây ra tình trạng sai khớp cắn, tiêu biểu là khớp cắn ngược.
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng gì không?
Khớp cắn ngược ở trẻ em là vấn đề cha mẹ cần hết sức lưu ý. Tình trạng này nên được khắc phục từ sớm vì nếu càng để lâu việc chỉnh nha cũng sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, đồng thời gây nhiều ảnh hưởng đến trẻ, như là:
1. Mất thẩm mỹ
Khớp cắn ngược hình thành từ răng sữa hay răng trưởng thành đều dẫn đến hiện tượng khớp cắn ngực vĩnh viễn. Khi trẻ càng lớn, xương hàm phát triển rộng ra, tình trạng này sẽ càng rõ ràng khiến gương mặt bị biến dạng, gãy, mất cân đối.
Ở độ tuổi còn nhỏ, các bé vẫn chưa có nhiều nhận thức về thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi đến độ tuổi dậy thì, đây có thể là một trong những yếu tố tác động lớn tới tâm lý của trẻ. Nó sẽ khiến trẻ tự ti, ngại giao tiếp với mọi người, từ đó có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.
2. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Khi bị khớp cắn ngược, hai mặt trăng hàm của trẻ có thể không khít với nhau, từ đó gây khó khăn cho trẻ khi ăn nhai.
Không dừng lại ở đó, thức ăn không được nghe nết hoàn toàn đi xuống dạ dày có thể làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, lâu dần có thể gây đau dạ dày hoặc dẫn tới một số bệnh lý về đường ruột. Khả năng hấp thu thức ăn cũng vì vậy mà suy giảm đáng kể.
3. Ảnh hưởng tới phát âm
Cấu trúc khớp cắn ngược có thể ảnh hưởng đến phát âm của trẻ, làm cho trẻ bị tật nói ngọng. Lâu dần, chúng hình thành thói quen và có thể ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp khi trẻ trưởng thành.
Biện pháp khắc phục khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Nếu như ở người lớn, tình trạng khớp cắn ngược có thể được điều trị bằng nhiều cách như niềng răng, phẫu thuật hay bọc răng sứ thì ở trẻ nhỏ, khớp cắn ngược chỉ được điều trị bằng phương pháp duy nhất là niềng răng (chỉnh nha). Bởi lẽ, biện pháp này đảm bảo tính an toàn và hiệu quả tốt nhất với con trẻ.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm như là:
- Giúp răng dịch chuyển một cách an toàn, không gây tổn hại đến chân răng hay xương hàm.
- Không tác động xâm lấn nên lành tính, không gây kích ứng hay gây các biến chứng nha khoa.
- Các vật liệu dùng niềng răng như sứ, hợp kim, nhựa… tương đối lành tính, không gây kích ứng nướu, răng, lưỡi.
- Đem lại hiệu quả chính nha cao, giúp răng được sắp xếp đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục các vấn đề về thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai, phát âm.
- Đem lại hiệu quả chỉnh nha vĩnh viễn, không lo tái phát về sau.
Một số phương pháp chỉnh nha được sử dụng hiện nay là:
1. Tiền chỉnh nha
Tiền chính nha (hay chính nha sớm) là kỹ thuật nắn chỉnh hướng và vị trí của răng cũng như tác động kìm hãm hoặc kích thích sự phát triển của xương hàm sao cho phù hợp, đem đến cho bé hàm răng đều, đẹp và chuẩn khớp cắn.
Thông thường, tiền chỉnh nha được áp dụng cho trẻ có độ tuổi từ 6 – 10 tuổi, trong giai đoạn bé bắt đầu thay răng sữa. Giai đoạn này bé đang phát triển nên xương hàm còn khá mềm, chưa cốt hóa nên dễ dàng can thiệp thu hẹp hay nong rộng xương hàm, giúp răng mọc đều đặn. Đây là biện pháp giúp đem lại nhiều lợi ích như:
- Tăng cơ hội đạt khớp cắn hoàn chỉnh.
- Phát hiện và loại bỏ sớm các vấn đề như cắn khớp ngược do thói quen đẩy lưỡi, trượt hàm, mút ngón tay của trẻ.
- Rút ngắn thời gian chỉnh nha sau này.
- Hạn chế tối đa việc phải nhổ răng để niềng.
2. Mắc cài kim loại
Mắc cài kim loại thường
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp sử dụng các mắc cài gắn cố định trên răng. Răng được điều chỉnh nhờ các dây cung được cố định trong các rãnh mắc cài và hệ thống dây thun buộc đàn hồi.
Ưu điểm:
- Đem lại kết quả niềng răng tốt.
- Chi phí rẻ nhất trong số các phương pháp niềng răng hiện nay.
Nhược điểm:
- Có thể gây đau và khó chịu cho trẻ.
- Có thể gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.
- Tính thẩm mỹ kém nhất trong các loại mắc cài.
Mắc cài kim loại tự khóa
Dòng mắc cài này được thiết kế nhờ hệ thống đóng chốt mở linh động giúp cố định dây cung thay vì sử dụng hệ thống dây thun buộc đàn hồi như mắc cài truyền thống. Dây cung có thể trượt tự do, linh động trong mắt cài giúp lực tác động lên răng đều và ổn định, giảm tối đa lực ma sát gây hỏng men răng.
Ưu điểm:
- Thời gian niềng nhanh hơn mắc cài kim loại.
- Số lần tái khám định kỳ ít hơn so với mắc cài truyền thống.
- Dễ dàng vệ sinh răng miệng nhờ các góc được bo tròn.
- Giảm tình trạng đau và khó chịu khi đeo niềng.
- Giảm tình trạng bung hay tuột mắc cài khi trẻ đeo niềng.
- Tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại truyền thống.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn mắc cài kim loại truyền thống.
- Tính thẩm mỹ thấp hơn các loại mắc cài sứ.
3. Mắc cài sứ
Mắc cài sứ được làm từ chất liệu sứ có màu giống với màu răng thật hoặc pha lê trong suốt. Nhờ vậy, chúng có tính thẩm mỹ cao hơn, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi đeo niềng.
Mắc cài sứ được chia làm 2 loại:
- Mắc cài sứ thường.
- Mắc cài sứ tự khóa.
Hai loại này có cơ chế hoạt động tương tự mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự khóa.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn mắc cài kim loại truyền thống.
- Dày hơn các loại mắc cài kim loại nên gây vướng và cộm miệng hơn.
4. Niềng răng không mắc cài
Hiện nay, đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất, được nhiều người áp dụng thành công.
Phương pháp này sử dụng các khay niềng trong suốt, được thiết kế riêng cho từng cá nhân. Trẻ có thể dễ dàng tháo ra và lắp vào khi cần sử dụng rất nhanh chóng và tiện lợi.
Nhờ vậy, phương pháp này đem lại tính thẩm mỹ rất cao, trẻ không phải tự ti về một nụ cười “đầy kim loại” và có thể vui chơi thoải mái cùng bạn bè. Ngoài ra, các vấn đề về ăn uống hay giao tiếp đều không bị ảnh hưởng.
Khi niềng răng cho trẻ em, các chuyên gia thường khuyến cáo cha mẹ nên áp dụng phương pháp này cho trẻ. Bởi ngoài các ưu điểm trên đây, nó còn rút ngắn thời gian chỉnh nha từ 4 – 6 tháng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng do khó vệ sinh răng trong khi đeo niềng răng.
Bên cạnh đó, phương pháp này có chi phí khá cao, khoảng 90 – 140 triệu đồng. Ngoài ra, trẻ cần tuân thủ đeo tối thiểu 22h/ ngày để đảm bảo hiệu quả nên cha mẹ phải giáo dục con tự ý thức tốt hơn về việc đeo niềng.
Khi nào cha mẹ nên niềng răng cho trẻ?
Với phương pháp này, cha mẹ nên thực hiện cho trẻ càng sớm càng tốt. Do lúc này, xương hàm vẫn đang phát triển nên dễ dàng điều chỉnh các sai lệch do răng và xương gây ra.
1. Giai đoạn từ 6 – 9 tuổi
Ở giai đoạn 6 – 9 tuổi, trẻ vẫn còn răng sữa, chưa mọc răng hoàn toàn, bác sĩ đã có thể thực hiện việc chỉnh nha nhờ phương pháp niềng răng Invisalign. Nhờ vậy, các răng mới được điều hướng mọc lên đúng vị trí. Đồng thời, niềng răng còn tác động tới xương hàm, giúp kìm hãm hoặc kích thích chúng phát triển phù hợp nhất.
Giai đoạn này cũng tạo tiền đề cho việc điều trị ở giai đoạn 2 được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
2. Giai đoạn phát triển 11 – 16 tuổi
Theo các chuyên gia, đây là độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng cho trẻ. Giai đoạn này răng vĩnh viễn đã mọc hết và phát triển ổn định trên cung hàm. Cha mẹ có thể phát hiện rõ tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ.
Nếu như đã thực hiện chỉnh nha từ giai đoạn đầu, quá trình điều trị khớp cắn lệch ở giai đoạn này thường nhanh chóng. Còn nếu chưa chỉnh nha trong giai đoạn đầu, chỉnh nha ở độ tuổi này cũng đem lại rất nhiều ưu điểm như:
- Hạn chế tối đa việc nhổ răng, thậm chí không cần nhổ răng.
- Thời gian niềng khá nhanh so với người lớn.
- Ít gây đau cho trẻ.
Qua giai đoạn này, việc điều trị cắn khớp lệch sẽ càng lâu và có thể không đạt hiệu quả tốt như khi niềng răng sớm.
Phòng ngừa khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
Ngoài nguyên nhân di truyền, các trường hợp khớp cắn ngực do nguyên nhân khác như các thói quen xấu, mất răng sữa sớm hoàn toàn có thể phòng tránh được. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi, phòng ngừa khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ bằng các cách sau đây:
- Quan sát bé trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu bé thường xuyên có các thói quen xấu như gặm mút tay, trượt hàm, ngủ nghiến răng, đẩy lưỡi… thì cần điều chỉnh lại ngay.
- Ghi chép và theo dõi lịch thay và mọc răng của trẻ. Nếu thấy dấu hiệu răng mọc lệch, cắn khớp ngược, cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
Nha khoa Phú Hòa – Đồng hành cùng nụ cười trẻ thơ
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa là một trong những phòng khám chuyên khoa hàng đầu hiện nay tại Hà Nội chuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ.
Nha khoa Quốc tế Phú Hoà là phòng khám do tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phú Hòa sáng lập. Tại đây, khách hàng được tư vấn, thăm khám cụ thể và đưa ra phác đồ trị liệu trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt Nguyễn Phú Hòa.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phú Hòa là bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc răng miệng và nụ cười:
- Thủ khoa cao học khoa nha của đại học Victor Segalent Bordeaux 2 – cộng hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ giảng viên Đại học y Hà Nội.
- Thành viên của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA.
- Là bác sĩ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ trong suốt sáu năm liên tiếp 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021.
Không chỉ vậy, đến với Phú Hòa, cha mẹ cũng có thể yên tâm vì trẻ được chăm sóc răng với công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu. Cụ thể các công nghệ niềng răng mắc cài tại Phú Hoà bao gồm: