Trong quá trình đeo mắc cài có thể gây ra một số bất tiện nho nhỏ cho người dùng, chẳng hạn như tình trạng bong mắc cài. Vấn đề này không quá nghiêm trọng nhưng bạn cần có bí kíp để biết xử lý đúng cách. Bài viết dưới đây của Nha khoa Quốc tế Phú Hoà sẽ giải đáp cho bạn các câu hỏi như: Rớt mắc cài có sao không? Có tốn tiền không? Xử lí thế nào? Hãy cùng đón xem nhé!
Cách nhận biết mắc cài bị bung rớt
Việc phát hiện các mắc cài bị bung, rơi sớm là điều vô cùng cần thiết để có thể điều chỉnh kịp thời, nhằm hạn chế tối đa khả năng làm gián đoạn quy trình niềng răng hay gặp các tình trạng mắc cài đâm vào má, mắc cài lỏng…
Thật ra không khó để nhận ra mắc cài đã bị bung khỏi răng. Tuy nhiên, với đối tượng niềng răng là trẻ em, các bé có thể chưa quan tâm và nhận thức được tình trạng này. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần liên tục theo dõi để đảm bảo niềng răng giữ ở trạng thái ổn định trong suốt quá trình niềng.
Khi bạn thực hiện các hoạt động ăn uống, có thể bạn sẽ cảm nhận được rằng mắc cài đang bị vướng víu và kẹt vào nướu hoặc thức ăn. Điều này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn gây trở ngại trong việc tiêu thụ thực phẩm cũng như quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Hãy chú ý theo dõi tình trạng của răng và mắc cài, để đảm bảo rằng chúng vẫn có độ sát khít cần thiết. Nếu bạn thấy bất kỳ sự lỏng lẻo nào giữa chúng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của việc bung mắc cài.
Ngoài ra, nếu dây cung và mắc cài vẫn được kết nối với nhau nhưng lại nằm không đều so với các mắc cài khác, điều này có thể cho thấy rằng hệ thống chỉnh nha của bạn không còn được ổn định như trước.
Cuối cùng, nếu phát hiện rằng dây cung và mắc cài hoàn toàn không được gắn kết với nhau thì điều này dẫn đến việc không còn khả năng truyền lực để điều chỉnh vị trí của các răng. Tình trạng này rất nghiêm trọng và cần phải được kiểm tra ngay lập tức bởi bác sĩ chỉnh nha để tránh những vấn đề lớn hơn trong quá trình niềng răng.
Trong một số trường hợp tình trạng bong mắc cài không gây ra bất kỳ hiện tượng rõ ràng nào, do đó bạn nên chủ động kiểm tra thường xuyên và kiểm tra khi nghi ngờ bằng cách đặt đầu ngón tay day thử vào mắc cài, lưu ý chỉ nên chạm thật nhẹ để cảm nhận.
Điều gì sẽ xảy ra khi bị bung mắc cài?
Nếu bạn gặp phải tình trạng rớt mắc cài mà không được xử lý ngay lập tức, có thể sẽ xuất hiện một số vấn đề đáng chú ý như sau:
Trầy xước niêm mạc miệng
Khi các mắc cài bị bung ra khỏi bề mặt răng, trường hợp dây cung vẫn được liên kết với mắc cài sẽ khiến khoang miệng cảm thấy vô cùng khó chịu. Khi ăn, thức ăn có thể bị mắc vào đây kéo lệch dây cung và khiến khí cụ tiếp xúc với niêm mạc trong khoang miệng, khiến bạn bị chảy máu, đau xót, tăng cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng,….
Gián đoạn tiến trình chỉnh nha
Niềng răng truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào lực điều chỉnh từ bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu mắc cài bị bung, lực kéo chỉnh các răng cũng bị tác động, khiến các răng không thể di chuyển theo đúng phác đồ điều trị đã xây dựng của bác sĩ. Nghiêm trọng hơn, nếu không điều chỉnh kịp thời, rất có thể khiến các răng bị di chuyển sai hướng. Đương nhiên, quá trình điều trị sẽ dài hơn và có thể tốn kém hơn.
Cần làm gì ngay khi phát hiện bung mắc cài?
- Khi phát hiện thấy mắc cài bị bong, bạn có thể sử dụng một cây nhíp đã khử trùng để chỉnh lại mắc cài bong về giữa răng và đặt đúng hướng như ban đầu.
- Sau đó, bạn phủ một lớp sáp nha khoa lên mắc cài bị bong, nhằm tránh cho mắc cài làm đau, trầy xước các mô mềm trong miệng.
- Trường hợp mắc cài đã vỡ và bung hẳn ra ngoài, bạn hãy cất gọn mắc cài vào một chiếc hộp và mang tới nha khoa.
- Cuối cùng, bạn nên liên hệ với phòng khám chỉnh nha để hẹn lịch xử lý vấn đề này sớm.
Lắp lại mắc cài bị rớt có mất tiền không?
Việc lắp lại mắc cài bị bung rớt có tốn phí hay không là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang trong quá trình niềng răng. Thông thường, hầu hết các trung tâm nha khoa đều cung cấp dịch vụ gắn lại mắc cài bị tuột miễn phí cho bệnh nhân nhưng chỉ áp dụng cho một số lượng mắc cài nhất định.
Mỗi phòng khám nha khoa sẽ có chính sách riêng liên quan đến việc hỗ trợ gắn lại mắc cài bị rơi và con số này có thể khác nhau giữa các nơi. Nếu bạn gặp phải tình huống mắc cài bị bung tuột vượt quá giới hạn mà phòng khám quy định thì bạn sẽ phải chi trả một khoản phí nhất định cho việc xử lý này. Chi phí cụ thể cho việc gắn lại mắc cài thường được ghi rõ ràng trong hợp đồng điều trị chỉnh nha mà bạn đã ký kết khi bắt đầu quá trình niềng răng.
Nguyên nhân khiến mắc cài bị bung và cách phòng tránh
Dưới đây là một vài lời khuyên mà chúng tôi dành riêng cho các bạn đang và có ý định đeo niềng răng để phòng ngừa tình trạng bung tuột mắc cài:
Vệ sinh răng miệng chưa đúng
Vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách cho người đeo niềng luôn là vấn đề được quan tâm. Thói quen dùng tăm xỉa răng hay cắn móng tay cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài trong khoang miệng. Đánh răng quá mạnh cũng có thể khiến mắc cài bong ra. Do đó hãy thực hành thói quen vệ sinh răng miệng khoa học khi chỉnh nha bằng cách sử dụng máy tăm nước và các loại bàn chải phù hợp.
Chế độ ăn uống hợp lý
Để không bị bung mắc cài, bạn nên tránh ăn các loại thức ăn dai, cứng. Thay vào đó, chế độ ăn uống cho người niềng răng thích hợp với các món mềm, dễ nhai, nuốt, để giảm áp lực cho hàm và hạn chế tác động lên mắc cài.
Xem chi tiết: Khi niềng răng nên ăn gì, kiêng gì?
Do tác động của ngoại lực
Khi niềng răng bạn không nên tham gia các môn thể thao, vận động mạo hiểm mà dễ có nguy cơ tác động lên vùng hàm, mặt, ví dụ như bóng đá, bóng chày, đua xe… Nếu không may bạn bị ngã hoặc đập vào vật cứng nào đó thì mắc cài bị bung là rất cao. Không những vậy mà mô mềm cũng có thể bị tổn thương. Trong trường hợp bắt buộc, bạn cần dùng dụng cụ hỗ trợ bảo vệ răng khi hoạt động mạnh.
Do bề mặt răng
Khi gắn mắc cài lên bề mặt của răng sứ, khả năng để chúng bị bong ra là rất cao. Lý do chính là vì loại keo nha khoa hiện có trên thị trường được thiết kế chủ yếu để tương thích với đặc tính của men răng thật, chứ không phải là răng sứ. Hơn nữa, trong trường hợp răng bị thiếu sản men, tức là men răng không được phát triển đầy đủ hoặc có những khuyết tật, thì việc bám dính của keo gắn mắc cài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và không đạt hiệu quả như mong muốn.
Do thao tác của bác sĩ chỉnh nha
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại theo quy chuẩn sẽ giúp mắc cài được chắc chắn và hạn chế tối đa bung tuột. Tuy nhiên nếu trong quá trình niềng răng bác sĩ thực hiện quy trình sai cách thì có thể khiến mắc cài bung tuột do bị kênh, tình trạng này thường xảy ra khi răng hàm trên chạm vào mắc cài hàm dưới và làm bong mắc cài ra. Nói chung, bác sĩ chỉnh nha phải phát hiện vấn đề sớm để có thể điều chỉnh để vấn đề này không xảy đến, đặc biệt là với những người bị khớp căn sâu.
Bên cạnh đó, trước khi gắn mắc cài niềng răng, nếu bác sĩ không xử lý làm sạch tốt bề mặt răng, không cách ly nước bọt tốt thì khả năng gắn chặt của keo dính sẽ giảm tác dụng.
Do vật liệu niềng răng
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng rơi hoặc rớt mắc cài của niềng răng chính là chất lượng của các vật liệu được sử dụng trong quá trình điều trị. Việc nha khoa sử dụng những loại keo dán mắc cài không đạt tiêu chuẩn hoặc không đủ lượng cần thiết có thể gây ra vấn đề này.
Hơn nữa, việc sử dụng các loại mắc cài có giá thành thấp cũng là một yếu tố góp phần vào sự cố này, bởi vì những mắc cài này thường có thiết kế rãnh tiếp xúc với keo không đảm bảo độ bám dính tốt.
Niềng răng chất lượng tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Hiện nay, niềng răng là phương pháp chỉnh nha được nhiều người ưa chuộng lựa chọn để sở hữu hàm răng đều đẹp, cân đối. Để đem lại kết quả tốt nhất, khách hàng cần lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín về cả chuyên môn lẫn công nghệ chỉnh nha. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa tự tin là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Đến với nha khoa, bạn sẽ được điều trị trực tiếp bởi Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Phú Hòa – người đã thực hiện thành công hàng nghìn ca chỉnh nha, nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng:
- Thủ khoa cao học khoa Nha khoa Đại học Victor Segalent Bodeaux2 – Cộng hòa Pháp 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng – Hàm – Mặt trung ương, nguyên bác sĩ – giảng viên Đại học Y Hà Nội.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA và Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc tế ICOI.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Bác sĩ 6 năm liên tiếp được Invisalign công nhận danh hiệu Diamond.
- Chuyên gia của VOV2 – cùng bạn sống khỏe.
- Chuyên gia của VTV1 – bản tin Y tế 24h.
Gần 20 năm kinh nghiệm, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đã khẳng định vị thế uy tín trong lĩnh vực chỉnh nha thẩm mỹ với kỹ thuật niềng răng hoàn hảo. Các kĩ thuật mới luôn được cập nhật và áp dụng đem đến hiệu quả niềng răng tốt nhất cho khách hàng.
Hãy liên hệ và đặt lịch khám để được tư vấn trực tiếp và cụ thể nhất!
Em dùng mắc cài trong suốt, nhưng bị rớt nắp của mắc cài thì có lắp lại được không ạ?
Mình bị bung khâu niềng răng, nó vẫn dính trong răng do có dây cung nhưng dễ lung lay, thứ 3 tuần sau mới đến lịch hẹn thì mình nên chờ đến lịch rồi đi hay có cần đi nha khoa luôn không bác sĩ?
“Chào bạn!
Trong những trường hợp như thế này, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám sớm nhất có thể để bác sĩ gắn lại band, tránh để ảnh hưởng tới quá trình nắn chỉnh răng.
Thân ái!”