Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không? Quy trình thế nào?

Nghe đọc:

Mài kẽ răng là một thủ thuật nhỏ và đơn giản được thực hiện trong quá trình bọc răng sứ và trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, mài kẽ răng có mục đích gì hay mài kẽ răng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều khách hàng khi nghe đến phương pháp này. Trong bài viết dưới đây, nha khoa Phú Hòa sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến việc mài kẽ răng khi niềng. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé!

mai-ke-rang-co-anh-huong-gi-khong

Mài kẽ răng là gì?

Mài kẽ răng, còn được gọi là xẻ kẽ răng hay cắt kẽ răng là một kỹ thuật quen thuộc trong nha khoa. Khi thực hiện phương pháp này, một phần men ở hai bên răng sẽ được mài bớt đi khoảng 0.3 – 0.5mm. Tùy vào từng tình trạng răng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định số lượng răng cần mài, thường dao động trong khoảng 4 – 10 răng.

mai-ke-rang

Mài răng là một bước quan trọng trong quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ và niềng răng. Đối với bọc sứ thẩm mỹ, việc mài răng giúp tạo không gian cho mão sứ, tuy nhiên cần được thực hiện cẩn thận để không làm tổn hại mô răng tự nhiên. Trong quy trình niềng răng, mài kẽ giữa các răng thường được áp dụng để tạo khoảng cách cần thiết, giúp quá trình di chuyển răng diễn ra dễ dàng mà không cần phải nhổ răng. Thủ thuật này cũng giúp thu nhỏ kích thước răng và làm đều cung răng, mang lại vẻ thon gọn và thẩm mỹ mà không gây ảnh hưởng lớn đến mô răng và không làm tổn hại đến cấu trúc răng tự nhiên.

Để không làm tổn thương vùng nướu và hạn chế việc xâm lấn nhiều ảnh hưởng xấu đến răng gốc, răng sẽ được mài theo tỷ lệ chuẩn như sau:

Đối với mài răng cửa và răng nanh:

Phần cổ răng (phần gần nướu): Thường là khoảng 0.6 mm – 0.8 mm, đây là độ mài cần thiết để chuẩn bị cho phần nền của mão răng hoặc cầu răng.

Phần thân răng (phần giữa thân răng): Thường từ 1 mm – 1.3 mm, đảm bảo đủ độ mài để có thể tạo độ dày cho mão răng mà không làm tổn thương mô răng thật.

Phần cạnh rìa (phần phía trên, gần rìa cắn): Thường từ 1.2 mm – 1.6 mm, để tạo không gian cho rìa của mão răng, giúp đảm bảo độ bền và thẩm mỹ.

Đối với mài răng hàm:

Phần cổ răng (gần nướu): Khoảng 0.6 mm – 0.8 mm, giúp tạo không gian cho nền mão răng mà không làm tổn thương mô răng thật.

Phần thân răng (phần giữa thân răng): Khoảng 1.3 mm – 1.6 mm, mức độ mài này cho phép tạo độ dày đủ cho phần mão răng và bảo vệ răng thật.

Phần cạnh rìa (phía trên, gần rìa cắn): Khoảng 1.4 mm – 1.8 mm, tạo đủ không gian cho rìa mão răng và giúp nâng cao độ bền và thẩm mỹ.

Khi nào niềng răng cần mài kẽ răng?

Việc mài kẽ răng chỉ phù hợp với một số tình trạng răng như kích thước răng không đều, chen chúc nhẹ hay hô nhẹ…Vậy nên, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định xem bạn có cần mài kẽ răng để niềng hay không. Dưới đây là một số trường hợp cần mài kẽ răng trước khi niềng:

Răng mọc chen chúc, lộn xộn nhẹ: Nếu răng của bạn không cần nhổ để lấy khoảng trống thì mài kẽ răng là lựa chọn phù hợp và hoàn hảo nhất. Phương pháp này sẽ giúp bạn giữ được khớp nhai, bảo vệ được hàm răng mà vẫn đạt hiệu quả tốt trong việc chỉnh nha.

Răng hô nhẹ: Đặc điểm của răng hô là có mặt răng mọc chìa ra ngoài. Việc mài răng giúp kéo và thu gọn răng vào bên trong mà không cần tác động quá nhiều vào răng gốc.

Răng cửa có hình tam giác: Vùng răng cửa phía trước có hình tam giác sẽ tạo ra khe hở giữa các răng, vậy nên việc mài kẽ lúc này sẽ giúp hàm răng của bạn trông thẩm mỹ hơn. Đồng thời, chúng còn hạn chế tối đa tình trạng bị sâu răng và tình trạng hở kẽ răng khi chỉnh nha, duy trì độ vững chắc của xương hàm.

Kích thước răng không đồng đều: Tác dụng của việc mài kẽ răng trong trường hợp này là thu gọn kích thước những chiếc răng quá to, mang lại sự đều đặn, cân đối và hài hòa cho hàm răng. Bên cạnh đó, chúng cũng hỗ trợ tạo khoảng trống vừa phải để răng dễ dàng di chuyển theo ý muốn.

Hình dáng răng không đẹp: Răng hình thang, hình tam giác, hình xẻng,.. sẽ cần được mài kẽ răng để có hình dáng chuẩn nhất.

Như vậy, tùy theo từng tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định có mài kẽ răng hay không. Tuy nhiên, để có được chẩn đoán chính xác nhất thì bạn nên nghe tư vấn cụ thể của các bác sĩ có chuyên môn cao nhé.

Mài kẽ răng có ảnh hưởng gì không?

Mài kẽ răng có đau không?

mai-ke-rang-co-dau-khong

Quá trình mài kẽ răng sẽ được bác sĩ tính toán một cách hợp lý nhất để không xâm lấn đến cấu trúc bên trong của răng, đặc biệt là tủy răng. Mặc dù men răng bị chịu tác động nhưng khi tuân thủ đúng tỉ lệ và kỹ thuật thực hiện đảm bảo chất lượng thì mài kẽ không làm ảnh hưởng xấu đến răng thật cũng như sức khỏe răng miệng của bạn.

Mài kẽ răng hoàn toàn không gây đau cho bạn. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tiêm thuốc tê tại vị trí cần mài. Vậy nên, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn tự nhiên và thoải mái, không có cảm giác đau nhức, ê buốt hay khó chịu.

Mài kẽ răng có nguy hiểm cho sức khỏe?

Mỗi chiếc răng đều được cấu tạo bởi 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong là: men răng, ngà răng, tủy răng. Quá trình mài kẽ răng sẽ chỉ được thực hiện ở phần men răng ngoài cùng với tỉ lệ chuẩn mà không xâm lấn đến ngà răng hay tủy răng. Vậy nên, việc mài kẽ răng không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sau khi kết thúc quá trình mài, bạn sẽ được bôi một lớp vecni fluor với tác dụng chống sâu răng, chống ê buốt và tái khoáng hóa men răng. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các khí cụ niềng răng nhằm rút ngắn thời gian chỉnh nha. Trong suốt quá trình niềng, bạn cần thực hiện theo những hướng dẫn và lưu ý của bác sĩ về cách chăm sóc răng miệng để đảm bảo răng không bị sâu hay đau buốt sau quá trình mài.

Mài kẽ răng có làm răng yếu đi?

Mài kẽ răng sẽ không làm răng yếu đi nếu bác sĩ mài có chuyên môn và kỹ thuật tốt vì thực chất việc mài kẽ chỉ là loại bỏ đi một nhỏ của men răng.

Tuy nhiên, nếu sau khi mài một vài ngày, bạn cảm thấy răng bị ê buốt, nhạy cảm khi ăn nóng, lạnh mặc dù trước kia răng hoàn toàn khỏe mạnh hay chức năng nhai bị yếu đi, răng xỉn màu,… thì nguyên nhân là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm đã thực hiện sai kỹ thuật, mài răng quá sâu… Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên lựa chọn đến một nha khoa uy tín hơn để được khắc phục kịp thời.

Mài kẽ răng có gây ê buốt không? 

mai-ke-rang-co-e-buot-khong

Ở men răng hoàn toàn không chứa cấu trúc dây thần kinh nên khi mài kẽ sẽ không gây cảm giác ê buốt. Tuy nhiên, đối với một số người có cơ địa nhạy cảm, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhẹ khi thực hiện. Nhưng cảm giác này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng hết ngay sau đó.

Mài kẽ răng có gây sâu răng? 

Trên bề mặt men răng có độ bóng nhất định để hạn chế mảng bám tích tụ. Nhiều người lo ngại khi mài kẽ sẽ gây sâu răng bởi khi tiến hành xẻ kẽ, bác sĩ làm bề mặt men răng xù xì, tạo độ bám cho vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách thì sẽ ngăn ngừa hiệu quả được tình trạng sâu răng.

Quy trình mài kẽ răng diễn ra thế nào?

quy-trinh-mai-ke-rang

Mặc dù mài kẽ răng là một kỹ thuật đơn giản nhưng yêu cầu bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn để không gây tổn thương và đau nhức cho khách hàng. Cụ thể, quy trình sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe răng miệng, chụp X-quang: Bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể sức khỏe răng miệng của bạn, kết hợp cùng với chụp phim X-quang để phát hiện ra bệnh lý của bạn nếu có. Bác sĩ sẽ xác định và tính toán xem cần mài những chiếc răng nào, mài bao nhiêu chiếc răng và tỉ lệ mài là bao nhiêu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp cho bạn.

Bước 2 : Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Trước khi tiến hành mài kẽ, khoang miệng và hàm răng của bạn sẽ được làm sạch hoàn toàn để đảm bảo quá trình mài được diễn ra an toàn và thuận lợi. Nếu bạn mắc các bệnh lý như viêm nha chu thì sẽ được điều trị trước khi mài. Ngoài ra, nếu phát hiện sâu răng, việc nhổ răng sâu sẽ được thực hiện để đảm bảo quá trình mài diễn ra suôn sẻ.

Bước 3: Tiêm thuốc tê: Bác sĩ sẽ gây tê cho bạn để hạn chế được tối đa tình trạng ê buốt và cảm giác khó chịu trong quá trình mài

Bước 4: Tiến hành mài kẽ răng: Bác sĩ sử dụng máy mài nha khoa để mài đi phần thân, cổ và cạnh rìa của răng theo tỉ lệ đã tính toán trước đó.

Bước 5: Bôi dự phòng Flour: Flour được bôi lên vị trí vừa mài răng có tác dụng tránh tình trạng vi khuẩn bám lên răng gây sâu răng.

Bước 6: Tiến hành niềng răng: Bác sĩ kiểm tra lại tình trạng răng đã mài và tiếp tục gắn các khí cụ niềng răng để bắt đầu quá trình chỉnh nha.

Bước 7: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà và tái khám: Kết thúc quá trình, bác sĩ sẽ đưa ra các lời dặn, hướng dẫn và lưu ý khi bạn chăm sóc răng miệng tại nhà. Cuối cùng là hẹn lịch tái khám cho bạn.

Lưu ý chăm sóc răng sau mài kẽ răng

Sau khi mài kẽ răng bạn cần lưu ý trong cách chăm sóc cũng như vấn đề ăn uống để không gây ra viêm nhiễm và các biến chứng khác. Dưới đây là các vấn đề cần lưu ý sau khi mài kẽ răng:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách: Bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để vệ sinh răng miệng cẩn thận. Sử dụng bàn chải lông mềm và chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch kẽ răng mà không làm tổn thương mô nướu hoặc răng mới mài. Vệ sinh đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và sâu răng.

Ăn món mềm, lỏng, dễ nhai: Trong những ngày đầu sau khi mài răng, bạn nên ưu tiên ăn những món mềm và lỏng để tránh tác động mạnh đến răng. Cháo loãng, súp, và sữa là những lựa chọn lý tưởng. Điều này giúp giảm áp lực lên răng và nướu, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi.

Hạn chế thức ăn dai cứng và giòn: Các loại thức ăn này có thể làm tổn thương răng hoặc khiến bạn cảm thấy đau nhức, đặc biệt là khi răng vẫn còn nhạy cảm sau khi mài.

Kiêng thức ăn chứa nhiều phẩm màu và đường: Kiêng các loại thực phẩm này hợp lý vì chúng có thể gây xỉn màu răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm hoặc sâu răng.

Tránh thực phẩm quá nóng hoặc lạnh: Trong giai đoạn phục hồi, răng có thể rất nhạy cảm. Thực phẩm quá nóng hoặc lạnh có thể gây ê buốt và cảm giác không thoải mái. Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan là cách tốt để bảo vệ răng.

Chườm lạnh khi bị ê buốt: Đây là một mẹo hữu ích để giảm tình trạng ê buốt sau khi mài răng. Chườm lạnh giúp giảm đau và làm dịu các cảm giác khó chịu do quá trình mài gây ra.

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY
[event_submit_caldera id='CF637c8824badad' category='form_tuvan' action='submit' label='phuhoa']

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *