Hiện nay, niềng răng là biện pháp chỉnh nha được nhiều người ưa chuộng do hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả tối đa, bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống khi niềng: loại thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về vấn đề này.
Mục lục
1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào khi niềng răng?
Khi niềng răng, các khí cụ nha khoa như mắc cài hay khay niềng có thể tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận trong khoang miệng như lợi, má, môi, lưỡi, khiến bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Ngoài ra, khi mới niềng răng, bạn còn có cảm giác răng bị đau và yếu hơn bình thường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do mắc cài hoặc khay niềng tác động lực lên răng để điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.

Vì vậy, sau khi tiến hành niềng răng, răng và hàm sẽ yếu hơn bình thường. Do đó, ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách thì chế độ ăn uống cũng là một vấn đề mà bạn cần đặc biệt quan tâm để tránh làm tồn thương răng cũng như không ảnh hưởng hiệu quả điều trị.
2. Niềng răng nên ăn gì?
Các loại thức ăn mềm thường tốt nhất cho người niềng răng vì các loại thực phẩm này ít gây hỏng niềng răng và ít gây ra cảm giác đau cho răng nhạy cảm. Dưới đây là danh mục các loại thực phẩm nên ăn mà người niềng răng có thể tham khảo:
2.1. Thực phẩm xốp, mềm
Các loại thực phẩm như bột ngũ cốc, bánh mỳ, bánh bông lan, đậu trắng,… có độ xốp, mềm nhất định và giàu chất dinh dưỡng, giúp bạn dễ nhai nuốt, tạo cảm giác ngon miệng mà không hề làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
2.2. Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa hay các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ mềm,… đều chứa hàm lượng protein và khoáng chất dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày. Nhóm thực phẩm này đặc biệt phù hợp cho người mới niềng răng vì bổ sung chất dinh dưỡng hiệu quả, hạn chế tình trạng hóp má và sụt cân.
2.3. Thức ăn chín và mềm
Người niềng răng có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại thực phẩm đa dạng khác như thịt, cá, rau củ quả bằng cách nấu chín mềm hay hầm nhừ để hạn chế tối đa tác động của lực khi nhai trong quá trình ăn. Ngoài ra, một số món ăn như bún, phở, cháo, soup cũng có thể được thêm vào thực đơn để tạo cảm giác ngon miệng hơn.
2.4. Món ăn chế biến từ trứng
Trứng là loại thực phẩm giàu protein và vitamin D rất tốt cho răng. Vì vậy, trong quá trình đeo niềng răng thì đây là món ăn mà bạn không nên bỏ qua. Các món ăn được chế biến từ trứng mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm: trứng hấp, trứng luộc, bánh flan, bánh trứng,…
2.5. Rau củ, trái cây mềm
Rau củ và trái cây là nguồn bổ sung vitamin dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các loại trái cây, rau củ mềm, dễ nhai để tránh tác động lực trong quá trình ăn, cụ thể là quả bơ, quả chuối, quả nho, dâu tây, rau cải, khoai tây,… Đối với các loại rau, củ, quả cứng hơn, bạn có thể chế biến bằng các luộc, hấp hoặc xay thành nước ép sinh tố.

3. Niềng răng nên kiêng ăn gì?
3.1. Thực phẩm có độ dai và dính
Thịt gà, thịt bò, kẹo cao su, bánh nếp, bánh chưng, xôi chiên,… là các loại thực phẩm có độ dai và dính cao, khi ăn nếu không cẩn thận rất dễ làm bung mắc cài hoặc làm biến dạng khay niềng. Vì vậy, người mới niềng răng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm này. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng từ các loại thịt, bạn có thể chọn cách chế biến để tạo thành các món ăn mềm và dễ nhai.
3.2. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Các món ăn quá nóng như nước canh vừa nấu, món lẩu hay quá lạnh như kem, nước đá, đồ uống lạnh,… có thể khiến cho răng bị ê buốt và nhạy cảm hơn. Ngoài ra, nhiệt độ của thức ăn quá cao có thể làm bỏng môi, lợi, niêm mạc miệng và lưỡi, vết bỏng lở loét là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm gia tăng các bệnh về răng miệng.
Đọc thêm: Niềng răng bị ê buốt phải làm sao?
3.3. Thức ăn cứng và giòn
Các loại trái cây cứng như táo, lê, ổi,… có thể gây tổn thương răng và làm hư hỏng các khí cụ niềng răng nếu như bạn dùng răng cắn trực tiếp. Ngoài ra, một số thực phẩm có độ giòn mà bạn cũng nên tránh trong quá trình đeo niềng răng là bỏng ngô, khoai tây chiên, kẹo hay bánh cứng,…
3.4. Thức ăn dễ làm ố răng
Nếu có thể, bạn hãy lên kế hoạch về thực đơn cho mỗi bữa ăn của mình với các thực phẩm lành mạnh và đặc biệt màu của nó không làm ố răng. Khi gắn mắc cài, chúng ta sẽ khó vệ sinh các khe kẽ răng hơn bình thường do đó, hạn chế các thực phẩm màu sẽ giúp răng của bạn luôn trắng sáng.
Đối với những người niềng răng bằng khay trong suốt, sử dụng các loại thực phẩm có màu sắc mạnh có thể làm ố răng. Nếu bạn đeo khay niềng trở lại trong khi răng bị bám màu thì khay niềng của bạn cũng sẽ bị ố vàng.
4. Câu hỏi thường gặp về chế độ ăn khi niềng răng
4.1. Niềng răng bao lâu thì ăn uống được bình thường?
Giai đoạn sau niềng răng luôn là giai đoạn rất khó khăn. Bởi răng chưa quen với niềng và lực kéo. Lúc này, răng có hiện tượng đau nhức và khó ăn uống. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Người bệnh sẽ quen dần với niềng nhanh nhất là trong 1 tuần và lâu nhất là 2 -3 tuần.
Đây chính là khoảng thời gian bạn cần chú trọng đến ăn gì và ăn như thế nào. Lời khuyên là nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu. Một số gợi ý dành cho bạn giúp cân bằng lại thực đơn trong giai đoạn sau niềng.
- Cơm mềm, cháo, súp
- Các món ăn được xay nhỏ, dễ nhai nuốt
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các món hầm, luộc. Sinh tố, rau củ xay…
Đối với những thực phẩm thông thường cung cấp 4 nhóm chất quan trọng: nhóm chất đường bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ bằng cách chế biến theo những cách thức đa dạng, ưu tiên thành dạng mềm, dễ nhai nuốt.
Khi đã quen với niềng răng, bạn có thể ăn uống lại như bình thường. Đương nhiên, vẫn có một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế sử dụng trong quá trình điều trị răng mọc lệch bằng niềng răng. Cụ thể, một số loại thức ăn ngọt, thức ăn tạo màu, thức ăn quá dai hay quá cứng,…. Bởi thức ăn ngọt hay thực phẩm có nhiều chất tạo màu sẽ làm giảm chất lượng răng. Việc dùng lực lên răng có thể khiến răng bị vỡ, gãy, nhiễm màu và sâu răng trong quá trình đeo niềng.
Đồng thời bạn cũng nên chú ý thực hiện ăn uống điều độ. Đảm bảo răng và cơ thể luôn khỏe khoắn. Lúc này bạn duy trì ăn uống với thực đơn đủ các nhóm chất như thông thường, chú ý bổ sung protein từ thịt, cá, trứng. Ngoài ra cần cung cấp thêm các thực phẩm giàu canxi và magie từ sữa và các loại hạt ngũ cốc.
4.2. Niềng răng khi nào được ăn cơm?
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thời gian bắt đầu được ăn cơm sẽ khác nhau. Có người có thể ăn cơm ngay sau khi niềng răng nhưng cũng có một số khác sau vài ngày mới có thể ăn được.
Tuy nhiên, khi mới bắt đầu niềng răng, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau và khó chịu. Do đó, bạn nên hạn chế ăn cơm trong thời gian này và thay vào đó là những loại thức ăn mềm hơn như cháo hoặc ngũ cốc. Trong trường hợp, cảm giác đau và ê răng không còn nhiều thì bạn có thể ăn cơm như bình thường.
4.3. Người mới niềng răng nên ăn sáng như nào?
Bữa sáng có vai trò vô cùng quan trọng để bổ sung năng lượng cho ngày dài hoạt động. Với người đeo niềng răng thì lại càng cần chú trọng hơn để tránh sụt cân ngoài mong muốn. Trên thực tế, bạn có thể ăn bất kỳ loại thực phẩm nào theo ý muốn, miễn là nó đáp ứng điều kiện mềm, dễ nhai nuốt và cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Một thực đơn đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo là dùng ngũ cốc hoặc các loại bánh mỳ mềm kết hợp với sữa tươi. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm trứng vào bữa ăn sáng nếu muốn.

4.4. Có nên ăn mì tôm khi niềng răng không?
Mỳ tôm là loại thức ăn mềm, dễ nhai, khi ăn không tạo áp lực quá lớn lên răng và ít gây ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể bổ sung mỳ tôm vào chế độ ăn hàng ngày để đa dạng hóa thực đơn mỗi ngày. Tuy nhiên, khi ăn loại đồ ăn này, bạn cũng nên lưu ý để nhiệt độ đến mức vừa phải, tránh ăn nóng vì có thể làm bỏng niêm mạc miệng.
4.5. Niềng răng uống nước có gas được không?
Nước có gas chứa khí carbonic, là nguyên nhân khiến mắc cài bị oxy hóa và làm hư hỏng mắc cài nếu uống thường xuyên. Ngoài ra, các loại nước ngọt này còn chứa hàm lượng đường hóa học cao, không những làm cho lợi bị tổn thương mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ béo phì. Vì vậy, dù có đang trong quá trình niềng răng hay không, bạn cũng nên hạn chế uống nước có gas đến mức tối thiểu.
4.6. Niềng răng uống bia có sao không?
Rượu bia nói riêng và các loại đồ uống có cồn nói chung thường làm cho răng ố vàng và men răng bị bào mòn. Vì vậy, nếu vệ sinh răng miệng không cẩn thận, răng rất dễ bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, rượu bia còn khiến men răng bị bào mòn, gây ê nhức răng kéo dài. Nếu uống rượu bia kéo dài trong khoảng thời gian đeo niềng, bạn còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng không mong muốn.
5. Lưu ý thói quen ăn uống cho người niềng răng
Cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn
Việc cắn thức ăn trực tiếp rất dễ ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng, gây bung bật mắc cài và dây cung. Do đó, người đeo niềng răng nên cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ trước khi ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhai kỹ, ăn chậm để phòng tránh các bệnh lý đường tiêu hóa và đảm bảo chất lượng niềng răng.
Chế biến các món mềm, dễ nhai
Thức ăn mềm và dễ nhai là lựa chọn tốt nhất cho người đeo niềng răng. Không những ít gây hư hại đến mắc cài, món ăn mềm còn ít gây đau buốt cho răng nhạy cảm. Một số món ăn tốt cho răng và ít gây kích ứng răng nhạy cảm gồm có chuối, khoai tây, khoai lang luộc, trứng, bánh flan, bánh bông lan, phô mai mềm,… Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các loại thực phẩm cứng, dai nhưng cần hấp hoặc ninh nhừ trước khi ăn như thịt bò, thịt gà, củ dền,…
Theo dõi nhiệt độ của thức ăn
Nhiệt độ thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh rất dễ khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, trước mỗi bữa ăn, bạn nên để món ăn giữ ở nhiệt độ vừa phải để tránh gây tổn thương men răng.
Hạn chế thực phẩm có đường
Đồ ăn ngọt chứa hàm lượng đường cao, dễ gây tổn hại men răng và khiến răng bị sâu trong thời gian niềng. Ngoài ra nếu bạn vệ sinh răng miệng không cẩn thận còn có thể gây ra một số bệnh lý răng miệng khác nhau. Bên cạnh đó, người đeo niềng răng cũng nên tránh các loại đồ uống có gas, cà phê, rượu, bia và thuốc lá trong quá trình niềng.
Cân bằng dinh dưỡng
Đa số những người niềng răng thường có cảm giác đau đớn và khó chịu. Vì vậy, sụt cân, hóp má, cơ thể gầy gò là điều khó tránh khỏi. Điều này khiến cơ thể thiếu sức sống, không đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và sinh hoạt. Do đó, bạn nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, đảm bảo chế độ ăn đủ chất và giàu năng lượng.

Tránh nuốt chửng thức ăn
Một số người mới đeo niềng răng thường có suy nghĩ nuốt chửng thức ăn để không gây ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai vì nếu thường xuyên nuốt chửng thức ăn khiến cơ hàm ít hoạt động trong thời gian dài và dễ gây ra tình trạng hóp má. Vì vậy, thay vì nuốt chửng thức ăn, bạn nên cắt nhỏ đồ ăn ra và nhai chậm, nhai kỹ để vừa đảm bảo cơ hàm hoạt động ở mức độ nhất định, vừa không gây áp lực lên mắc cài và dây cung.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng có hôn được không?
Nhai thức ăn bằng răng hàm
Đối với các loại thức ăn dẻo, dính hay thực phẩm cứng và dai. Bạn vẫn có thể thưởng thức bằng cách nhai hoàn toàn bằng răng hàm. Theo đó, bạn không nên dùng răng cửa để cắn xé thức ăn mà nên ăn các loại thức ăn nhỏ được cắt sẵn. Dùng thìa, dĩa đưa thức ăn vào phía răng hàm để nhai. Điều này, sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hoàn hảo hơn, do răng hàm có bề mặt nhai rộng hơn. Hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa nhanh và đơn giản hơn.
Nhai chậm
Nếu ăn quá nhanh bạn có thể vô tình làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ nhai vào hạt hay xương nếu ăn nhanh và không để ý. Khi ăn nhanh, xương và dây chằng hỗ trợ quá trình nhai sẽ bị mỏi. Khiến niềng răng trở nên đau và ê ẩm hơn.
Lời khuyên là nên ăn chậm lại, vừa tốt cho răng miệng, vừa tốt cho tiêu hóa. Bạn có thể ăn cùng một cốc nước, giúp việc ăn uống trở nên nhanh và dễ nuốt hơn.
Lưu ý về vấn đề ăn uống khi niềng răng không mắc cài
Những người chọn lựa phương pháp niềng răng không mắc cài như Invisalign hay eCligner có thể ăn uống thoải mái hơn so với niềng răng mắc cài, tuy nhiên vẫn cần có những lưu ý nhỏ mà bạn không nên bỏ qua ví dụ:
- Tháo máng niềng răng trước khi ăn và đeo lại sau khi vệ sinh răng miệng xong. Vì đeo trong khi ăn có thể làm ố, sứt mẻ, thậm chí là vỡ khay niềng.
- Đảm bảo thời gian đeo khay tối thiểu 22h/ngày – do đó bạn cần theo dõi thời gian ăn và vệ sinh mắc cài, tránh kéo dài khoảng thời gian tự do của răng.
- Khay niềng Invisalign đạt tiêu chuẩn quốc tế tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Tuy rằng chi phí niềng răng Invisalign cao nhưng kết quả niềng tuyệt vời và những tiện ích chúng mang lại trong quá trình niềng là hoàn hảo. Vậy nên, nếu bạn không quá lo lắng về chi phí niềng răng có thể lựa chọn phương pháp này để điều trị.
Ngoài ra, nếu điều trị răng mọc lệch bằng khay niềng Invisalign tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Bạn không những được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc và thăm khám chu đáo. Mà chi phí thực hiện niềng cũng được áp dụng trả góp. Để hiểu hơn về chính sách trả góp, bạn có thể liên hệ tới hotline để được tư vấn cụ thể hơn.
Mình niềng răng được 2 tháng rồi, có ăn được thịt bò không ạ
Chào bạn! Nếu bạn vẫn có cảm giác đau răng thì nên ăn nhai các món mềm. Thịt bò khá dai, nên bạn có thể xay nhuyễn làm thành viên mọc sẽ dễ ăn hơn. Thân ái!