Mắc cài bị lỏng? Nguyên nhân và cách xử lý
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mắc cài bị lỏng thường xuyên và không biết phải làm gì thì đừng lo lắng. Trong bài viết này, Nha Khoa Quốc Tế Phú Hoà sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp đơn giản và hiệu quả để giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng tại nhà.
Mục lục
- 1. Cách nhận biết mắc cài bị lỏng, bị tuột đơn giản
- 2. 8 nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc cài bị lỏng
- 2.1 Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ niềng răng
- 2.2 Chọn địa chỉ nha khoa chất lượng thấp
- 2.3 Chấn thương hoặc va đập vào vùng niềng răng
- 2.4 Chế độ ăn uống chưa đúng
- 2.5 Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
- 2.6 Tình trạng răng dịch chuyển nhanh
- 2.7 Do độ bám dính của răng kém
- 2.8 Sử dụng nguyên liệu niềng chất lượng kém
- 3. Mắc cài bị lỏng tuột có ảnh hưởng như thế nào?
- 4. Hướng dẫn cách xử lý mắc cài bị lỏng từ nha sĩ
- 5. Một số cách để hạn chế mắc cài bị lỏng mới nhất
1. Cách nhận biết mắc cài bị lỏng, bị tuột đơn giản
Khi niềng răng mắc cài thì không thể tránh khỏi tình trạng mắc cài bị lỏng hay bị tuột. Bởi cấu tạo mắc cài niềng răng bao gồm một hệ thống mắc cài được gắn lên bề mặt răng bằng loại keo dán mắc cài chuyên dụng, sau đó nha sĩ sẽ đưa hệ thống dây cung chỉnh nha vào và tiến hành cố định mắc cài với dây cung thông qua các thun buộc hoặc chỉ thép buộc mắc cài. Vì vậy sau một thời gian dài sử dụng, mắc cài có thể xuất hiện tình trạng bung tuột hoặc bị lỏng.
Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết dây cung niềng răng hay mắc cài bị lỏng hoặc bị tuột:
- Giảm lực siết trên cung hàm, khiến dây cung trở nên lỏng lẻo.
- Dây cung có thể thừa ra và đâm vào niêm mạc má, gây chảy máu, loét và đau nhức trong một số trường hợp.
- Dây cung bị tuột ra khỏi mắc cài, thường xảy ra khi niềng răng sử dụng mắc cài kim loại.
- Đôi khi, dây cung bị bung ra do mắc cài không còn chắc chắn bám vào bề mặt răng.
Dây cung tuột hoặc lỏng khi niềng răng có thể gây đau nhức do ma sát mạnh vào niêm mạc má. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không có triệu chứng rõ ràng thì bạn cần chú ý quan sát các biểu hiện của dây cung và mắc cài để dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường.

2. 8 nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc cài bị lỏng
2.1 Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ niềng răng
Sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc và giữ gìn hệ thống niềng răng. Tuy nhiên, nếu bạn không tuân thủ đúng hướng dẫn có thể dẫn đến việc mắc cài bị lỏng. Việc không điều chỉnh cố định niềng răng đúng cách hoặc không thực hiện những biện pháp hỗ trợ, như đeo miếng đệm sẽ khiến mắc cài bị lỏng và không hoạt động hiệu quả.

2.2 Chọn địa chỉ nha khoa chất lượng thấp
Việc chọn địa chỉ nha khoa không đáng tin cậy hoặc có chất lượng thấp có thể dẫn đến việc sử dụng các nguyên liệu và kỹ thuật niềng răng không đảm bảo. Khi không có sự chuyên nghiệp và kỹ năng cần thiết, việc niềng răng không đúng cách sẽ gây ra các vấn đề về việc cài dây cung mắc cài bị lỏng.
2.3 Chấn thương hoặc va đập vào vùng niềng răng
Một va chạm mạnh hoặc chấn thương vào vùng niềng răng có thể gây ra sự dịch chuyển không mong muốn của các bộ phận niềng, dẫn đến mắc cài dây cung bị lỏng. Những hoạt động như tham gia thể thao mạo hiểm mà không đeo bảo vệ cho răng cũng có thể làm tổn thương hệ thống niềng răng.
2.4 Chế độ ăn uống chưa đúng
Chế độ ăn uống không đúng cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng niềng răng. Việc ăn những loại thức ăn quá cứng hoặc nhai không đều đặn có thể tạo áp lực lên hệ thống niềng, làm cho dây cung bị lỏng hoặc gãy.
2.5 Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn vệ sinh lực tác động mạnh quá sẽ dẫn đến tình trạng mắc cài bị lỏng hoặc tuột ra ngoài. Ngoài ra việc không vệ sinh răng miệng đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc niềng răng

2.6 Tình trạng răng dịch chuyển nhanh
Việc răng dịch chuyển nhanh là tín hiệu đáng mừng. Trong một số trường hợp, răng có thể dịch chuyển nhanh hơn dự kiến, khiến cho mắc cài bị lỏng. Việc răng di chuyển quá nhanh có thể khiến niềng cố định trước đó sẽ không còn phù hợp và sẽ làm tuột và bung niềng.
2.7 Do độ bám dính của răng kém
Một số người có vấn đề về độ bám dính của răng như men răng quá vôi hóa, canxi hóa… khiến cho hệ thống niềng không cố định chặt chẽ lên răng. Điều này có thể dẫn đến mắc cài dây cung bị lỏng và hiệu quả điều chỉnh răng bị giảm sút.
2.8 Sử dụng nguyên liệu niềng chất lượng kém
Cuối cùng, việc sử dụng nguyên liệu niềng kém chất lượng như dây cung, mắc cài, ốc vít có thể gây ra sự lỏng lẻo và không đáng tin cậy trong quá trình điều chỉnh răng. Việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc cài bị lỏng.
3. Mắc cài bị lỏng tuột có ảnh hưởng như thế nào?
3.1 Hiệu quả niềng răng sẽ kém
Mắc cài chính là công cụ chỉnh nha giúp kiểm soát và ổn định lực tác động dịch chuyển răng. Khi mắc cài bị bung tuột, hệ thống các khí cụ chỉnh nha sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Dây cung sẽ trở nên lỏng lẻo, dẫn đến sức nắn chỉnh răng bị giảm đi. Việc không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ làm gián đoạn quá trình niềng răng và có thể làm cho răng dịch chuyển theo hướng không mong muốn.
3.2 Dễ bị nuốt các vật thể niềng vào bụng
Khi mắc cài chỉnh nha bị bung ra, có nguy cơ cao người đeo niềng sẽ nuốt nhầm chúng. Vì kích thước tương đối nhỏ, việc phát hiện ngay khi chúng tuột là khó khăn. Mặc dù, bạn có thể cảm nhận khi mắc cài chạm vào môi hay lưỡi, nhưng nếu trong lúc đang ăn hoặc ngủ, tỷ lệ mắc cài bị trôi cùng thức ăn vào bụng là rất cao. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với trẻ nhỏ khi đang ăn uống hoặc ngủ.
3.3 Bị tổn thương răng hoặc niêm mạc miệng
Mắc cài chỉnh nha bị tuột có thể gây tổn thương cho mô mềm trong miệng. Vì chất liệu và kiểu dáng đặc thù nên chúng dễ làm trầy xước môi, lưỡi và má. Ban đầu, đó chỉ là những vết trầy xước nhỏ không đáng lo ngại, nhưng nếu không vệ sinh và chăm sóc cẩn thận, có nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm.
3.4 Đau hoặc khó chịu
Mắc cài chỉnh nha lỏng tuột có thể gây ra cảm giác đau hoặc không thoải mái trong miệng, khiến người dùng cảm thấy khó chịu.

3.5 Mất thêm tiền và thời gian
Việc mắc cài chỉnh nha lỏng tuột đòi hỏi việc khắc phục hoặc thay thế kịp thời, điều này khiến bạn phải bỏ thêm chi phí và mất thêm thời gian so với việc duy trì mắc cài ổn định trong suốt quá trình điều trị. Vì vậy, việc duy trì chăm sóc kỹ lưỡng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để tránh mắc cài bị lỏng tuột và đảm bảo hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị. Nếu phát hiện mắc cài bị lỏng tuột, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa Nha Khoa Quốc Tế Phú Hoà để được tư vấn và hỗ trợ.
4. Hướng dẫn cách xử lý mắc cài bị lỏng từ nha sĩ
4.1 Đối với trường hợp mắc cài bị tuột ngoài
Trong trường hợp mắc cài bị lỏng hoặc tuột ra ngoài mà chưa nuốt xuống bụng, cần thực hiện các bước sau:
- Lấy mắc cài ra và rửa sạch.
- Mang mắc cài theo khi đến gặp bác sĩ.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra và thay thế mắc cài mới, hoặc tái sử dụng mắc cài cũ nếu vẫn đảm bảo chất lượng.
- Sau khi gắn lại mắc cài, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết của dây cung để đảm bảo tiến độ chỉnh nha diễn ra theo đúng lộ trình ban đầu.
4.2 Trường hợp mắc cài nuốt vào bụng
Nếu đã xảy ra tình huống mắc cài bị nuốt vào bụng, hãy thực hiện các biện pháp sau:
- Ngay lập tức di chuyển tới bệnh viện gần nhất để loại bỏ mắc cài.
- Không cố gắng tự lấy mắc cài đang bị kẹt trong cổ họng hoặc khoang miệng bằng tay.
- Không cố uống nhiều nước để hy vọng dị vật trôi xuống. Hành động này có thể gây tổn thương và làm mắc cài đi sâu vào cơ thể, khiến việc lấy ra trở nên khó khăn hơn.
- Trong trường hợp mắc cài làm trầy xước hoặc tổn thương các mô mềm trong miệng, hãy sử dụng sáp nha khoa để bảo vệ và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
5. Một số cách để hạn chế mắc cài bị lỏng mới nhất
5.1 Chế độ ăn uống phù hợp
Trong quá trình niềng răng, việc chọn chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng. Để tránh mắc cài bị lỏng hoặc dây cung bị bung ra, bạn nên ưu tiên các món mềm, dễ nhai như cháo, súp, mì. Cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn thịt và rau củ trước khi ăn cũng giúp giảm tác động lực khi nhai, hạn chế cắn xé nhiều gây ảnh hưởng đến mắc cài. Tránh các món quá cứng, dai hoặc dễ dính vào răng trong thực đơn hàng ngày.

5.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để tránh mắc cài bị lỏng hoặc rơi ra, bạn hãy sử dụng bàn chải lông mềm và bàn chải kẽ, chải răng nhẹ nhàng để làm sạch răng miệng và hạn chế tác động xấu đến mắc cài chỉnh nha. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng một cách hiệu quả.
5.3 Lựa chọn nha khoa uy tín
Để đảm bảo quá trình niềng răng hiệu quả và an toàn, hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín. Những đơn vị nha khoa đáng tin cậy sẽ có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và tuân thủ quy trình chuẩn Bộ Y tế. Chất lượng khí cụ và vật liệu chỉnh nha của họ cũng được đảm bảo, giúp hạn chế nguy cơ tuột mắc cài.
Việc phát hiện và xử lý kịp thời các tình trạng mắc cài bị lỏng, bung tuột dây cung là điều cực kỳ quan trọng. Nếu nhận thấy vấn đề sớm và xử lý kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và hiệu quả chỉnh nha. Hãy chăm sóc kỹ lưỡng và tuân thủ chỉ định của chuyên gia trong quá trình điều trị vấn đề răng miệng.