Dây Cung Đâm Vào Má – Tra Cứu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Dây cung mắc cài đâm vào má là sự cố thường gặp khi niềng răng bằng mắc cài. Nó khiến bạn cảm thấy khó chịu, loét miệng và ảnh hưởng tới việc phát âm, ăn uống. Vậy nguyên nhân dây cung bị đâm vào má là do đâu? Có cách nào khắc phục không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Dây cung đâm vào má là do đâu?
Cấu tạo mắc cài niềng răng bao gồm mắc cài, hệ thống dây cung và thun buộc cố định. Vì vậy khi niềng răng sẽ có thể gặp trường hợp dây cung mắc cài đâm vào má, đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến khi niềng răng mắc cài. Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng này sau đây:
1.1. Răng dịch chuyển dẫn đến thừa dây cung
Trong quá trình niềng răng, một chiếc dây bằng thép được gắn với mắc cài giúp dịch chuyển răng theo như mong muốn. Các đầu dây được giữ vào chốt kim loại đặt ở răng hàm.
Bác sĩ chỉnh nha định kỳ mỗi 2 – 4 tuần điều chỉnh dây cung để thay đổi lực vào răng. Việc này giúp đẩy hoặc kéo dần răng và hàm vào đúng vị trí.
Tuy nhiên, ban đầu răng khấp khểnh và hô nên dây cung phải dài hơn bình thường vì vậy khi răng di chuyển sát vào nhau, răng đều thẳng sẽ làm hẹp cung hàm so với lúc đầu. Điều này có thể khiến dây cung mắc cài bị dư ra gây chọc vào má.
Đặc biệt là trong những trường hợp nhổ răng, bác sĩ phải kéo lùi răng phía trước ra phía sau, trong khi chưa kéo thì răng vừa nhưng khi chỉnh nha, dây bị dài ra.
1.2. Mắc cài bị bung, đứt
Bất cứ loại mắc cài nào đều có thể bị đứt hoặc bung ra khỏi vị trí. Điều này có thể xảy ra do kĩ thuật chuyên môn của bác sĩ thực hiện không tốt hoặc phòng khám sử dụng loại keo dán mắc cài kém chất lượng. Ngoài ra, nó cũng xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn như lực ăn nhai của bạn lớn, ăn thực phẩm quá cứng hoặc dai như kẹo dẻo, táo… làm kéo dây cung và mắc cài.
1.3. Dây cung bị trượt sang một bên
Dây cung được cố định bằng nhiều thanh chốt ở hai bên răng hàm, tuy nhiên do nguyên nhân nào đó dây cung bị mất ma sát, trượt sang một bên khiến một chiếc ngắn lại và một chiếc dài ra. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng điểm đánh dấu ở giữa dây cung.
Tình trạng này thường do bạn thói quen ăn nhai một bên từ trước đó khiến dây cung bị xô lệch về một phía.
1.4. Do tay nghề của bác sĩ
Thông thường, bác sĩ sẽ căn chỉnh được khoảng răng dịch chuyển trong 1 – 2 tuần để người niềng không cảm đau, khó chịu do dây cung chọc vào lợi. Tuy nhiên, bác sĩ dùng lực quá mạnh khiến xương hàm dịch chuyển nhiều trong thời gian ngắn có thể khiến thừa dây cung.
Ngoài ra, trong lần khám trước dây cung bị dài ra một chút nhưng bác sĩ không để ý, không mài tròn đầu dây cung hoặc làm cong đầu dây cung vào phía trong răng thì nó có thể gây khó chịu cho người niềng răng. Vì vậy, mỗi lần thăm khám bác sĩ bạn phải kiểm tra, cử động môi má xem có vướng víu, khó chịu, thừa dây cung không. Nếu có vấn đề gì cần nói với bác sĩ để khắc phục luôn trước khi ra về.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục mắc cài bị lỏng nhanh chóng và an toàn nhất
2. Các mẹo xử lý tình trạng dây cung mắc cài cọ vào má
Dây cung mắc cài cọ vào má có thể khiến bạn rất khó chịu do tạo ra các vết xước bên trong miệng, lâu ngày có thể khiến các vết loét nhiễm trùng. Do đó trong tình trạng này, bạn nên khắc phục càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một số mẹo xử lý tình trang dây cung bị đâm vào má:
2.1. Dùng sáp nha khoa
Nếu không có thời gian đến ngay cơ sở nha khoa, bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách là dùng sáp nha khoa.
Sáp nha khoa được làm từ một số vật liệu như parafin, carnauba, sáp ong… an toàn cho sức khoẻ răng miệng. Sáp chỉnh nha nếu vô tình nuốt phải thì không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khoẻ. Do đó bạn có thể yên tâm khi sử dụng.
Thông thường, sáp nha khoa được nơi bạn đang niềng răng cung cấp trước nhưng nếu không có, bạn sẽ dễ dàng mua được ở hiệu thuốc hay các cơ sở nha khoa khác. Một hộp gồm các thanh sáp nhỏ dài, có thể sử dụng nhiều lần.
Các bước dùng sáp nha khoa như sau:
- Lấy một miếng sáp nha khoa nhỏ. Đảm bảo tay sạch khô, trước khi động vào sáp. Chỉ dùng sáp mới, không lấy lại sáp cũ đã sử dụng trên răng.
- Sử dụng ngón tay, lăn thành quả bi nhỏ.
- Nhấn bẹp một chút rồi đặt nó vào đầu ngón tay, sau đó từ từ gắn vào đầu dây cung. Ngoài ra, bạn muốn ấn sát vào răng thì bề mặt răng cần phải khô và viên sáp to hơn.
- Loại bỏ sáp trước khi ăn và đánh răng. Sau khi thực hiện xong, lấy sáp mới và làm các bước từ đầu.
- Tiếp tục sử dụng cho đến khi bạn có thời gian đến gặp bác sĩ chỉnh nha.
Như vậy, dùng sáp nha khoa không phải là giải pháp lâu dài nhưng giúp ngăn ngừa kích ứng niêm mạc hiệu quả.
2.2. Dùng gel chống loét nhiệt miệng
Dây cung sắc nên khi chạm vào niêm mạc miệng sẽ bị xước, chảy máu gây khó chịu, lâu có thể gây loét và viêm. Lúc này, bạn có thể dùng gel chống loét nhiệt miệng để giảm đau cũng như giảm tác động của dây cung chạm vào.
Bạn thực hiện theo các bước sau:
- Lấy một lượng gel vừa đủ với diện tích niêm mạc bị tổn thương vào đầu tăm bông.
- Chà gel lên các vết loét và vết xước trên miệng.
- Thoa lại 3 – 4 lần trong ngày (theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm).
Một số loại gel chống loét miệng bạn có thể tham khảo để sử dụng như kamistad gel, zytee RB gel, mouthpaste…
Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ đến tránh phát triển nhiễm trùng. Bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch vết xước, vết loét. Lúc đầu, chỗ xước có thể gây xót, hơi nhức một chút nhưng về dài sẽ giảm sự khó chịu và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Thực hiện như vậy mỗi ngày 4 – 6 lần.
2.3. Cách ăn uống phù hợp
Khi dây cung bị đâm vào má, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để giảm tổn thương thêm các vết xước, vết loét.
Một số gợi ý cho chế độ ăn uống của bạn như sau:
- Tránh những thực phẩm cay nóng, đồ quá cứng, đồ chua, cà phê… vì có thể làm nghiêm trọng hơn các vết loét.
- Thay vào đó là bổ sung các thực phẩm dễ ăn như sữa chua, súp, khoai tây nghiền…
- Uống nước lạnh không đường sẽ làm giảm đau do vết loét gây ra. Ngoài ra, ngậm một viên đá nhỏ cũng có tác dụng tương tự.
Bên cạnh những thực phẩm nên và không nên ăn bên trên, bạn cũng cần chú ý đến cách nhai. Để giảm đau, bạn không nên nhai bên đang có dây cung dài, đồng thời không nhai với lực quá mạnh.
2.4. Tới bác sĩ sớm để điều chỉnh dây cung
Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng dây cung đâm vào má là tới bác sĩ dù chưa đến lịch hẹn. Bác sĩ sẽ cắt dây cung bằng các thiết bị chuyên dụng mà không hề gây đau đớn cho bạn. Một số trường hợp cũng có thể bẻ cong dây cung cho gọn gàng, sử dụng những stop trong dây cung để bấm vào giúp ngăn sự dịch chuyển.
Bạn có đọc thấy các cách trên mạng như dùng đầu bút chì để bẻ cong dây cung, lấy nhíp để uốn hoặc dùng bấm móng tay, kéo để cắt… Chúng đều gây nguy hiểm cho vùng lợi mỏng manh của bạn, đặc biệt kéo là vật sắc nhọn dễ gây tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, việc dùng những dụng cụ này không đúng cách có thể làm bung mắc cài khiến việc niềng răng bị ảnh hưởng. Vì vậy, không nên tự ý thực hiện biện pháp này.
Nếu tình trạng mắc cài cọ vào má tái diễn và khiến bạn cảm thấy quá khó chịu mà nơi bạn niềng răng đang ở xa, bạn có thể không cần đến đúng cơ sở nha khoa mình đang niềng. Bất cứ bác sĩ chỉnh nha nào cũng có thể giúp bạn trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ cắt dây cung cho bạn mà không tác động lên mắc cài, vì vậy lực lên răng không thay đổi nên không gây ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.
3. Invisalign – Giải pháp mới cho người niềng răng
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, niềng răng Invisalign ra đời giúp khắc phục các nhược điểm của niềng răng mắc cài, đặc biệt là tình trạng dây cung đâm vào má.
Khay niềng trong suốt Invisalign sử dụng các khay điều trị trong suốt từ 20 – 45 chiếc sắp xếp theo thứ tự lần lượt. Niềng Invisalign có các điểm tựa tạo lực kéo mạnh mẽ và ổn định di chuyển các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, thay cho hệ thống mắc cài và dây cung cồng kềnh nên chắc chắn bạn sẽ không bị dây cung đâm vào má.
Bên cạnh đó, khay niềng trong suốt có thể tháo ra lắp vào dễ dàng, bạn có thể ăn uống tuỳ thích cũng như vệ sinh sạch sẽ được sau ăn. Invisalign nhẹ nhàng, thẩm mỹ hơn nhưng hiệu quả lại tương đương.