Quy trình niềng răng mắc cài 6 bước chuẩn Y khoa chi tiết
Để việc niềng răng mắc cài đạt hiệu quả tốt thì cần phải thực hiện theo quy trình niềng răng mắc cài chuẩn y khoa. Vậy một quy trình niềng răng mắc cài sẽ gồm những bước nào? Trình tự và các nội dung công việc cần thực hiện trong các bước ra sao? Trong bài viết này, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa sẽ giải đáp chi tiết về quy trình 7 bước niềng răng để bạn yên tâm hơn khi quyết định sử dụng phương pháp này.
Mục lục
- 1. 6 bước trong quy trình niềng răng mắc cài mới nhất
- Bước 1: Thăm khám, kiểm tra răng tổng quát, chụp X-quang răng và tư vấn
- Bước 2: Kí hợp đồng niềng răng và lên phác đồ điều trị chi tiết
- Bước 3: Vệ sinh răng, lấy dấu hàm, đặt chun tách kẽ
- Bước 4: Gắn mắc cài sau 5 – 7 ngày
- Bước 5: Tái khám theo định kỳ sau 2 – 4 tuần
- Bước 6: Tháo mắc cài niềng răng, vệ sinh đánh bóng răng, trao hàm duy trì.
- 2. Một số lưu ý trước khi thực hiện quy trình niềng răng mắc cài
- 3. Cách chăm sóc sau khi thực hiện quá trình niềng răng mắc cài để đạt được hiệu quả cao
1. 6 bước trong quy trình niềng răng mắc cài mới nhất
Dưới đây là 6 bước trong một quy trình niềng răng mắc cài tiêu chuẩn:
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra răng tổng quát, chụp X-quang răng và tư vấn
Khi bệnh nhân tới nha khoa bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng và chụp X quang để nắm được mức độ sai lệch của răng. Ví dụ như là răng đang bị hô, thưa, móm, vẩu, khớp cắn lệch…hay gặp vấn đề gì. Từ đó sẽ đưa ra tư vấn về phương pháp niềng răng phù hợp nhất cho khách hàng dựa trên tình trạng cụ thể và mong muốn của khách.
Ngoài ra các vấn đề như răng sâu, viêm nha chu tồn tại khi kiểm tra răng tổng quát cũng được phát hiện và lên kế hoạch xử lý và điều trị trước khi chỉnh nha

Bước 2: Kí hợp đồng niềng răng và lên phác đồ điều trị chi tiết
Sau khi bệnh nhân đồng ý niềng răng và lựa chọn được phương pháp niềng phù hợp thì sẽ được ký hợp đồng niềng răng có các điều khoản cam kết về thời gian, kết quả, chi phí,..
Sau đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể. Từ phác đồ, bệnh nhân có thể hình dung được hàm răng của mình trước và sau niềng sẽ như thế nào.
Bước 3: Vệ sinh răng, lấy dấu hàm, đặt chun tách kẽ
Y tá tại phòng khám tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy dấu hàm để lưu trữ, sau đó đặt chun tách khe. Mẫu dấu hàm từ thạch cao sẽ được chuyển đến bộ phận thiết kế mắc cài và thiết kế cho phù hợp với từng bệnh nhân. Thời gian hoàn thành chỉ khoảng 1 tuần.
Bước 4: Gắn mắc cài sau 5 – 7 ngày
Bước tiếp theo trong quy trình niềng răng mắc cài là gắn mắc cài. Đây là bước đánh dấu mốc bạn chính thức bước vào quá trình niềng răng. Mắc cài được gắn cố định trên bề mặt thân răng, dây cung thì nằm trên rãnh mắc cài. Chúng có tác dụng tạo ra lực để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn.

Bước 5: Tái khám theo định kỳ sau 2 – 4 tuần
Đối với niềng răng mắc cài, thông thường 2 – 4 tuần sẽ tái khám 1 lần. Vì thời gian đeo niềng rơi vào 18 đến 36 tháng nên việc tái khám sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian. Do đó, bạn nên kiên nhẫn tái khám đúng lịch hẹn để đảm bảo hiệu quả niềng răng.
Bước 6: Tháo mắc cài niềng răng, vệ sinh đánh bóng răng, trao hàm duy trì.
Khi răng trên từng hàm đã về đúng vị trí mong muốn, đạt được mục tiêu đề ra như ban đầu và đồng thời khớp cắn hai bên cân đối bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài niềng răng, dây cung.
Và để duy trì được kết quả đẹp sau niềng thì bệnh nhân vẫn sẽ cần đeo hàm duy trì. Hàm duy trì sau niềng có thể là khay nhựa trong suốt hoặc hàm kim loại cố định. Phụ thuộc vào tình trạng răng mà mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian đeo hàm duy trì khác nhau. Thông thường thì khoảng 6 tháng sau khi tháo niềng. Có một số trường hợp bệnh nhân cần đeo vĩnh viễn để đạt kết quả lâu dài.
Như vậy trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong 6 bước trong quy trình niềng răng mắc cài đạt chuẩn. Việc tuân thủ các bước trong quy trình sẽ giúp quá trình niềng răng đạt kết quả tốt hơn.

2. Một số lưu ý trước khi thực hiện quy trình niềng răng mắc cài
2.1. Độ tuổi lý tưởng để niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất

Về cơ bản, đối với những người từ trên 11 tuổi và dưới 50 tuổi đều có thể tiến hành niềng răng. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến khích khách hàng nên đi niềng răng khi trong độ tuổi từ 11 đến 35 tuổi. Và khoảng thời gian lý tưởng cho hiệu quả niềng răng tốt nhất là từ 11 đến 16 tuổi. Bởi thời điểm tốt nhất để chỉnh nha là trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì, lứa tuổi cơ thể còn đang phát triển, xương hàm còn chưa cố định.
Ở giai đoạn này, việc điều chỉnh độ đưa ra của hàm, điều chỉnh răng móm, vẩu… đều rất đơn giản mà không cần phải nhổ bỏ răng. Hơn nữa, tác động lực diễn ra mạnh, răng dịch chuyển rất nhanh, cho kết quả đẹp nhất.
Ngoài ra, khi được niềng răng vào độ tuổi vàng trẻ cũng dễ giữ được kết quả chỉnh nha mà không cần đeo hàm duy trì kết quả chỉnh nha khi trưởng thành. Thế nhưng để chắc chắn kiểm soát toàn bộ sự phát triển về răng và hàm của trẻ thì nên gắn khí cụ trong suốt thời gian dậy thì (khoảng 2 – 4 năm).
2.2. Tìm hiểu kĩ các phương pháp niềng răng trên thị trường
Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng để quý khách hàng lựa chọn. Trong đó có 4 phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay là: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt lưỡi và niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign. Tuy nhiên tùy thuộc vào cấu hình răng và nhu cầu của mỗi người mà phù hợp với loại niềng răng khác nhau.
Ví dụ như loại niềng răng trong suốt Invisalign chỉ phù hợp với những người có hàm răng khấp khểnh nhẹ, không quá lệch khỏi khớp cắn. Hay nếu răng bị hô, vẩu nặng hoặc mọc nhiều nên chọn niềng răng mắc cài thông thường. Bởi niềng răng mắc cài có lực kéo lớn giúp răng về vị trí mong muốn nhanh hơn.
Bên cạnh đó, các yếu tố về tính thẩm mỹ, tài chính hoặc thời gian hoàn thiện liệu trình niềng răng cũng là yếu tố mà khách hàng nên tìm hiểu kỹ. Từ đó sẽ giúp người dùng đưa ra lựa chọn phương án phù hợp nhất.

2.3. Lựa chọn địa chỉ nha khoa niềng răng mắc cài uy tín
Bạn có biết, nguyên nhân chính của hầu hết các ca niềng răng thất bại là tin tưởng và chọn một nha khoa kém chất lượng với quy trình niềng răng mắc cài không đạt chuẩn. Vì vậy mà, để có một quá trình niềng răng an toàn và hiệu quả cao hay hạn chế những khó chịu, rủi ro trong thời gian niềng răng thì bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn một nha khoa uy tín nhé. Tuyệt đối không nên ham rẻ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm, hỏng răng,… vì sử dụng chất liệu thiếu an toàn, môi trường không được tiệt trùng kỹ lưỡng.
5 tiêu chí cần lưu ý khi xem xét một đơn vị nha khoa có uy tín không:
- Đội ngũ các y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về niềng răng.
- Nha khoa được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.
- Có hợp đồng cam kết hiệu quả sau điều trị.
- Có phòng vô trùng, vệ sinh nha khoa sạch sẽ…..
3. Cách chăm sóc sau khi thực hiện quá trình niềng răng mắc cài để đạt được hiệu quả cao
Chăm sóc sau niềng răng rất quan trọng để đảm bảo quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao và tránh các vấn đề khó khăn hoặc tổn thương không mong muốn. Dưới đây là một số cách để bạn chăm sóc sau niềng răng:
- Tuân thủ các hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ và tái khám theo yêu cầu
Điều này bao gồm việc tuân thủ các hướng dẫn và các lịch tái khám theo yêu cầu để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh niềng răng. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc niềng răng, vệ sinh miệng, và cách thực hiện những việc hàng ngày liên quan đến việc điều trị niềng răng. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ và tuân thủ các hướng dẫn này. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào như đau, khó chịu, hoặc bị hỏng, hãy liên hệ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị.
- Sử dụng hàm duy trì
Sau khi điều trị niềng răng, bác sĩ có thể đưa ra hàm duy trì (retainer) để giữ cho răng ở vị trí mới. Hàm duy trì giúp ngăn chặn sự di chuyển trở lại của răng sau quá trình niềng răng.
- Chú ý đến chế độ ăn uống
Hạn chế ăn những thức ăn cứng, dẻo vì có thể làm hỏng răng hoặc gây đau rát. Tránh cắn những thứ như kẹo cao su, đồ ngọt và thức ăn cực kỳ cứng như đá lạnh. Bởi răng sau khi niềng vẫn còn rất yếu cho nên thời gian đâu sau niềng cũng cần chú ý chế độ ăn uống.
- Vệ sinh và chăm sóc răng niềng
Vệ sinh miệng thường xuyên để tránh tình trạng viêm nhiễm nướu, sưng tấy, hoặc sưng viêm. Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng không chứa chất tẩy trắng để vệ sinh răng. Đánh răng nhẹ nhàng, cẩn thận từ trong ra ngoài, cả mặt trên của răng. Cần thường xuyên thay đổi bàn chải để tránh bám vi khuẩn.
Chú ý rằng việc chăm sóc sau niềng răng rất quan trọng để đảm bảo răng và hàm răng của bạn được duy trì ở vị trí đúng và khỏi các vấn đề không mong muốn. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ và không ngần ngại hỏi thêm khi có bất kỳ thắc mắc nào.

>>> Có thể bạn quan tâm: Niềng răng mắc cài kim loại có đau không – Nha sĩ giải đáp chi tiết