Một trong những vấn đề khiến không ít người lo ngại khi niềng răng chính là hiện tượng tụt lợi. Tình trạng này làm tăng nguy cơ bệnh lý và ảnh hưởng đến vẻ ngoài của răng. Vậy làm cách nào để phòng tránh tụt lợi? Triệu chứng cũng như phương án khắc phục là gì? Nha khoa Phú Hòa xin giải đáp chi tiếp cùng bạn.
Mục lục
1. Tụt lợi là gì? Dấu hiệu nhận biết
Tụt lợi (tuột lợi, tụt nướu) là hiện tượng phần mô mềm bao quanh chân răng (bờ viền lợi) co lại, khiến phần cổ chân răng hở ra. Chân răng tiếp xúc với môi trường ngoài sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, xuất hiện mảng bám và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ.(1)
Tình trạng này có thể xảy ra ở một, một nhóm răng hoặc toàn bộ cung hàm và xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi.
Bệnh lý này khá phổ biển nhưng thường diễn tiến dần dần khiến bạn khó nhận biết sớm.(1) Một số người cũng có thể dễ bị tụt nướu do yếu tố di truyền. Những yếu tố này gồm vị trí của răng và độ dày của nướu. Người cao tuổi, bị tiểu đường, hút thuốc lá cũng có nguy cơ bị tụt nướu cao hơn (1). Sau đây là một số dấu hiệu của tình trạng tụt lợi: (2), (3)
- Dấu hiệu phổ biến nhất là ê buốt khi ăn uống thực phẩm nóng, lạnh, chua, cay…
- Chảy máu sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
- Nướu sưng đỏ.
- Hôi miệng.
- Đau ở đường viền nướu.
- Nướu co lại rõ rệt.
- Chân răng lộ ra ngoài (dẫn tới răng có vẻ dài ra hơn).
- Răng lung lay.
- Phần nướu giữa các răng bị tiêu bớt, dẫn đến khoảng cách giữa các răng trông thưa hơn bình thường.
- Phần răng dọc theo đường viền nướu có màu sẫm hơn.
- Có thể lộ các tam giác đen (khe hở giữa các răng).
2. Tại sao niềng răng có thể gây tụt lợi?
Sự bào mòn thể chất của nướu và tình trạng viêm mô là những lý do chính gây ra tình trạng tụt lợi.(1)
Với trường hợp đeo niềng răng mắc cài, hệ thống mắc cài và dây cung có thể tạo ra những bẫy mảng bám, khó làm sạch hơn bình thường. Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, mảng bám cao răng tích tụ quá nhiều vùng cổ răng khiến cho lợi không còn chỗ bám và lâu dần sẽ tụt xuống. Đồng thời, về lâu dài mảng bám cũng sẽ dẫn đến viêm lợi, gây tác động xấu lên xương hàm, càng thúc đẩy việc tụt nướu diễn ra nặng hơn.
Ngoài ra, đánh răng quá kỹ, dùng lực mạnh, bàn chải quá cứng hoặc kem đánh răng có quá nhiều hạt độn cũng có thể gây tụt do làm mòn lợi, ngay cả khi việc vệ sinh răng miệng vẫn được đảm bảo. (1)

Tình trạng này thường ảnh hưởng đến bên trái của miệng nhiều hơn. Do hầu hết mọi người sử dụng bàn chải đánh răng bằng tay phải và tạo áp lực nhiều hơn lên nướu bên trái, các nướu ở phía bên cũng sẽ chịu nhiều tác động hơn nướu của răng phía trước. (1)
Niềng răng kéo răng của bạn ra khỏi vị trí tự nhiên của chúng đưa vào vị trí mới. Nếu lực chỉnh nha và kế hoạch điều trị không chuẩn xác có khả năng gây tổn thương không mong muốn.
Những lực nén liên tục tác dụng vào xương hàm trong quá trình niềng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tiêu xương. Khi khung xương nâng đỡ biến mất, lợi sẽ bị kéo theo xương, dẫn đến tụt lợi. (3)
Theo thống kê, có khoảng 400.000 người Mỹ bị tụt lợi khi niềng răng mỗi năm (chiếm 10% tổng số bệnh nhân chỉnh nha). (3)
Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có vấn đề về sai khớp cắn. Những vi chấn thương này thường gặp ở răng cửa và răng nanh. Các vị trí này có bản xương mặt ngoài mỏng sẽ dễ bị sang chấn, tạo lực nén ép lên răng, lâu dần dẫn đến bệnh nha chu, tụt lợi. Nhưng tổn thương ngoại lực như gãy vỡ mào xương cũng có thể dẫn đến tụt nướu.
3. Tụt lợi có nguy hiểm không?

Khi tình trạng tụt lợi xảy ra, sẽ lộ ra khoảng chân răng vốn được bao phủ bởi viền nướu, khiến vi khuẩn dễ tích tụ và gây nhiễm trùng lợi. Viêm nhiễm khiến nướu và xương hàm bị tổn thương, mất độ ổn định. Không có đủ mô lợi để giữ chân răng tại chỗ, răng rất dễ bị rơi ra ngoài. Trong một số trường hợp, bác sĩ phải nhổ bỏ nhiều răng lung lay trước khi rụng. Những trường hợp tụt nướu nặng có khả năng sẽ phải phẫu thuật để ngăn ngừa tổn thương thêm. (2)
4. Biện pháp phòng ngừa tụt nướu khi niềng răng
Hầu hết các trường hợp tụt nướu nhẹ không cần điều trị. Các bác sĩ có thể tư vấn cách phòng ngừa và đề nghị theo dõi nướu. Chăm sóc răng miệng đúng cách là biện pháp bảo vệ hiệu quả. (1)
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
Vệ sinh răng miệng là điều cần được quan tâm đặc biệt khi niềng răng. Bạn cần giữ cho răng được sạch mảng bám nhưng không làm tổn thương đến lợi, răng hay ảnh hưởng đến mắc cài, dây cung. Lựa chọn bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flo và không có các hạt độn. Ngoài ra, bạn có thể mua thêm tăm nước (thay thế chỉ nha khoa, dùng tia nước loại bỏ vụn thức ăn), bàn chải kẽ, nước súc miệng, chỉ nha khoa… để hỗ trợ công tác làm sạch.

Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách đánh răng khi đang đeo niềng: (4)
- Trước khi đánh răng, hãy súc miệng bằng nước khoảng 30 giây để cuốn trôi mẩu vụn thức ăn bám vào mắc cài.
- Rửa sạch bàn chải đánh răng của bạn trước khi thêm kem đánh răng, nhằm loại bỏ các mảnh vụn và vi khuẩn có thể còn sót lại vào lần đánh răng trước đó.
- Chia hai hàm làm bốn phần (mỗi phần từ răng giữa đến răng hàm cuối). Dành ít nhất 30 giây để làm sạch mỗi góc hàm.
- Giữ bàn chải ở vị trí thích hợp (góc 45 độ, phía trên đường viền nướu). Chải mặt ngoài của răng và mắc cài (nhớ chà quanh từng mắc cái). Đặc biệt chú ý đến các răng phía sau, vì những răng hàm khó tiếp cận này sẽ dễ bị sâu hơn.
- Chải mặt sau của răng. Chú ý chải xuống đường viền nướu, vì đây là nơi tích tụ nhiều cao răng nhất.
- Đánh mặt nhai. Đây là phần đỉnh răng – nơi cắn trực tiếp vào đồ ăn. Đánh theo chuyển động tròn để làm sạch toàn bộ mặt nhai.
- Nếu đeo mắc cài kim loại, bạn nhớ chú ý khoảng trống giữa các mắc cài. Chèn lông bàn chải từ trên xuống vào giữa các mắc cài để chải. Sau đó luồn phần lông bàn chải từ phía dưới vào và thực hiện tương tự. (Nếu sử dụng bàn chải điện, bạn có thể khó thực hiện bước này khi bàn chải đang chạy. Việc quay các sợi lông có thể khiến chúng bị mắc vào dây cung. Bạn có thể tắt máy và chải thủ công.)
Xem chi tiết: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng
Ngừng hút thuốc
Nicotin và hắc ín trong thuốc lá khiến cao răng dễ tích tụ, làm răng ố vàng, thậm chí chuyển màu nâu đen với người hút lâu ngày. Theo CDC, hút thuốc là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh nướu răng. Răng viêm nhiễm, tụt lợi và mất răng.
Gặp bác sĩ để kiểm tra định kỳ:
Một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa tụt nướu là đến gặp bác sĩ sáu tháng một lần để được kiểm tra và làm sạch. Ngay cả khi bạn không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của việc tụt lợi, bác sĩ vẫn có thể xác định các dấu hiệu ban đầu của bệnh nướu răng. Nên điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi niềng.
Chế độ ăn uống phù hợp:
Có một chế độ ăn uống khoa học trong thời gian niềng răng sẽ giúp bạn phòng tránh tụt lợi khi niềng răng hiệu quả. Trong một vài trường hợp còn giúp cho thân hình sau niềng của bạn cân đối hơn.
Đầu tiên, bạn hãy loại bỏ những thực phẩm cứng, dai, khó nhai ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Bổ sung thêm một số dưỡng chất từ các loại rau quả tự nhiên. Kết quả của sự thay đổi này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng .

Đọc thêm: Nên ăn gì kiêng gì khi chỉnh nha?
Tránh nghiến răng:
Hành vi này sẽ tạo lực tác động, ảnh xấu đến răng và lợi – bác sĩ có thể giới thiệu dụng cụ bảo vệ răng miệng để phòng ngừa.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng:
Địa chỉ niềng răng thẩm mỹ là điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi có nhu cầu chỉnh sửa răng. Và để hạn chế tối đa nguy cơ bị tụt lợi, bạn cần phải có sự lựa chọn đúng đắn ngay từ đầu. Một cơ sở nha khoa uy tín, có các y bác sĩ giỏi, nhiều trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là quy trình niềng đạt chuẩn sẽ giúp bạn hạn chế tất cả biến chứng trong và sau niềng. Mang lại cho bạn kết quả sau niềng tốt nhất.
5. Giải pháp khắc phục tụt nướu
1.1 Thuốc
Bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị tốt nhất để cứu các mô nướu và răng của bạn. Nếu phát hiện nhiễm trùng ở lợi, thuốc kháng sinh có thể được kê.
Các loại thuốc khác cũng có khả năng được sử dụng để điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu. Các tùy chọn gồm có: (2)
- Gel kháng sinh tại chỗ: bác sĩ sẽ bôi một lớp gel có chứa doxycycline lên lợi. Thuốc bôi thường xâm nhập chậm vào mạch máu để ngăn ngừa vi khuẩn, hoặc cấy trực tiếp vào túi nha chu để chống viêm.
- Chip (viên) sát trùng đặt vào túi lợi bởi bác sĩ chuyên khoa, chứa chlorhexidine thường dùng để trị viêm lợi, sâu răng. Bệnh nhân không dùng chỉ để vệ sinh tại vị trí đặt trong vòng 10 ngày tránh rơi thuốc.
- Nước súc miệng kháng khuẩn ngăn ngừa mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn ở những vị trí khó tiếp cận bên dưới nướu răng và loại bỏ vi khuẩn trên mặt má trong, lưỡi…
- Chất ức chế enzyme thường là doxycycline. Thuốc này làm chậm phản ứng của các enzyme trong miệng, khiến một số enzyme gây phá vỡ mô nướu không thể khởi phát nhanh chóng.
1.2 Phục hình bằng composite
Bác sĩ sử dụng nhựa composite có màu răng để phủ lên bề mặt chân răng. Chúng cũng có thể đóng các khoảng trống đen giữa các răng. (1)
Sứ hoặc composite màu hồng: chất liệu này có màu hồng giống như màu lợi và có thể lấp đầy những khoảng trống mà nướu bị tụt. (1)
1.3 Miếng dán nướu
Miếng dán có thể tháo rời: loại này thường là acrylic hoặc silicone. Chúng có thể thay thế phần mô nướu bị mất do tụt lợi. (1)
1.4 Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được áp dụng trong những trường hợp xấu nhất, có hai lựa chọn: phẫu thuật vạt và phẫu thuật ghép. (2)
Phẫu thuật vạt là một phương pháp làm sạch mô sâu. Giải pháp này được sử dụng nếu các phương pháp điều trị khác không thành công. Nó giúp loại bỏ vi khuẩn và cao răng tích tụ trong lợi. (2)
Để thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ sẽ nâng lợi lên. Sau đó đặt chúng trở lại vị trí cũ khi quy trình kết thúc. (2)
Trong phẫu thuật ghép, mục tiêu là tái tạo các mô nướu hoặc xương.
Trong quá trình này, bác sĩ sẽ đặt một hạt tổng hợp hoặc một mảnh xương hay mô để giúp nướu phát triển trở lại. Cần lưu ý là biện pháp trên không thể thành công về lâu dài nếu không được chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. (2)
Hi vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Để có nụ cười tươi đẹp như ý mà không sợ bị tụt lợi hay các vấn đề ngoài ý muốn khác, bạn nên chọn phòng khám có bác sĩ có chứng chỉ, uy tín trong nghề, trang thiết bị vật chất hiện đại như Nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Có hơn 5000 khách hàng niềng răng tại Phú Hòa trong suốt 20 năm qua. Niềng sớm – Đẹp sớm! Nhanh tay ĐẶT LỊCH để được khám và tư vấn tận tình từ chuyên gia bạn nhé.
Tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/312992
- https://www.healthline.com/health/dental-oral-health-receding-gums
- https://www.blodgettdentalcare.com/can-braces-cause-gum-recession/
- https://orthodonticassoc.com/braces-invisalign/guide-cleaning-teeth-braces/