Răng móm là gì? Các phương pháp điều trị răng móm
Răng móm khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và thường bị người khác trêu chọc. Hãy cùng nha khoa Quốc tế Phú Hòa tìm hiểu đầy đủ về tình trạng sai lệch răng này và các phương pháp điều trị nhé.
Mục lục
1. Móm răng là gì?
Móm răng là tình trạng hàm răng dưới đưa ra phía trước, khi chúng ta ngậm miệng lại thì phầm hàm răng dưới sẽ phủ lên hàm răng phía trên. Đây là một dạng khiếm khuyết răng phức tạp ảnh hưởng không nhỏ về mặt thẩm mĩ cũng như chức năng của răng
Răng móm còn gọi là khớp cắn ngược – dạng sai lệch khớp cắn loại 3.
Móm có nhiều mức độ khác nhau, nếu móm nhẹ, người khác sẽ rất khó có thể phát hiện ra khi bạn khép môi, móm nặng làm phầm hàm dưới và cằm nhô hẳn ra bên ngoài nên người khác có thể dễ dàng nhận thấy.
Răng móm được chia làm 3 loại:
- Móm do răng
- Móm do xương
- Móm do cả răng và xương
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng móm răng
Di truyền: Sự sắp xếp của răng và hình dạng cung hàm có liên quan mật thiết đến gen di truyền. Do đó, hầu hết các vấn đề về sai lệch khớp cắn, bao gồm cả móm thường là do di truyền từ thế hệ trước, có thể là cha mẹ hoặc ông bà của bạn.
Thói quen xấu: Các thói quen xấu từ khi còn nhỏ như bú bình, mút tay, đẩy lưỡi trong thời gian dài có thể khiến cho răng hàm dưới chìa ra ngoài nhiều hơn răng hàm trên và gây ra móm răng. Những hành vi này phổ biến ở trẻ em. Chúng thường không gây ra vấn đề nếu chúng được thực hiện một cách có chừng mực.
Một nghiên cứu năm 2012 (1) đã chỉ ra rằng việc mút ngón tay cái / ngón tay cái và sử dụng núm vú giả có liên quan đến sự phát triển của tật xấu, đặc biệt là sau 3 tuổi, bao gồm cả tật ngậm vú.
Chấn thương hàm: Chấn thương xương hàm có thể làm thay đổi sự sắp xếp của răng. Chấn thương thể thao ở tuổi thanh thiếu niên hoặc tuổi trưởng thành là nguyên nhân phổ biến gây ra móm. Trong trường hợp này, phẫu thuật là phương pháp cần thiết để điều trị móm.
Khối u: Sự phát triển của khối u có thể làm thay đổi hoặc lệch hàm của bạn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng móm.
3. Răng móm có ảnh hưởng thế nào?
Tùy thuộc vào mức móm, các vấn đề ảnh hưởng có thể từ nhẹ đến nặng, cả về sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn:
3.1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý
Sự phát triển không bình thường của cấu trúc răng hàm, ảnh hưởng tới sự hài hòa tổng thể trên gương mặt, nụ cười thiếu tự nhiên. Những người có răng móm thường trông già trước tuổi, đôi khi còn bị chế giễu là “mặt lưỡi cày”. Hàm răng móm trong nhân tướng học còn được “gán nhãn” là người bảo thủ, cố chấp, luôn coi mình là trên hết.
Tất cả những vấn đề này có thể khiến một người dần sống khép mình hơn, thiếu tự tin và ngại giao tiếp, làm cho cuộc sống của họ khó có được thành công. Bản thân họ cũng khó có thể phát triển nghề nghiệp hay thay đổi cuộc sống của mình.
3.2. Khiến việc ăn nhai khó khăn hơn
Do khớp cắn bị ngược và bị sai lệch, nên hoạt động ăn nhai của người bị móm sẽ diễn ra khó khăn hơn rất nhiều so với người bình thường. Hoạt động ăn nhai của răng sẽ chậm và kém hiệu quả hơn. Người có răng móm cũng sẽ có hệ tiêu hóa kém khỏe mạnh, dễ bị mắc bệnh. Vì thức ăn chưa được nghiền nát và nhai kỹ khi ở trên hàm.
3.3. Ảnh hưởng đến phát âm
Khả năng phát âm của con người do lưỡi và các khoảng trống trên răng đảm nhận. Chính vì vậy mà những sai lệch trên hàm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này. Người có răng móm khi phát âm sẽ rất khó để phát âm chuẩn, đa phần là bị ngọng và nói không rõ chữ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp hàng ngày. Đồng thời trở thành nguyên nhân cản trở phát triển sự nghiệp của bản thân.
3.4. Là nguyên nhân gây nên những bệnh lý răng miệng khác
Răng móm làm cho hoạt động vệ sinh chăm sóc răng trở nên khó khăn hơn. Vì thế mà vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và gây nên bệnh lý răng miệng. Như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng,…
Ngoài ra, việc hoạt động quá mức của cơ hàm cũng sẽ khiến cho khớp thái dương hàm bị ảnh hưởng. Nó làm tăng sự co thắt, thậm chí là gây ra rối loạn chức năng khớp thái dương. Khiến vùng xung quanh khớp và thái dương bị đau một cách dữ dội, khi nhai thường phát ra âm thanh. Nếu không điều trị triệt để, thì hệ thần kinh của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng vì các bệnh lý này.
4. Các phương pháp điều trị răng móm
Móm được điều chỉnh bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và dạng móm.
4.1. Khí cụ Facemask

Những bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng sẽ can thiệp điều trị móm bằng Facemask. Khí cụ này là một loại hàm chức năng mang ngoài mặt có tác dụng kích thích tăng trưởng xương hàm trên.
Facemask được thiết kế để áp dụng lực kéo (300-500g) tựa vào trán và cằm để kéo xương hàm trên ra trước, đồng thời kiểm soát sự tăng trưởng của xương hàm dưới. Kỹ thuật này thực hiện được vì phức hợp sọ mặt có thể uốn nắn và có thể đạt được sự thay đổi rõ rệt ở cả 3 mặt phẳng. Khí cụ này thường phối hợp dùng ốc nong để nong rộng hàm nếu có hẹp hàm trên.
Khi đó, xương hàm trên được kích thích tiêu xương và bồi đắp xương dưới màng cứng, từ đó đáp ứng được sự phát triển của hàm trên. Bên cạnh đó, Facemask còn giúp kiểm soát sự tăng trưởng của xương hàm dưới, nhằm hạn chế nguy cơ hàm trên và hàm dưới mất cân xứng do khớp cắn ngược.
Thời gian đeo Facemask cần ít nhất 8 – 14h, kéo dài từ 6 – 12 tháng để đạt được hiệu quả. Nói chung, cảm giác khi đeo loại khí cụ này không hề dễ chịu nhưng nó sẽ giúp cho bệnh nhân tránh được việc phải phẫu thuật hàm ở tuổi trưởng thành.
4.2. Niềng răng
Đối với trường hợp móm do răng thì phương pháp điều trị phù hợp nhất đó chính là niềng răng.
Niềng răng giúp sắp xếp các răng về đúng vị trí, thẳng đều, tăng độ thẩm mỹ, giúp cho việc vệ sinh làm sạch răng miệng dễ dàng hơn. Từ đó, giảm thiểu được những bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu…
Sau khi áp dụng phương pháp này hàm trên sẽ được can thiệp kịp thời, khắc phục tình trạng gương mặt bị gãy và khắc phục được nhược điểm về mặt thẩm mĩ. Các bác sĩ nha khoa có thể xem cụ thể trường hợp của bạn sau đó tư vấn để bạn quyết định sử dụng loại niềng răng nào (niềng răng mắc cài hay khay trong suốt).
Trẻ nhỏ nên được điều trị móm răng từ sớm bằng các phương pháp tiền chỉnh nha. Độ tuổi vàng để can thiệp các phương pháp chỉnh nha là từ 11- 18 tuổi, vì ở giai đoạn này xương hàm vẫn đang phát triển và dễ uốn nắn.
Đọc thêm: Niềng răng móm có phải nhổ răng không?
Thời gian niềng răng trung bình là 1.5 – 2 năm, những ca niềng khó thì có thể trên 2 năm.
Chi phí niềng răng xem TẠI ĐÂY
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa tự hào là địa chỉ chỉnh nha uy tín top đầu Hà Nội, với sự giám sát điều trị trực tiếp của Ts.Bs. Nguyễn Phú Hòa – chuyên gia đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về tình trạng sai lệch răng của bạn và xác định kế hoạch điều trị: ĐẶT LỊCH TƯ VẤN
4.3. Phẫu thuật cắt xương hàm
Phẫu thuật là một giải pháp trong những trường hợp móm nghiêm trọng, thường là loại móm do xương. Phẫu thuật hàm móm nhằm mục tiêu dịch chuyển hàm và răng về vị trí cân đối, để có thể hoạt động tốt hơn, nhằm tránh được các vấn đề như ăn nhai khó khăn, đau thái dương hàm, ngưng thở khi ngủ…
Phẫu thuật hàm móm là một loại phẫu thuật phức tạp nên bệnh nhân cần tới các bệnh viện có chuyên môn về lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình để điều trị hiệu quả.
Sau khi trải qua giai đoạn thăm khám và tư vấn ban đầu, bệnh nhân sẽ được khám sức khỏe tổng quát để loại trừ các vấn đề bệnh lý chống chỉ định phẫu thuật. Nếu kết quả kiểm tra đủ tiêu chuẩn, người bệnh sẽ được tiến hành gây mê và phẫu thuật. Sau phẫu thuật, quá trình lành thương hoàn toàn sẽ mất từ 9 – 12 tháng.
Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích kỹ lưỡng các vấn đề cần kiêng tránh sau phẫu thuật, những tình trạng bình thường và bất thường có thể xảy ra sau phẫu thuật.
Đối với móm hỗn hợp do xương và răng có thể sẽ cần điều trị kết hợp bằng cả 2 phương pháp phẫu thuật và niềng răng. Khi đó bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ chỉnh nha sẽ cần hội chẩn để lựa chọn phác đồ phù hợp để mang đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Nguồn tham khảo:
(1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4528377/
Chào bs : năm nay e 18 tuổi , và mọi người đều nhận xét e bị móm ở lần gặp đầu tiên , nhưng theo e biết bị móm thì hàm dưới sẽ đưa ra ngoài còn hàm trên sẽ ở phía trong . nhưng răng của e khi...[Xem thêm]