Hôi miệng là do đâu? Có cách nào khắc phục được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến miệng bị hôi
Bệnh lý về nha chu
Khi bạn gặp những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, chảy máu chân răng… Sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, viêm nhiễm, dẫn đến việc gây ra mùi hôi khó chịu. Ở trường hợp này, bạn cần tăng cường việc vệ sinh răng miệng. Thường xuyên đánh răng hơn và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám, cặn thức ăn dính trong răng. Khi các cặn thức ăn này phân hủy là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ. S khiến lợi bị viêm nhiễm, tỏa ra mùi khó chịu.
Hôi miệng thường liên quan đến các bệnh lý về răng
Cùng tìm hiểu về bệnh lý nha chu thường gặp nhất khiến bạn bị hôi miệng đó là chảy máu chân răng. Răng dễ bị chảy máu, miệng hôi, lợi hở – không bám vào chân răng là biểu hiện của nhiều bệnh về răng miệng. Và hầu như đều liên quan đến viêm quanh răng.
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Nhiều người vẫn thường hay bị chảy máu răng ngoài ý muốn. Nhất là khi đánh răng,chỉ cần tác động nhẹ cũng khiến răng bị chảy máu.
Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) dẫn đến các bệnh về răng như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… Nhưng chủ yếu là do viêm lợi.
Nó cũng có thể là biểu hiện của một bệnh khác như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Nhưng hầu hết là do chất lượng vệ sinh răng miệng kém. Có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi.
Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch. Hằng ngày không đánh răng 2 lần hoặc không đánh răng đúng cách. Cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp váng bẩn. Dễ gây viêm lợi và sâu răng.
Khi bị viêm lợi cấp, thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng. Nhất là khi ăn những thức ăn quá nóng, quá mặn… Soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau.
Nếu bị viêm lâu ngày, lợi sẽ có hiện tượng sưng đỏ, có viền cổ răng. Không đau nhưng dễ gây chảy máu ở chân răng.
Hôi miệng khi niềng răng
Trên thực tế, chỉnh nha mọc lệch chỉ là phương pháp điều chỉnh răng, khắc phục sai lệch. Hoàn toàn không gây hôi miệng. Nhưng do trong quá trình niềng răng, quá trình vệ sinh răng miệng rất khó đảm bảo. Nên các vụn thức ăn thừa thường dễ bị mắc kẹt trong kẽ răng. Điều này xuất hiện nhiều ở những người sử dụng niềng răng mắc cài mà không vệ sinh răng miệng cẩn thận.
Nó gây ra tình trạng hôi miệng khi niềng răng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi trước đó người niềng răng mắc các bệnh nha chu, viêm nướu, viêm chân răng. Mà không được điều trị triệt để. Hoặc do chất liệu chế tác nên mắc cài, khay niềng không đảm bảo chất lượng.
Hôi miệng khi niềng răng gây ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Khiến người bệnh dễ tự ti, ngại ngùng khi nói chuyện. Nó cũng khiến nguy cơ mắc các biến chứng răng khác trong và sau niềng cao hơn. Chính vì vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Đừng nên chủ quan, vì nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn sau này.
Một số phương pháp tham khảo có thể áp dụng tại nhà khi gặp phải tình trạng hôi miệng khi niềng răng là:
- Sử dụng nước súc miệng bằng nước gừng tươi
- Trị hôi miệng khi niềng răng bằng lá bạc hà
- Dùng nước lá ổi trị hôi miệng khi niềng răng
Trồng răng sứ sai cách bị hôi miệng
Trong một số trường hợp do trồng răng hay bọc răng sai cách sẽ rất dễ dẫn tới việc tổn thương tới chân răng, nướu, lợi gây ra hôi miệng.
Nguyên nhân khi trồng răng bị hôi miệng
Răng sứ không được chế tác kỹ càng. Dẫn đến xuất hiện vết nứt và các kẽ hở. Khiến thức ăn dính vào bên trong gây hôi miệng. Điều này cũng dẫn đến người bệnh khó có thể vệ sinh kỹ ở bên trong nên lâu ngày sẽ gây sâu răng. Viêm nha chu và càng hôi miệng hơn.
Tay nghề bác sĩ không cao, không làm cầu răng sứ theo đúng kỹ thuật, có thể là không khớp hay bị cong vênh. Khiến cho thức ăn dính vào trong cùi răng thật. Lúc này, người bệnh chỉ có thể sống chung với mùi hôi, hoặc đi làm lại răng.
Thân răng không được lắp sát vào chân nên gây ra tình trạng thức ăn tích tụ vào sâu bên trong. Lâu ngày sẽ biến thành vi khuẩn và gây hôi miệng, đồng thời làm chân răng bị yếu đi. Vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào bên trong và gây sâu răng nghiêm trọng. Trong khi đó, thân răng sẽ bị yếu và lung lay.
Tham khảo: bọc răng sứ ở đâu tốt nhất hà nội
Trồng răng bị hôi miệng
Một số người lựa chọn loại sứ không đảm bảo chất lượng. Sau một thời gian sẽ bị oxi hóa do tác động của nước bọt và vi khuẩn. Gây kích ứng lên răng và nướu, từ khó gây mùi khó chịu.
Bên cạnh đó, người bệnh dị ứng với kim loại trong răng sứ. Người bị bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày hay người có tiểu sử hôi miệng. Thì sau khi trồng răng sứ có thể gây hôi miệng.
Sỏi amidan
Bản thân amidan chứa các lỗ li ti và các rãnh trên bề mặt. Các lỗ này là nơi vi khuẩn tụ lại và bám dính chất nhầy. Lâu dần tạo nên hỗn hợp, tích lại thành sỏi. Những viên sỏi amidan có mùi khó ngửi, gây mùi trong khoang miệng. Phòng chống việc hình thành amidan là giải pháp mà các chuyên gia đưa ra. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng, nước súc miệng nha khoa. Sẽ giúp rửa trôi mảng bám, loại bỏ vi khuẩn, ngăn không cho chúng tham gia vào quá trình hình thành sỏi.
Vấn đề về dạ dày và bệnh mãn tính
Helicobacter pylori, khuẩn gây nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa có thể gây ra tình trạng hôi miệng lâu dài. Các bệnh đau dạ dày như trào ngược thực quản cũng khiến người bệnh ợ hơi có mùi. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi vi khuẩn bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, các vấn đề sức khoẻ của cơ thể liên quan đến các bệnh như viêm phế quản mãn tính, bệnh gan, thận hay tiểu đường. Cũng có thể là những nguyên nhân gây hôi miệng lâu dài. Trong trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra và điều trị theo sự chỉ dẫn có bác sĩ.
- Những người răng hô, răng móm dễ bị hôi miệng hơn do sự sai lệch khớp cắn
Hút thuốc lá
Sử dụng thuốc lá thường xuyên để lại hương vị trong miệng. Lâu dài khiến khoang miệng có mùi hôi ngái khó chịu. Dễ dẫn đến viêm nướu gây hôi miệng như đã đề cập ở trường hợp đầu tiên. Chính vì vậy, lời khuyên tốt nhất là tránh sử dụng bất cứ một sản phẩm thuốc lá nào. Nếu hiện tại bạn đang có thói quen hút thuốc lá, giải pháp đưa ra là nên cai thuốc càng sớm càng tốt. Để bảo vệ sức khỏe và hơi thở của mình cũng như những người thân yêu.
Các phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả nhất
Xử lý hôi miệng do chảy máu chân răng
- Cung cấp lượng vitamin C cho cơ thể bằng nhiều cách. Như ăn các loại trái cây nhiều vitamin (bưởi cung cấp lượng vitamin C khá cao – nên ăn khoảng 1- 2 trái bưởi/ngày trong vòng 2 tuần).
- Sử dụng 1 túi trà lọc nhỏ nhúng vào nước cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đó đặt vào vị trí mà lợi bị chảy máu.
- Lấy hạt tiêu đen và lá húng quế (với lượng bằng nhau) sau đó xay ra và đặt vào vị trí mà lợi đau. Nó có tác dụng giảm đau và nhanh lành vết thương.
- Có thể dùng 1 quả chanh với 2 gram tỏi mỗi ngày giúp cho tăng cường vitamin C. Nhằm ngăn chặn hiện tượng chảy máu chân răng
- Không sử dụng thuốc lá vì gây viêm nướu và làm thay đổi cách chuyển hóa vitamin C của cơ thể…
Xử lý hôi miệng do trồng răng sai cách
Mức độ hôi miệng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, trình độ và việc áp dụng kỹ thuật của bác sĩ. Do đó, nếu bạn lựa chọn một đơn vị nha khoa có uy tín, đã thực hiện nhiều ca trồng răng thành công. Hay sau khi trồng, lưu ý đến chế độ chăm sóc. Thì tình trạng hôi miệng sẽ được khắc phục và không còn trở thành nỗi ám ảnh của người bệnh.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng sau khi trồng răng sứ. Mà bác sĩ sẽ có những cách thực hiện khác nhau để điều trị hôi miệng cho người bệnh như:
- Bọc răng sứ sao cho sứ và răng bên trong không bị hở, tránh nhồi nhét thức ăn.
- Thay thế loại răng sứ chất lượng hơn trong tình trạng mão sứ cũ đã bị đen viền nướu, gây ra những vệt ố trong răng. Để tránh tình trạng hôi miệng, đồng thời mang đến cho hàm răng của người bệnh một diện mạo tươi mới hơn.
trồng răng sứ có bị hôi miệng không
Ngoài ra, trước khi trồng răng sứ thì bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh nên thực hiện trồng răng bằng cấy ghép implant. Bởi với phương pháp này, người bệnh sẽ không phải mài răng. Từ đó không gây ảnh hưởng đến cùi răng bên trong. Nó cũng không gây ra tình trạng hôi miệng. Mặt khác, trồng răng implant cũng được coi là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Vì ngoài tính thẩm mỹ cùng chức năng ăn uống đảm bảo. Nó còn mang lại sự an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Phương pháp này cũng đang được các chuyên gia nha khoa tin dùng và tư vấn cho người bệnh của họ để phòng tránh hôi miệng.
Mẹo dân gian chữa hôi miệng
1. Phương pháp chữa hôi miệng bằng chanh
- Chanh có lượng axit cao, giúp tẩy trắng răng và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần kết hợp một chút cốt nước chanh và mật ong pha và uống hàng ngày sẽ giúp bạn hết hôi miệng
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh + muối trắng để làm nước súc miệng hàng ngày. Đây là phương pháp rất hiệu quả mà được nhiều người tin dùng. Kết quả đạt được không những bạn có hơi thở thơm mát mà còn có hàm răng trắng sáng.
Chanh chữa hôi miệng hiệu quả
2. Phương pháp chữa hôi miệng bằng tinh dầu tràm
- Theo một nghiên cứu khoa học thì tinh dầu tràm có tác dụng chữa hôi miệng cực kì hiệu quả. Ở nước ta, tràm được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Bạn có thể dễ dàng mua được tinh dầu tràm ở các cửa hàng mỹ phẩm và hiệu thuốc trên cả nước.
- Tinh dầu tràm có tác dụng diệt khuẩn ở răng, loại bỏ mùi hôi trong miệng. Mùi hương của tinh dầu tràm đem lại hơi thở thơm mát.
- Bạn nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào bàn chải, dùng để đánh răng sáng và tối. Hoặc bạn cũng có thể dùng hỗn hợp tinh dầu tràm với nước cốt bạc hà để làm nước súc miệng, sẽ hết mùi hôi.
3. Phương pháp chữa hôi miệng bằng đinh hương
- Cây đinh hương là một trong những thảo dược quý hiếm đối với sức khỏe răng miệng chúng ta. Bạn có thể ngâm các mảnh đinh hương cho mềm rồi bỏ vào miệng ngậm, nhai trực tiếp trong khoảng 1 – 2 phút. Ngậm liên tục vài lần trong ngày, và lặp lại trong vài tháng. Kết quả sau đó sẽ khiên bạn bất ngờ.
4. Phương pháp chữa hôi miệng bằng hương nhu
- Hương nhu hay còn được gọi là cẩn nhu, rau é. Có mùi thơm, vị cay, không độc, được dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
- Dùng 10g hương nhu sắc với 200ml nước. Rồi dùng nước hương nhu ngậm và súc miệng.
5. Phương pháp chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Bạn có thể dùng lá bạc hà chữa hôi miệng theo các cách sau:
- Súc miệng bằng nước bạc hà: Lấy lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, đem giã lấy nước cốt rồi pha với nước theo tỉ lệ 1:3 dùng để làm nước súc miệng hàng ngày.
- Ăn sống: Dùng lá bạc hà để ăn sống cũng có tác dụng khử mùi hôi miệng rất tốt.
6. Phương pháp chữa hôi miệng bằng rau mùi tây
- Chất diệp lục chứa trong rau mùi tây sẽ hạn chế những tác nhân gây mùi trong miệng. Bạn nên ngâm và rửa sạch rau mùi tây trong nước khoảng 2 phút. Sau đó nhai hoặc bạn có thể ép lấy nước để uống rất tốt cho cơ thể và loại bỏ được mùi hôi.
7. Phương pháp chữa bệnh hôi miệng bằng bột nở
- Sử dụng bột nở để đánh răng. Axit trong bột nở sẽ loại bỏ những vi khuẩn ở lưỡi,trên bề mặt và kẽ răng của bạn giúp khử mùi hôi và làm sạch răng miệng
- Dùng bột nở để đánh răng hàng ngày hay súc miệng bằng nước ấm tốt nhất.
8. Phương pháp chữa bệnh hôi miệng bằng trà xanh
- Chất polyphenol trong trà xanh giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, khử mùi hôi. Từ đó,bạn có thể dùng trà xanh để ngăn bệnh hôi miệng một cách hiệu quả.
- Trường hợp bị hôi miệng, bạn có thể dùng trà xanh để đẩy lùi căn bệnh này. Nếu uống được thì càng tốt, vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, giúp răng và tóc chắc khỏe.
Cách chăm sóc răng miệng đảm bảo hôi miệng tránh xa
- Nên đánh răng 2 lần sáng và tối. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ và chân răng.
- Cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và thức ăn thừa còn bám trên lưỡi.
- Uống ít nhất 2 lít nước một ngày để cung cấp 1 lượng nước cần thiết cho cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hôi miệng.
- Không sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, cà phê, thuốc lá, rượu bia,..
- Thường xuyên nhai kẹo cao su.
- Ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để khử mùi và hạn chế viêm lợi. Nước muối là một trong những loại thuốc cực tốt trong vấn đề vệ sinh vết thương, làm sạch da. Mẹo chữa hôi miệng bằng muối khá đơn giản. Bạn hãy pha muối với nước (pha loãng) dùng nước muối này súc miệng hàng ngày sau khi đánh răng. Tinh chất muối sẽ sát trùng khử mảng bám và mùi hôi miệng rất tốt giúp bạn có được hơi thở thom tho tươi mát.
Các chuyên gia nha khoa tại hà nội có lời khuyên mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng 2 lần/ năm. Nếu có tiền sử về bệnh răng miệng thì thời gian đi kiểm tra răng miệng là khoảng 3 lần/ năm. Bệnh răng miệng tưởng chừng đơn giản. Nhưng nếu để lâu sẽ rất khó chữa và mất nhiều chi phí cũng như ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Hãy quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bạn và cả gia đình nhé.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Địa chỉ phòng khám: 484 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0962091936
Chịu trách nhiệm phòng khám: TS.BS Nguyễn Phú Hòa
- Nha khoa Quốc tế Phú Hòa thực hiện các dịch vụ niềng răng, chăm sóc răng miệng uy tín