Mất 2 răng cửa – 2 cách phục hình răng tốt nhất hiện nay
Mỗi người trưởng thành có một hàm răng hoàn thiện với 32 chiếc răng vĩnh viễn. Trong đó có 4 răng cửa ở vị trí số 1 và số 2 phía trước hàm trên và hàm dưới. 4 chiếc răng này không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Do đó, khi mất răng ở vị trí này, buộc bạn phải tìm cách khắc phục sớm. Vậy đâu là cách phục hình mất 2 răng cửa hiệu quả và an toàn?
Mục lục
1. Hậu quả của việc mất 2 răng cửa
Do nằm tại vị trí đặc biệt, mất răng cửa lâu ngày còn gây ảnh hưởng tới hoạt động giao tiếp cũng như sinh hoạt ăn uống. Nếu để lâu dài tình trạng trên mà không có biện pháp phục hình phù hợp, mất 2 răng cửa có thể mang lại những tác động tiêu cực lên người mắc như:
1.1. Biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Răng cửa hay thường được gọi là “hàng tiền đạo” bởi nằm ngay vị trí trước mặt. Khi giao tiếp, người đối diện rất dễ nhìn thấy. Do vậy, có những chiếc răng cửa đẹp, không khiếm khuyết là một đặc điểm quan trọng để tạo nên một khuôn mặt đẹp, tạo nên sự tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
Mất 2 răng cửa không những làm cho khuôn mặt bị mất đi sự hoàn thiện, phá hủy một nụ cười đẹp mà còn mang lại những hậu quả về thẩm mỹ về lâu về dài.
Tác động tiêu cực của mất răng cửa lên ngoại hình khiến cho người mắc bệnh tự ti, giảm khả năng giao tiếp, chất lượng cuộc sống.
1.2. Ảnh hưởng tới phát âm
Để hoàn thiện khả năng phát âm của một người cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận như răng, lưỡi, hàm. Trong đó, răng giúp cho phát âm trở nên tròn vành, rõ chữ hơn.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các răng cửa đóng vai trò khá lớn trong khả năng phát âm. Để phát âm chuẩn đòi hỏi phải tựa lưỡi vào đúng vị trí phía sau răng cửa hàm trên, hoặc phối hợp giữa môi và răng. Vì vậy, việc mất đi 2 răng cửa tạo ra khoảng trống giữa hàm răng dẫn đến tình trạng phát âm không rõ hoặc ngọng.
Ở người trưởng thành, mất đi hai răng cửa khiến cho người đó không thể nói đúng giọng, phát âm chuẩn. Đặc biệt là trong quá trình học ngoại ngữ sẽ không thể phát âm nhiều từ.
1.2. Ảnh hưởng tới các răng còn lại
Các răng trong hàm liên kết với nhau tạo thành một cấu trúc vững chắc. Các răng khỏe mạnh nâng đỡ, tựa vào nhau tạo nên sự cân bằng trên cung hàm, đảm bảo phân bố đều lực và đủ vững chắc để nhai.
Mất 2 răng cửa làm răng ở hàm đối diện của răng cửa bị mất đi lực nâng đỡ. Hậu quả là các răng có xu hướng thòng xuống hoặc trồi lên phía răng bị mất, dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, gây ra sự đau nhức khi ăn uống, giảm hiệu quả chức năng ăn nhai. Ngoài ra, khoảng kẽ giữa các răng tạo điều kiện cho thức ăn mắc vào, tích tụ vi khuẩn gây ra các bệnh lý về răng miệng.

☛ Đọc thêm: Mất răng số 6 có làm sao không?
1.3. Ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa
Chức năng ăn nhai hay cụ thể hơn là cắn xé thức ăn là một trong những chức năng quan trọng của răng cửa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tại dạ dày và ruột non trở nên đơn giản hơn. Không giống răng hàm, với khả năng nghiền nát và phân nhỏ thức ăn để đưa xuống dạ dày, răng cửa giữ nhiệm vụ cắn và xé là chính. Nhờ đó, quá trình nghiền nhỏ thức ăn trong hàm diễn ra nhanh chóng, góp phần giúp cho sự tiêu hóa ở dạ dày ruột non diễn ra trơn tru và đạt được hiệu quả tối đa.
Khi mất đi hai răng cửa, thức ăn ăn được đưa xuống dạ dày thô hơn, khó tiêu hóa hơn. Hậu quả của việc này là dẫn đến tăng áp lực làm việc lên các cơ quan khác nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể. Làm việc quá mức so với bình thường gây nên tình trạng quá tải, nguyên nhân cho các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày,…
Ngoài ra, mất hai răng cửa còn gây giảm cảm giác ngon miệng, ảnh hưởng tới vị giác. Hoạt động tiêu hóa không tối ưu còn khiến phần dinh dưỡng được hấp thụ ít hơn, về lâu dài gây nên tình trạng suy nhược, mệt mỏi cho người mất răng cửa.
1.4. Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm là tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm, thường gặp ở những người bị mất răng trong thời gian dài. Bệnh xảy ra khi có hiện tượng chất lượng, mật độ xương ổ răng và vùng xương quanh chân răng bị giảm sút kéo dài dẫn đến tình trạng vùng xương chân răng tiêu biến.
Thông thường, lực tác động của chân răng lên nướu trong quá trình ăn nhai giúp cho răng gắn chặt vào xương hàm. Tuy nhiên, khi bị mất đi 2 răng cửa, lực tác động này không còn, xương hàm sẽ ngừng phát triển, lâu dần sẽ bị tiêu biến do không được kích thích. Các răng xung quanh bị lung lay do tiêu xương, nặng nhất có thể gây mất răng toàn hàm.
Đọc thêm: Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?
2. Phương pháp phục hình răng cửa
2.1. Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một phương pháp phục hình mất răng khá phổ biến ngày nay. Cơ chế của cầu răng sứ tương tự như bắt một chiếc cầu qua sông, thay thế răng đã mất bằng nhịp cầu răng sứ. Người ta mài cùi 2 răng thật, tạo thành trụ cầu là điểm tựa nâng đỡ để bắt dãy cầu răng sứ qua. Nhịp cầu là một hay nhiều răng bị mất. Hai trụ răng thật được gắn mão răng sứ và răng giả (nhịp cầu) nằm giữa các mão răng.

Ưu điểm:
- Không tốn quá nhiều thời gian để hoàn thiện, giúp phục hình răng trong 3-4 ngày, nhanh hơn so với phương pháp cấy implant.
- Do cầu răng và răng trụ được gắn cố định vào nhau nên cầu răng sứ có độ bề chắc khá cao. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai được phục hồi đáng kể, cho người dùng có cảm giác ăn nhai tự nhiên giống như răng thật.
- Cầu răng sứ có thiết kế linh hoạt, với hình dáng và màu sắc phù hợp, đồng bộ với các răng còn lại trong hàm, mang lại độ thẩm mỹ cao tựa như răng thật. Điều này giúp bạn lấy lại tự tin giao tiếp trong đời sống và công việc.
- Độ bền tương đối cao, đặc biệt là ở vị trí răng cửa so với những vị trí khác trong hàm. Nếu được chăm sóc tốt, cầu răng sứ có thể được sử dụng trung bình trong khoảng 7-10 năm.
- Không gây kích ứng, ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong khoang miệng.
- Phục hồi nhiều chức năng của răng, đồng thời ngăn chặn các tác hại do mất răng gây ra như: các răng bên cạnh bị di chuyển khi có khoảng trống, ngăn được các bệnh lý do mất răng gây ra…
- Giá thành tương đối rẻ hơn so với phương pháp cấy ghép implant (Xem chi tiết: Chi phí làm cầu răng sứ hết bao nhiêu?)
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng tới những răng bên cạnh vì phải mài mòn để làm trụ cầu. Điều này ít nhiều tác động lên khiến cho răng trụ bị yếu hơn, tổn thương, dễ bị lung lay thậm chí là mất răng.
- Đối với loại răng sứ kim loại, sử dụng thời gian dài sẽ khiến cổ răng bị đổi màu do phần kim loại bị oxy hóa, gây mất thẩm mỹ.
- Tình trạng tiêu xương hàm không được ngăn chặn do phương pháp không tác động trực tiếp vào bên trong xương hàm mà chỉ thay thế phần thân răng phía trên. Tình trạng này về lâu dẫn đến tụt nướu, lão hóa khuôn mặt.
- Gặp khó khăn trong việc vệ sinh dưới cầu răng. Làm vệ sinh không tốt có thể gây ra các bệnh về răng miệng như viêm lợi, hôi miệng,…
- Nếu răng trụ bị hỏng, phải phục hình lại bằng cách nhổ bỏ cả răng trụ và răng sứ.
Đọc thêm: Làm cầu răng sứ rồi có niềng răng được không?
2.2. Cấy ghép implant
Để cấy ghép implant, bác sĩ nha khoa sẽ đặt một trụ implant vật liệu titanium vào xương hàm, thay thế cho phần chân răng đã bị mất. Sau một khoảng thời gian, khi xương hàm và implant được tích hợp một cách chắc chắn, bác sĩ sẽ lắp răng sứ lên trên trụ implant vừa được cấy. Cấu tạo của một răng implant gồm:
- Chân implant được cấy dưới xương hàm
- Abutment đóng vai trò nối chân răng với thân răng sứ ở trên
- Răng sứ

Ưu điểm:
- Răng implant mang lại sự thẩm mỹ cao với cấu tạo, hình dạng, màu sắc tựa như một chiếc răng thật mọc từ nướu, mắt thường khó phân biệt được.
- Với phương pháp gắn trực tiếp trụ implant vào xương nên răng có độ chắc chắn cao, vật liệu an toàn với cơ thể. Phục hồi chức năng ăn nhai cũng như cải thiện phát âm gần như là 100% so với răng thật
- Không gây ra tình trạng tiêu xương hàm.
- Răng implant có độ bền cao. Do thiết kế tối ưu không tạo kẽ hở giữa chân răng và mão sứ, răng đảm bảo độ bền về chức năng cũng như màu sắc sau khi sử dụng trong thời gian dài. Độ cứng cao không sợ bị rơi mão sứ hay sứt mẻ khi ăn nhai.
Nhược điểm:
- Tốn chi phí cao hơn so với những phương pháp phục hình khác. (Xem chi tiết bảng giá trồng răng mới nhất)
- Thời gian thực hiện lâu hơn từ 3 – 6 tháng.
- Cấy ghép implant là một tiểu phẫu nên có thể gây đau (Xem thêm cách giảm đau sau khi trồng răng implant)
Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu hơn về những phương pháp phục hình khi mất 2 răng cửa. Điều quan trọng nhất là cần lựa chọn được cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Tại sao không thử đến với Nha khoa Quốc tế Phú Hòa để trải nghiệm môi trường nha khoa chuẩn quốc tế? Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0962.091.936 hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.