Tiêu xương hàm là tình trạng suy giảm xương ổ răng và các mô xung quanh chân răng. Đây thường là hậu quả của việc mất một hoặc nhiều răng hay do mắc các bệnh lý răng miệng. Vậy tiêu xương hàm có nguy hiểm không? Liệu có thể trồng răng khi bị tiêu xương hàm hay không? Để giải đáp tất cả các thắc mắc này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Nguyên nhân gây tiêu xương hàm là gì?
- 2. Các dạng tiêu xương hàm là gì?
- 3. Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?
- 4. Liệu có thể trồng răng khi bị tiêu xương hàm hay không?
- 5. Các phương pháp trồng răng điều trị tiêu xương hàm
- 6. Chi phí trồng răng hàm khi bị tiêu xương hàm?
- 7. Nha khoa Quốc tế Phú Hóa – Cơ sở trồng răng chuyên nghiệp
1. Nguyên nhân gây tiêu xương hàm là gì?
Xương tự nhiên rất cứng nhưng không phải nó tồn tại vĩnh viễn hay không thay thế được. Trên thực tế xương có tính năng động cao vì nó liên tục trải qua quá trình tái tạo và phân huỷ. Trong một số trường hợp quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn gây tiêu xương hàm như mất răng, sâu răng, viêm nha chu…
1.1. Mất răng
Mất răng là nguyên nhân chính gây tình trạng tiêu xương hàm. Bình thường trong quá trình ăn nhai, sẽ có các lực từ răng đối diện tác động vào chân răng, và tiếp theo là các mô xung quanh chân răng. Điều này sẽ kích thích mô xương hoạt động, đảm bảo xương răng khỏe mạnh. Tuy nhiên khi bị mất răng hàm, các mô xương không có lực tác động khiến chúng từ từ tiêu đi.
Sau 3 tháng mất răng, mật độ xương bắt đầu giảm. Sau 12 tháng chỉ còn lại khoảng 75% xương hàm. Tới năm thứ 3 chỉ còn lại khoảng 40 – 55%. Qua nhiều năm mới có thể biết được mình bị tiêu xương, tuy nhiên lúc này đã gây ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy khi bị mất răng để nhận biết tình trạng tiêu xương hàm chính xác nhất là đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa. Bác sĩ sẽ sử dụng tia X và chụp ảnh để đánh giá mật độ xương hàm đã mất.
Có thể bạn quan tâm: Mất răng nhưng vẫn còn chân răng thì phải làm sao?
1.2. Viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng. Bệnh ảnh hưởng tới các mô quanh răng, phá hủy men răng làm răng lỏng, lung lay. Đồng thời nướu bị viêm, tổn thương dẫn đến hở chân răng, dây chằng và xương bị tiêu biến dần, răng mất đi sẽ gây tiêu xương.
1.3. Sâu răng
Sâu răng gây nhiễm trùng, lâu dần ăn sâu đến tận xương bên dưới nướu. Khi nướu bị tổn thương, làm đứt dây chằng nha chu, vi khuẩn tấn công vào chân răng làm tiêu các xương xung quanh răng, dần dần sẽ có nguy cơ dẫn đến tiêu xương.
Đọc thêm: Tác hại của sâu răng không chỉ là đau nhức mà còn nhiều vấn đề nguy hiểm hơn thế
1.4. U nang vùng mặt
Ngoài ra, còn có nguyên nhân ít gặp hơn gây tiêu xương là u nang vùng mặt. Bệnh gây thiếu hổng do u tăng kích thước làm suy yếu xương hàm dẫn đến răng lung lay, lỏng lẻo, đặc biệt là khiến răng dịch chuyển ra xung quanh, gây chèn ép dẫn đến tiêu xương.
1.5. Một số bệnh lý khác
Một số bệnh lý làm tăng khả năng tiêu xương hàm có thể khiến xương trở nên yếu hơn, dẫn đến suy thoái mô như loãng xương. Bệnh paget xương là bệnh lý gây phá vỡ mô xương cũ tự nhiên và thay thế bằng mô xương mới, gây viêm tủy xương, có thể gây tiêu xương răng.
2. Các dạng tiêu xương hàm là gì?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất răng mà hình thành nhiều dạng tiêu xương hàm khác nhau như:
– Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Đây là tình trạng thu hẹp bề rộng của xương hàm ở vị trí chân răng. Khi răng bị mất đi, khoảng cách giữa các răng bên cạnh bị giãn rộng ra, khiến các răng này lệch lạc, di chuyển xâm lấn vào khoảng trống của xương bị tiêu xương.
– Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Khi bị tiêu xương, đường viền nướu bị trũng xuống sâu hơn các xương hàm thông thường.
– Tiêu xương khu vực xoang: Khi răng hàm bị mất sẽ làm cho đỉnh xoang hạ thấp xuống. Nếu không được điều trị có thể gây tiêu xương khu vực xoang làm thể tích xoang tăng lên.
– Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Tình trạng này xảy ra khi mất nhiều xương hàm cùng một lúc. Các dấu hiệu nhận biết tiêu xương toàn bộ khuôn mặt dễ nhận ra như khuôn miệng bị lõm, má hóp, nhiều nếp nhăn…
– Xương hàm bị hạ thấp: Điều này thường xảy ra khi bị mất nhiều răng. Nếu không được khắc phục sẽ gây tiêu biến dần các ống thần kinh nằm bên nướu răng. Đặc biệt là gây tiêu xương không hồi phục ngay cả khi phục hình bằng răng giả cấy implant.
3. Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?
Quá trình tiêu xương hàm diễn ra từ từ trong nhiều năm vì vậy các trường hợp phát hiện ra thường gây ảnh hưởng khá nhiều tới chức năng ăn nhai, thay đổi cấu trúc khuôn mặt…
3.1. Chức năng ăn nhai giảm
Xương hàm bị tiêu biến cả về chiều ngang và chiều rộng làm xô lệch các răng xung quanh. Lâu ngày gây lệch khớp cắn, thậm chí khiến các răng bên cạnh có nguy cơ lung lay và gãy rụng. Điều này dẫn đến chức năng ăn nhai không được đảm bảo, nhất là khi ăn thực phẩm cứng, dai.
3.2. Thay đổi cấu trúc khuôn mặt
Tình trạng tiêu xương hàm có thể gây ra những thay đổi nhất định về đặc điểm trên khuôn mặt. Khi khối lượng mô ở hàm suy giảm, xương hàm tiêu biến tới 60%, bạn có thể nhận thấy hóp má (má thu gọn vào mặt), cằm nhọn hơn. Cơ mặt yếu đi làm các nếp nhăn bắt đầu hình thành quanh miệng. Tất cả những thay đổi này kết hợp với nhau khiến bạn trông già hơn nhiều so với những người bằng tuổi.
3.3. Mất tự tin khi giao tiếp
Khi bị tiêu xương hàm gây biến dạng khuôn mặt, có thể khiến bạn ngại giao tiếp với những người xung quanh. Đặc biệt việc mất nhiều răng khiến người khác nhận ra, gây mất thẩm mỹ.
3.4. Cản trở tới việc điều trị
Trong nhiều trường hợp, tiêu xương hàm có thể hạn hạn chế thực hiện một số công việc nha khoa như cấy ghép răng. Vì phương pháp điều trị này dựa vào sức khoẻ của mô xương quanh, nên không đủ tiêu chuẩn để thực hiện.
Nếu trì hoãn càng lâu thì tỷ lệ mất răng càng nhiều. Điều này khiến việc phục hình răng càng khó.
4. Liệu có thể trồng răng khi bị tiêu xương hàm hay không?
Nhiều người thắc mắc rằng liệu có thể trồng răng khi bị tiêu xương hàm hay không. Để hiểu được vấn đề này cần biết được tiêu chuẩn trồng răng hàm là gì và cách thực hiện như thế nào?
Nguyên tắc trồng răng hàm để được kết quả tốt là:
- Xương hàm khỏe mạnh, xương đủ cứng, không bị tổn thương.
- Xương đủ kích thước, không bị nhiễm trùng ở vùng xung quanh.
Vì vậy khi xương bị tiêu, bác sĩ nha khoa cần thăm khám sức khỏe răng miệng cẩn thận, xác định mật độ xương xem đủ cứng hay không.
– Tiêu xương hàm nhẹ:
Tiêu xương hàm nhẹ thường xảy ra khi vừa mới mất răng. Lúc này xương vẫn đủ khỏe mạnh, mật độ khoáng xương cao có thể tiến hành trồng răng.
Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên trồng răng càng sớm càng tốt, ngay khi mới mất răng. Bởi lúc này tỷ lệ tiêu xương còn thấp, tránh phải tiến hành ghép răng và làm các thủ thuật tốn kém khác trong tương lai. Đồng thời ngăn chặn được nhiều biến chứng của việc mất răng.
– Tiêu xương hàm trung bình đến nặng:
Thường xảy ra sau khi mất răng nhiều năm. Lúc này tỷ lệ tiêu xương cao muốn trồng răng thì các bác sĩ cần tìm cách phục hồi các xương, sau đó mới trồng răng. Vì nếu chỉ trồng lại răng mà không ghép răng thì không có các mô nâng đỡ răng giả sẽ dần suy yếu, sức khoẻ răng miệng không được đảm bảo. Ghép xương không chỉ cải thiện tình trạng xương bị mất, nó còn giúp xương hàm tái tạo lại nhờ lực tác động đều đặn vào xương.
Hiện nay có 2 kỹ thuật ghép xương chính gồm:
- Lấy xương tự thân từ chỗ khác để ghép như ở khung xương hàm dưới, mào chậu, vùng cằm cùng vùng góc hàm.
- Lấy xương từ động vật, hoặc từ vật liệu nhân tạo không gây nguy hiểm hay đào thải để cấy ghép.
Sau khi cấy ghép xương khoảng 3 – 6 tháng mới tiến hành trồng răng.
5. Các phương pháp trồng răng điều trị tiêu xương hàm
Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng khi tiêu xương phổ biến là hàm giả tháo lắp, trồng răng sứ và cấy ghép implant.
5.1. Hàm giả tháo lắp
Đây là một phương pháp giúp điều trị tiêu xương hàm, được sử dụng để phục hồi một phần chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Tuy nhiên đây không phải là một biện pháp tốt nên thường chỉ làm tạm thời do thời gian thực hiện nhanh. Hàm răng giả tháo lắp được thiết kế để gắn trực tiếp lên nướu. Răng giả không thay thế được chân răng đã mất nên có thể đẩy nhanh quá trình tiêu xương hàm bằng cách làm mòn gờ xương và chúng đặt trên đó.
Mỗi khi cắn hoặc nhai, nghiến răng sẽ tạo áp lực lên sườn răng dẫn đến tiêu xương. Sự bào mòn liên tục này làm răng giả dần dần không vừa vặn, gây đau nhức và việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Vì vậy mà nhiều người gặp vấn đề liên tục trong việc lắp răng giả.
Xem thêm: Chi phí làm hàm giả tháo lắp
5.2. Làm cầu răng sứ
Trong nhiều trường hợp tiêu xương hàm do mất răng gần đây, các bác sĩ có thể thực hiện làm cầu răng sứ. Bạn sẽ phải mài một phần răng tự nhiên bên cạnh để làm điểm tựa chụp răng sứ lên trên.
Phương pháp này phục hồi 60 – 80% chức năng ăn nhai với thời gian kéo dài từ 7 – 10 năm. Tuy nhiên giải pháp này cũng không ngăn chặn được quá trình tiêu xương. Ngoài ra, nó còn có một số biến chứng khác như làm 2 răng kế cận yếu đi, tụt nướu, viêm nha chu…
5.3. Cấy ghép implant
Phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay được sử dụng để điều trị tiêu xương hàm là cấy ghép implant. Nó giúp đảm bảo chức ăn nhai và tính thẩm mỹ tốt.
Cấu trúc của một chiếc răng implant gồm:
- Mão răng sứ tương đương thân răng.
- Abutment giúp nối mão răng sứ với trụ implant.
- Trụ Implant thay thế chân răng.
Trồng một răng hoặc làm cầu răng với 3 – 4 răng trong đó được hỗ trợ bằng 2 implant mang lại sức nhai bằng 99% lực cắn tự nhiên của răng. Những trụ implant có tác dụng như một chân răng tự nhiên, kích thích các xương hàm với lực vừa phải, vì vậy ngăn chặn được quá trình tiêu xương hàm. Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là chi phí trồng răng khá đắt, lên đến mấy chục triệu đồng.
Hỏi đáp: Trồng implant có ảnh hưởng gì không?
6. Chi phí trồng răng hàm khi bị tiêu xương hàm?
Thông thường, ghép xương răng diễn ra nhanh chóng với mức chi phí phù hợp khoảng 5.000.000 – 7.000.000 đồng.
Sau đó tùy thuộc vào loại trồng răng sứ, hay cụ thể là các loại cắm implant mà chi phí dao động khác nhau. Bảng chi phí trồng răng trung bình hiện nay gồm:
Loại trồng răng | Giá thành |
Răng giả tháo lắp | 800.000 – 1.500.000 đồng/răng |
Làm cầu răng sứ | 1.000.000 – 3.000.000 đồng/răng |
Dentium implant (Mỹ) | 20.000.000 – 25.000.000 đồng/trụ |
Dentium implant (Hàn) | 18.000.000 – 21.000.000 đồng/trụ |
Ostem (Hàn) | 19.000.000 – 21.000.000 đồng/trụ |
Straumenn (Thụy Sĩ) | 40.000.000 – 43.000.000 đồng/trụ |
7. Nha khoa Quốc tế Phú Hóa – Cơ sở trồng răng chuyên nghiệp
Việc trồng răng khi bị tiêu xương do mất răng lâu năm là một kỹ thuật phức tạp hơn nhiều khi thực hiện ngay sau mất răng, vì vậy khi gặp các vấn đề răng miệng cần thăm khám bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.
Một trong những cơ sở nha khoa hàng đầu Việt Nam được người dân tin tưởng là Nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Cơ sở có tuổi đời hơn 15 năm với đội ngũ giàu kinh nghiệm đã thực hiện nhiều ca trồng răng chuyên nghiệp.
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa là một trong những người sáng lập lên Nha khoa đã đạt được nhiều thành tự trong và ngoài nước.
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe.
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y tế 24h.
Cùng với đó là cơ sở vật chất gồm các trang thiết bị tân tiến, hiện đại, cập nhật những kỹ thuật mới của thế giới giúp việc thăm khám của bạn nhanh chóng, thực hiện trồng răng dễ dàng và chuyên nghiệp.
Nguồn tham khảo
- https://www.cccrdentistry.com/conditions/bone-loss-injaw/
- https://www.implantsprocentersanfrancisco.com/bone-loss-can-be-prevented-by-providing-the-jawbone-a-replacement-tooth-with-a-root-that-can-apply-the-same-pressure-as-your-natural-teeth/