Trồng Răng Implant Có Nguy Hiểm Không? Có Nên Thực Hiện Không?
Làm răng implant là phẫu thuật khó và phức tạp hàng đầu trong nha khoa. Kỹ thuật này sử dụng trụ kim loại nhằm phục hồi những răng hư tổn hoặc mất hoàn toàn chân răng. Các răng cấy implant sau khi phục hồi rất chắc chắn và đem lại cảm giác tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại trồng răng Implant có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Mục lục
- 1. Trồng răng Implant là gì? Các điều kiện để có thể thực hiện trồng răng implant
- 2. Có nên làm răng Implant hay không? Răng Implant có tốt không? Lợi ích của phương pháp
- 3. Làm răng implant có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể xảy ra
- 3.1. Hiện tượng sưng đau kéo dài liên tục tại vị trí cấy ghép
- 3.2. Xuất hiện nhiễm trùng tại vùng phẫu thuật
- 3.3. Nơi cấy ghép Implant không ngừng bị chảy máu
- 3.4. Tình trạng tổn thương dây thần kinh, các mô lân cận trong quá trình trồng răng
- 3.5. Trụ Implant bị đào thải, không tích hợp với xương hàm sau khi phẫu thuật
- 3.6. Tiêu xương tại vùng cổ Implant
- 3.7. Trong quá trình thực hiện cấy ghép trụ implant bị lệch, không đúng với vị trí cần điều trị
- 3.8. Biến chứng liên quan đến việc gây tê trong khi cấy ghép implant
- 4. Làm thế nào để hạn chế tối đa các yếu tố rủi ro có thể gặp phải khi cấy ghép implant
- 5. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ trồng răng Implant uy tín số 1 Hà Nội
1. Trồng răng Implant là gì? Các điều kiện để có thể thực hiện trồng răng implant
1.1. Khái niệm về phương pháp trồng răng Implant
Trồng răng Implant là phương pháp sử dụng trụ Implant cấy ghép vào xương hàm của người bệnh nhằm tạo ra các chân răng giả. Cấu tạo răng Implant bao gồm 3 bộ phận: trụ Implant thay thế chân răng thật, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Vì vậy răng Implant sẽ thay thế được chức năng của một chiếc răng thật về cả chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Phương pháp này được sử dụng hiệu quả trong trường hợp người bệnh bị mất 1 răng, nhiều răng hoặc thậm chí toàn hàm.
1.2. Các điều kiện để có thể tiến hành trồng răng implant
Để trồng răng implant, người bệnh cần đáp ứng các điều kiện sau để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra:
- Trên 18 tuổi: Lúc này xương hàm của người bệnh đã phát triển đầy đủ, thể tích và mật độ xương hàm đạt tiêu chuẩn để có thể tiến hành thực hiện cấy ghép Implant.
- Thể tích xương hàm: Bề dày xương quanh trụ implant tối thiểu 1.5mm và độ sâu trụ implant tối thiểu 8mm.
- Mật độ xương hàm: Đủ độ cứng để chịu áp lực khi đặt trụ implant.
- Không mắc bệnh mãn tính: Những bệnh như tiểu đường, tim mạch,… có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Không sử dụng chất kích thích, gây nghiện: Ít nhất trước 1 tháng thực hiện phẫu thuật.

Với những trường hợp không đạt điều kiện, bác sĩ có thể tư vấn biện pháp khắc phục hoặc giải pháp thay thế kỹ thuật trồng răng implant. Những người đủ điều kiện sẽ được sắp xếp để thực hiện phẫu thuật. Các bước trồng răng implant diễn ra như sau:
- Chuẩn bị hàm: Những xương hàm có thể tích hoặc mật độ xương chưa đủ tiêu chuẩn sẽ được ghép xương, kích thích xương phát triển và chờ hồi phục sau điều trị.
- Lắp trụ implant: Bác sĩ cắt nướu và khoan xương hàm để lắp trụ implant. Sau đó, chờ 3 – 6 tháng để Implant tích hợp với xương hàm và xương phát triển, giữ implant cố định, trong thời gian này bệnh nhân sẽ được lắp răng tạm trên Implant.
- Đặt mão răng: Mão răng phù hợp được gắn vào trụ implant qua phần trụ cầu abutment.
Sau khi trồng răng implant hoàn thiện, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn chế độ chăm sóc răng và hẹn lịch tái khám định kỳ. Hãy tuân thủ các chỉ định và chủ động liên hệ với bác sĩ ngay khi thấy có bất thường xảy ra.
2. Có nên làm răng Implant hay không? Răng Implant có tốt không? Lợi ích của phương pháp
Vậy có nên làm răng Implant hay không? So với các phương pháp khác thì làm răng Implant sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất với tính thẩm mỹ cao, chắc chắn cùng khả năng ăn nhai như răng thật. Nó còn giúp kích thích xương hàm phát triển, bảo vệ những chiếc răng lân cận, hạn chế tình trạng tiêu xương hàm do mất răng và hạn chế xô lệch răng.
– Trụ implant được làm từ chất liệu titanium nên rất an toàn và lành tính với người bệnh. Trụ đã được kiểm nghiệm và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đảm bảo khi cấy ghép vào xương hàm sẽ không gây ảnh hưởng gì đến bệnh nhân.
– Tuổi thọ của răng Implant rất cao, sau khi cấy ghép răng Implant có tác dụng như một chiếc chân răng thật và có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách.
Với sự an toàn cùng những ưu điểm vượt trội, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn phương pháp trồng răng Implant để khắc phục tình trạng mất răng của bản thân. Tuy nhiên vì đây là một phương pháp chỉnh nha khó và đòi hỏi kĩ thuật tay nghề cao, vì vậy nó chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi bạn lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, chuyên sâu về Implant để thực hiện.
3. Làm răng implant có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể xảy ra
Theo các bác sĩ Nha khoa, việc trồng răng Implant có nguy hiểm không và mức độ an toàn của phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ và tay nghề của bác sĩ. Với những bác sĩ có trên 15 năm kinh nghiệm, phẫu thuật trồng răng implant không quá khó, tỷ lệ thành công là trên 99%, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.

Mặc dù hiếm gặp nhưng những rủi ro trong quá trình trồng răng implant hoàn toàn có thể xảy ra nếu: bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, trụ implant chất lượng kém hoặc các điều kiện trong phòng phẫu thuật không đạt tiêu chuẩn. Một số biến chứng khi phẫu thuật làm răng implant có thể xảy ra bao gồm:
3.1. Hiện tượng sưng đau kéo dài liên tục tại vị trí cấy ghép
Sưng đau kéo dài liên tục là hiện tượng hoàn toàn bình thường của một bệnh nhân mới vừa trồng răng Implant. Điều này chứng tỏ xương hàm bạn tốt và cơ thể đã có phản ứng ngược lại với Implant. Tuy nhiên cơn đau liên tục trên 5 – 7 ngày không giảm kèm theo sốt thường xuất hiện có thể là do điểm cắm implant bị viêm và implant bị đào thải khỏi xương hàm. Lúc này bạn cần nhanh chóng liên hệ với Bác sĩ để được kiểm tra và giải quyết kịp thời.

3.2. Xuất hiện nhiễm trùng tại vùng phẫu thuật
Đây là biến chứng thường gặp nhất khi thực hiện cấy ghép Implant. Nguyên do chính là lượng thức ăn thừa bị dính vào trụ Implant quá nhiều, răng miệng lại không được vệ sinh kỹ. Từ đó tạo ra một môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn tích tụ, phát triển và gây nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhận biết dễ nhất là các mô xung quanh răng ở khu vực cắm Implant bị sưng tấy và có màu đỏ. Hệ quả của việc nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể gây ra viêm nhiễm nặng, thậm chí dẫn đến mất xương và trụ Implant bị đào thải.
Nhiễm trùng vùng phẫu thuật cũng xảy ra khi dụng cụ và môi trường phẫu thuật không đảm bảo tính vô trùng.
3.3. Nơi cấy ghép Implant không ngừng bị chảy máu
Sau khi mới cấy trụ Implant thì thông thường sẽ có hiện tượng chảy máu trong 1 – 2 ngày đầu tiên. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc y tế đặt lên vùng cắm Implant rồi ấn nhẹ nhàng miếng gạc khoảng 30 phút để cầm máu.
Nếu hiện tượng chảy máu vẫn không ngừng chảy máu thì bạn nên tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng về sau.
3.4. Tình trạng tổn thương dây thần kinh, các mô lân cận trong quá trình trồng răng
Tình trạng này gặp phải chủ yếu do bác sĩ không chụp CT một cách cẩn thận nên xác định không đúng vị trí các dây thần kinh trong miệng và thao tác phẫu thuật không chuẩn gây rách, đứt hoặc chèn ép dây thần kinh. Cụ thể:
– Trường hợp 1: Hệ thống dây thần kinh dưới răng bị tổn thương. Trong quá trình khoan lỗ cắm trụ Implant, bệnh nhân có thể cảm thấy bị đau, tê hoặc ngứa ở vùng lợi, lưỡi, môi,… Các triệu chứng có xu hướng càng ngày càng nặng hơn thì răng Implant có thể phải loại bỏ, ca ghép thất bại.
– Trường hợp 2: Xương hàm bị tổn thương. Các ca bệnh nhân không đủ xương hàm, xương không đủ độ dày nhưng bác sĩ vẫn thực hiện cấy ghép Implant mà không ghép thêm xương thì rất dễ gây ra hiện tượng gãy xương hàm. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật và phí điều trị sẽ cao hơn các ca bình thường khác.
3.5. Trụ Implant bị đào thải, không tích hợp với xương hàm sau khi phẫu thuật
Đa số, nguyên nhân chính của việc trụ Implant bị đào thải là do kỹ thuật cấy ghép sai vị trí, sử dụng trụ Implant kém chất lượng. Ngoài ra còn có thể do bệnh nhân không kiêng cữ và chăm sóc răng miệng đúng cách. Khi bị viêm niêm mạc quanh trụ Implant, màu sắc của nướu thay đổi, bệnh nhân cảm thấy đau khi ăn nhai, đồng thời phát âm khó khăn.

3.6. Tiêu xương tại vùng cổ Implant
Tiêu xương tại cổ Implant là biến chứng khiến cho phần trụ Implant bị lộ ra, gây mất thẩm mỹ. Cần có biện pháp khắc phục kịp thời không tình trạng này càng thêm nặng, trụ implant dễ bị lung lay, gây viêm lợi, hôi miệng và ảnh hưởng đến các răng lân cận.
3.7. Trong quá trình thực hiện cấy ghép trụ implant bị lệch, không đúng với vị trí cần điều trị
Do tay nghề bác sĩ kém khiến vị trí và hướng trụ implant không phù hợp. Điều này làm lực nhai phân bố không đồng, người bệnh thường xuyên đau khi ăn hoặc dễ bị viêm chân răng. Cụ thể là:
– Bệnh nhân cảm thấy đau khi chạm vào nướu trong quá trình ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện viêm nhiễm hoặc vị trí trụ Implant sai gây ảnh hưởng đến phát âm. Một thời gian sau trụ Implant có thể gãy do hướng cấy không đúng.
– Vì trụ Implant không được cấy đúng vị trí nên việc gắn răng sứ trên trụ cũng không được chuẩn xác. Do đó khi ăn uống lực của hàm bị yếu, không thực hiện tốt chức năng ăn nhai hoặc lực tập trung quá nhiều cũng sẽ khiến răng quá tải. Hệ quả là để lại nhiều biến chứng không mong muốn như: gãy trụ Implant, đào thải trụ Implant,…

3.8. Biến chứng liên quan đến việc gây tê trong khi cấy ghép implant
Đây là biến chứng ít gặp, thế nhưng nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như bại não, chết. Nhiều trường hợp phản ứng sốc phản vệ xảy ra nhanh chóng, nặng nề và không thể cấp cứu được.
Một số biểu hiện của việc dị ứng, ngộ độc hay sốc thuốc tê là: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê bì đầu chi, rối loạn vị giác, buồn ngủ, vã mồ hôi, co giật, tay chân lạnh, khó thở,… Vì vậy mà trước khi tiêm, bác sĩ cần phải hỏi trước tình trạng dị ứng thuốc trước đây của bệnh nhân. Còn trong quá trình tiêm, cũng phải hỏi liên tục về cảm giác của bệnh nhân. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần ngay lập tức ngừng tiêm. Bởi một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể co giật, hôn mê, suy hô hấp, mất ý thức và ngừng thở.
Lưu ý, không phải chỉ ở cấy ghép Implant mà bất cứ cuộc phẫu thuật y khoa nào dù nhỏ hay lớn mà có sử dụng thuốc tê hoặc thuốc gây mê đều có biến chứng với thuốc tê.
4. Làm thế nào để hạn chế tối đa các yếu tố rủi ro có thể gặp phải khi cấy ghép implant
4.1. Lưu ý về phía bệnh nhân
- Tìm hiểu kỹ thông tin về phương pháp trước khi thực hiện:
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển rất mạnh nên chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet là bạn có thể nắm bắt được tất cả thông tin liên quan đến quá trình cấy ghép Implant. Bạn có thể tìm hiểu thông tin, kiến thức về Implant bằng nhiều cách khác nhau như: tìm trên google, các hội nhóm facebook, sách báo hoặc các phương tiện truyền thông khác. Ngoài ra bệnh nhân có thể hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn trong quá trình tư vấn trước khi tiến hành trồng răng.
Bệnh nhân nên nắm vững kiến thức về quy trình, quá trình hồi phục và các tình huống có thể xảy ra trước khi quyết định có nên cấy ghép Implant hay không. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về quá trình điều trị và biết cách ứng phó khi có vấn đề xảy ra.
- Tìm địa chỉ nha khoa uy tín
Tìm kiếm và lựa chọn một phòng khám nha khoa có uy tín, kinh nghiệm trong việc cấy ghép implant sẽ đảm bảo rằng quy trình sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia có kiến thức và kỹ năng cần thiết, ca cấy ghép an toàn và kết quả đạt được tốt nhất. Một địa chỉ nha khoa uy tín phải đáp ứng được các tiêu chí như: có đầy đủ giấy phép hoạt động, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, cơ sở vật chất hiện đại, quy trình cấy ghép đảm bảo tính vô trùng, trụ Implant để ghép đảm bảo chất lượng,…

- Hiểu rõ tình trạng sức khỏe, cung cấp các thông tin liên quan cho bác sĩ
Việc cấy ghép implant yêu cầu một tình trạng sức khỏe tốt. Bệnh nhân cần phải thông báo chi tiết về lịch sử bệnh tật, thuốc đang dùng và các vấn đề sức khỏe khác cho bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ đánh giá và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
- Lựa chọn loại trụ răng chính hãng
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở sản xuất trụ Implant nào. Chính vì vậy mà tất cả các loại trụ Implant đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Để tránh việc sử dụng phải loại trụ Implant kém chất lượng thì bạn có thể yêu cầu nha khoa xuất trình giấy tờ mua bán liên quan (hóa đơn, thẻ bảo hành, mã vạch,…).
Bên cạnh đó, mỗi loại trụ Implant khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau. Bạn nên dựa vào điều kiện tài chính, nhu cầu cá nhân và đặc điểm sản phẩm để lựa chọn được trụ Implant thích hợp nhất như trụ Implant Dentium Hàn Quốc thì sẽ có chi phí rẻ hơn so với trụ Straumann Thụy Sỹ, tuy nhiên thời gian trụ tích hợp với xương hàm sẽ lâu hơn… Tuy nhiên, cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành để chọn loại trụ tốt nhất với tình trạng răng của bản thân.

- Một số chú ý khi lựa chọn trụ implant gồm:
– Nguồn gốc xuất xứ trụ implant rõ ràng, có hóa đơn chứng từ chứng minh và có chế độ bảo hành rõ ràng.
– Tỷ lệ trồng thành công của trụ. Ví dụ trụ implant straumann có tỷ lệ thành công đến 97%, cao nhất trong các loại trụ.
– Công nghệ xử lý bề mặt trụ, quyết định đến khả năng tích hợp của trụ vào xương hàm.
– Lựa chọn trụ implant được thiết kế phù hợp với vị trí răng bị mất.
- Chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, loại bỏ các thói quen xấu trước khi cấy răng
Việc chuẩn bị cho bản thân một sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần thật tốt là một điều cần thiết cơ bản. Nhất là các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… cần chuẩn bị hồ sơ bệnh lý của mình để bác sĩ xem xét và theo dõi. Đặc biệt, tuyệt đối không hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích trước và sau khi cấy Implant.
Trong khoảng thời gian chờ hồi phục, bệnh nhân cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống, hạn chế các thức ăn cứng hoặc dai, dính. Tâm lý căng thẳng cũng có thể khiến cho vết thương lâu lành.
- Nghỉ ngơi và chú ý chăm sóc răng sau khi cấy ghép
Sau khi cấy ghép, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật để đảm bảo quá trình lành lành mạnh mẽ. Một số lưu ý cần ghi nhớ về cách chăm sóc răng sau khi cấy ghép là:
– Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Không được sử dụng loại kem đánh răng có chứa acid fluor vì chất này gây ăn mòn bề mặt Implant làm bằng chất liệu Titanium. Các loại kem có chứa thành phần Na Fluor hoặc Fluor trung tính thì được sử dụng.
– Dùng nước súc miệng có chứa kháng sinh như chlorhexidine trong thời gian ngắn ban đầu ở các vùng khó thâm nhập hoặc có dấu hiệu bị viêm.
– Nên sử dụng thêm các loại thuốc chống mảng bán, tăm nước, dụng cụ làm sạch khác để làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng, toàn diện nhất. Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vùng răng mới cấy ghép.
– Ăn những đồ ăn mềm, nhiều dinh dưỡng. Hạn chế các loại thức ăn quá cứng, dai hoặc quá nóng, quá lạnh để tránh kích thích đến răng Implant mới cấy ghép. Ngoài ra cần bổ sung những chất dinh dưỡng tốt cho răng như: canxi, vitamin D, vitamin C…
- Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh nhân nên tuân thủ tất cả các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, từ quá trình chuẩn bị trước cấy ghép đến quá trình hồi phục sau điều trị. Đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tái khám định kỳ 6 tháng/lần để thực hiện vệ sinh răng miệng, kiểm tra trụ Implant và chỉnh khớp cắn, điều chỉnh lực nhai trên Implant nếu cần thiết.

4.2. Về phía phòng khám nha khoa
- Tay nghề của bác sĩ
Đây là yếu tố tiên quyết, quan trọng hàng đầu đối với sự thành công của một ca trồng răng Implant. Bởi Implant là một phương pháp trồng răng khá mới, đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo bài bản từ kiến thức, kỹ thuật chuyên môn đến kinh nghiệm thực tiễn từ những nền y khoa tiên tiến nước ngoài.
Do đó, bạn nên lựa chọn những nha khoa có đội ngũ bác sĩ đã được cấp chứng chỉ cấy ghép Implant. Đồng thời có thâm niên trong nghề, thực hiện thành công nhiều ca cấy ghép Implant khó, phức tạp. Từ đó sẽ đảm bảo kết quả trồng răng thành công và an toàn.
- Điều kiện vô trùng của phòng khám
Phòng khám nha khoa cần đảm bảo vệ sinh và điều kiện vô trùng tốt trong quá trình thực hiện cấy ghép để tránh nhiễm trùng và các vấn đề khác liên quan đến vệ sinh.
- Chất lượng trụ implant
Trụ Implant là sản phẩm được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm nên bắt buộc phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Khi lựa chọn địa chỉ nha khoa để cấy ghép, bạn phải tìm hiểu xem nha khoa đó hiện đang sử dụng các dòng trụ Implant nào? Chúng có xuất xứ từ đâu? Trụ có được mua từ chính hãng không?
Nhất là cần phải cẩn thận trước những quảng cáo về các loại trụ Implant giá rẻ nhưng chất lượng cao. Bởi có thể đây là những loại Implant kém chất lượng, được chế tạo từ những vật liệu không rõ ràng và không được bảo hành chính hãng. Khi cấy sẽ có nguy cơ gặp biến chứng cao như: nhiễm trùng vùng cấy ghép, viêm quanh trụ Implant, trụ Implant bị đào thải,…
- Trang thiết bị hiện đại
Trồng răng Implant là kỹ thuật đòi hỏi tính chính xác rất cao, nên cần rất nhiều công nghệ và máy móc hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện.
Một nha khoa đủ tiêu chuẩn thực hiện kỹ thuật Implant bắt buộc phải có đầy đủ những trang thiết bị như: máy chụp phim CT 3D, máy phẫu thuật đặt trụ Implant, phần mềm phân tích hình ảnh, máy hấp vô trùng,… Tất cả những trang thiết bị này phải qua kiểm định chất lượng của Bộ Y Tế.
5. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ trồng răng Implant uy tín số 1 Hà Nội
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa là một trong những địa chỉ trồng răng uy tín hàng đầu Hà Nội. Nơi đây quy tụ dàn bác sĩ có tay nghề giỏi, trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị của trung tâm được đầu tư bài bản, tối tân đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn cho quá trình trồng răng implant.

TS.BS Nguyễn Phú Hòa – Người sáng lập Nha khoa Phú Hòa là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Nha khoa. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Hòa sở hữu hàng loạt bằng cấp, chứng nhận và giải thưởng Quốc tế. Đáng chú ý, bác sĩ Hòa là một trong chuyên gia Nha khoa hiếm hoi của Việt Nam góp mặt trong thành viên của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association và Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
Bên cạnh đó, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa còn sở hữu hàng loạt bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo khắt khe tại môi trường quốc tế và có nhiều năm kinh nghiệm như: Ths. Bác sĩ Dương Thu Trang, Bác sĩ Đỗ Trọng Hiếu,….

Nha khoa Phú Hòa lấy sức khỏe và trải nghiệm người bệnh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động dịch vụ. Do đó, các thiết bị máy móc được trang bị tối tân nhằm đưa đến trải nghiệm thân thiện, giảm đau đớn, khó chịu và hạn chế tối đa rủi ro khi thực hiện phẫu thuật phức tạp như trồng răng implant.
Với tâm niệm, trồng răng implant không chỉ là kỹ thuật phục hình răng đã mất, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa luôn tận lực mang lại đa lợi ích cho người bệnh, như:
- Phục hồi toàn diện cấu tạo răng, đảm bảo chức năng ăn nhai thoải mái, linh hoạt và tự nhiên khi hoạt động.
- Tái tạo màu sắc răng implant tự nhiên như răng thật, đem lại nụ cười tự tin.
- Hạn chế tối đa tác động xâm lấn vào cấu trúc xương hàm, mô và tuyệt đối không gây tổn thương hệ thống thần kinh trong khoang miệng.
- Tỷ lệ tương thích sinh học cao, hạn chế tối đa biến chứng, nhanh hồi phục và lành tính với cơ thể.
- Đảm bảo răng implant có tuổi thọ lâu dài, có thể sử dụng trọn đời.
- Chi phí hợp lý, áp dụng chính sách trả góp 0%, kỳ hạn thanh toán linh hoạt.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về việc trồng răng Implant có nguy hiểm không, có nên làm răng implant không và thông tin đến bạn địa chỉ cấy ghép Implant uy tín – Nha khoa QT Phú Hòa. Mang trên mình sứ mệnh kiến tạo nụ cười hoàn hảo cho mọi người bằng phương pháp an toàn, hiệu quả và sự thoải mái tối đa, Trung tâm Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đã và đang là điểm đến Nha khoa uy tín nhất Hà Nội. Tin rằng, với tay nghề bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại, bạn sẽ được trải nghiệm quá trình trồng răng implant thoải mái, an toàn và thành công tìm lại hàm răng chắc đẹp.