Chuyên gia tư vấn: Mất nhiều răng phải làm sao?
Do nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc bệnh nướu, chăm sóc răng miệng kém, tai nạn… mà không ít người gặp tình trạng mất 2 răng hoặc nhiều hơn. Vậy trong trường hợp mất nhiều răng một lúc có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Mất nhiều răng nguy hiểm như thế nào?
Ông cha ta có câu:” Cái răng cái tóc là vóc con người”, để khẳng định cái răng vô cùng quan trọng. Răng không chỉ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, nó còn giúp thực hiện chức năng ăn nhai. Bất kỳ một chiếc răng nào tổn thương cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến những việc này. Vì vậy, những người bị mất nhiều răng cần đặc biệt chú ý, nhất là khi còn trẻ tuổi.
1.1. Mất tính thẩm mỹ
Việc mất răng ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ nụ cười. Đặc biệt là mất những chiếc răng cửa, nó khiến bạn trở nên kém duyên hơn.
Điều này còn khiến không ít người cảm thấy mất tự tin, lo lắng, dẫn đến việc hạn chế giao tiếp với người khác.
1.2. Giảm khả năng ăn nhai
Việc ăn nhai thức ăn là một trong những vấn đề quan trọng của việc mất răng, đặc biệt là mất nhiều răng.
Khi mất các răng hàm đảm nhận chức năng nghiền nát thức ăn, những thực phẩm cứng như các loại hạt, bánh quy giòn… có thể khiến bạn gặp khó khăn nếu răng bị mất không được thay thế kịp thời. Trong khi đó, việc mất nhiều răng cửa khiến việc cắn xé thức ăn trở giảm đi.
Khi số lượng răng mất càng nhiều thì những chiếc răng còn lại phải đảm nhận nhiệm vụ ăn nhai của nó. Điều này khiến các răng này yếu đi theo thời gian và dễ mắc các bệnh răng miệng. Lâu dần cơ thể bắt đầu thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức khỏe kém hơn.
1.3. Xô lệch các răng khác
Các răng gần với răng bị mất có xu hướng dịch chuyển để lấp đầy khoảng trống do răng mất tạo ra. Sự di chuyển này có thể dẫn đến tình trạng xô lệch gây ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ.
Khi tình trạng mất răng lâu năm, khớp cắn bị lệch nhiều, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai. Điều này làm suy giảm dinh dưỡng, ngay cả việc ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau sống cũng khó khăn và giảm sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, việc mất răng còn khiến khớp cắn thái dương hàm kết nối giữa xương hàm với hộp sọ bị thay đổi, gây ra phản ứng dẫn đến đau đầu nghiêm trọng và kéo dài. Người bệnh bị rối loạn khớp thái dương hàm còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau tai, hàm kêu răng rắc…
1.4. Tiêu xương
Sự phát triển của xương được kích thích bởi lực tác động ăn nhai hàng ngày của răng. Đó là hàng trăm sự tiếp xúc thoáng qua với nhau trong suốt cả ngày. Các ứng suất nhỏ tạo bởi mặt tiếp xúc này truyền đến xương, thúc đẩy nó tái tạo liên tục. Khi nhiều răng bị mất, sự kích thích mà nó cung cấp biến mất, xương dần bị thoái hóa và trở nên yếu hơn.
Trong năm đầu tiên mất răng, chiều rộng của xương đã giảm 25%. Vài năm sau đó, chiều cao tổng thể giảm tới 4mm.
Khi tình trạng tiêu xương hàm bắt đầu thì nướu cũng dần tụt lại. Điều này có thể dẫn đến bệnh nha chu làm giảm sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng tới thể trạng tổng thể. Đặc biệt là bệnh về nướu làm tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, bệnh tim, sa sút trí tuệ…
1.5. Gây biến dạng khuôn mặt
Khoảng cách thích hợp giữa mũi và cằm phụ thuộc vào răng. Việc mất nhiều răng mà không được thay thế sớm có thể dẫn đến “xẹp mặt”, khoảng cách từ mũi đến cằm giảm xuống. Đồng thời môi bị chảy xệ, cảm giác khuôn mặt như không thấy vui.
Đọc thêm: Mất 1 răng nên làm mấy cái?
2. Mất nhiều răng khắc phục bằng cách nào tốt nhất?
Thật may với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến, hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng mất răng. Chúng bao gồm:
- Hàm tháo lắp: Đây là phương pháp kinh điển, lâu đời nhất trong nha khoa để khắc phục tình trạng mất răng. Tùy thuộc vào số lượng răng bị mất mà bạn được bác sĩ chỉ định lắp hàm răng giả toàn bộ hay bán phần. Nó giúp thay thế tất cả các răng bị mất trong một cung răng.
- Làm cầu răng: Nếu bạn có nhiều răng bị mất trong cùng một khu vực, cầu răng cố định có thể là giải pháp tốt cho bạn.
- Cấy ghép implant: Là đặt các trụ nhỏ bằng titan thay thế chân răng bị mất. Chúng được đưa vào xương trong quá trình thực hiện tại phòng khám. Sau đó, 1 – 3 tháng để ổn định implant, một mão răng sứ giống răng thật được gắn vào.
Để xem xét về ưu điểm của implant trên từng phương diện khác nhau, bạn có thể đọc tiếp phần nội dung dưới đây:
2.1. Về tính thẩm mỹ
– Hàm tháo lắp: Hàm giả tháo lắp gồm phần khung và phần răng giả nên người khác dễ nhận ra bạn mang hàm. Ngoài ra, hàm dễ dàng tháo ra lắp vào, nhưng theo thời gian nó dần trở nên lỏng lẻo, gây khó chịu.
– Cầu răng sứ: Răng giả mang tính thẩm mỹ có kích thước chuẩn và gờ trông tự nhiên gần như thật. Tuy nhiên do phải mài đi một lớp men răng thật của những răng bên cạnh nên có nguy cơ gây viêm lợi, tụt lợi, đen viền lợi, đặc biệt khi làm cầu răng bằng sứ kim loại.
– Cấy ghép implant được gọi là trồng răng giả y như răng thật. Nó sử dụng trụ nhỏ gắn răng sứ có kích thước, hình dáng giống răng đã mất. Phương pháp này khắc phục được nhiều răng cùng một lúc mà người khác gần như không nhận ra được chúng.
Như vậy, răng giả được thực hiện bằng phương pháp cấy ghép implant mang tính thẩm mỹ cao nhất.
2.2. Về chức năng ăn nhai
– Hàm tháo lắp: Đây là phương pháp khôi phục khả năng ăn nhai thấp nhất bởi hàm tháo lắp tựa lên mô mềm không có chân răng nên chỉ được 50 – 60% so với trước khi mất răng. Vì vậy, trong suốt quá trình sử dụng bạn phải kiêng những loại thực phẩm quá cứng, quá dai như bánh quy, thịt bò, bánh đa…
– Cầu răng sứ: Đây là phương pháp điều trị mất răng hiện đại hơn hàm tháo lắp, do có 2 răng bên cạnh nâng đỡ nên giúp khôi phục được 80% khả năng ăn nhai.
– Trồng răng implant: Cấy ghép răng bằng phương pháp này đem lại cảm giác ăn nhai giống như răng thật, giúp phục hồi gần như hoàn toàn (khoảng 95% khả năng ăn nhai như trước) cho người mất răng. Bạn chỉ cần kiêng những thực phẩm cứng, dai trong tuần đầu sau khi cấy ghép, sau 1 tuần implant đã ổn định thì bạn có thể ăn bất cứ những món nào bạn thích.
2.3. Về chỉ định thực hiện
– Hàm tháo lắp: Đây là phương pháp hữu hiệu để khắc phục mọi trường hợp mất răng, đặc biệt khi số lượng răng mất tương đối nhiều ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, do được làm bằng nhựa acrylic nên ở một số người không thích nghi được có thể bị ngứa, khó chịu.
– Cầu răng sứ: Phương pháp không được chỉ định khi mất quá nhiều răng liền kề, mất răng vị trí số 7, hay mất toàn bộ răng ở người cao tuổi do không còn răng để nâng đỡ.
– Cấy ghép implant: Phương pháp này cần chú ý ở một số nhóm người như:
- Có bệnh nền: Người gặp các vấn đề về huyết áp, tim mạch, tiểu đường, ung thư di căn: Do phải rạch một đường để đặt trụ implant nên trong quá trình thực hiện phải tiến hành kiểm soát, xét nghiệm kỹ để đảm bảo an toàn.
- Người dưới 18 tuổi: do xương hàm chưa phát triển toàn diện.
Do trụ implant được làm bằng titan – vật liệu lành tính với sức khỏe con người nên tỷ lệ đào thải rất thấp.
Như vậy, tùy theo tình trạng, độ của của người mất răng mà có phương pháp khắc phục phù hợp nhất.
2.4. Về thời gian thực hiện
– Hàm tháo lắp: Quá trình thực hiện hàm tháo lắp khá nhanh chóng, bạn chỉ cần 2 buổi hẹn trong 2 – 3 ngày là có thể hoàn thành xong.
– Làm cầu răng: Bạn thường mất từ 2 – 3 buổi hẹn trong 3 – 5 ngày để bác sĩ lấy dấu hàm, tiến hành mài răng và đặt cầu răng.
– Cấy ghép implant: Kỹ thuật trồng răng implant mất khá nhiều thời gian, bạn phải trải qua 3 – 5 buổi hẹn. Bởi đây là một thủ thuật tương đối phức tạp hơn hàm tháo lắp, làm cầu răng nên bạn cần sức khỏe thể chất tốt để phẫu thuật và phục hồi. Nếu không được thực hiện đúng cách, cẩn thận nó có thể gây ra những biến chứng như đau nhức kéo dài, tổn thương nướu…
Thêm vào đó, sau khi cắm implant bạn có thể mất vài tháng để nó liên kết chặt chẽ với xương hàm. Cho đến khi implant được ổn định (từ 1 – 6 tháng), bác sĩ mới tiến hành gắn mão răng thật vào implant cho bạn.
Trong nhiều trường hợp mất răng lâu năm, răng bị tiêu xương cần phải phẫu thuật cấy xương từ vùng khác vào hoặc lấy xương nhân tạo. Quá trình này lại mất thêm 1 – 3 tháng tuy nhiên có nhiều trường hợp ghép xương cùng với cấy implant).
Như vậy, hàm tháo lắp tốn ít thời gian nhất trong khi kỹ thuật trồng răng implant cần nhiều tháng và đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao.
2.5. Về khả năng ngăn chặn việc mất xương
– Hàm tháo lắp và cầu răng: Do không tác động đến phần nướu của răng bị mất nên tình trạng tiêu xương tự nhiên vẫn xảy ra.
– Cấy ghép implant: Do cấy xương và trồng răng implant kích thích tái tạo mô xương và giảm quá trình tiêu xương tự nhiên. Vì vậy, trồng răng implant này được đánh giá là phương pháp thu được kết quả tốt nhất so với hàm tháo lắp và làm cầu răng.
2.6. Về tuổi thọ
– Hàm tháo lắp: Do được tháo ra lắp vào nên rất dễ lung lay, có nguy cơ rơi cao. Nếu vô tình đánh mất hay bị gãy bạn phải lấy lại dấu hàm và làm một chiếc khác.
– Cầu răng: Muốn cầu răng được chắc chắn, bạn phải mài nhỏ đi một lớp men răng thật của các răng bên cạnh. Một cầu răng không khít hoàn toàn có thể dần làm hỏng các răng liền kề theo thời gian. Điều này có thể làm suy yếu đi các răng thật, dẫn đến giảm tuổi thọ của cầu răng. Bên cạnh đó, phần xung quanh bên dưới cầu răng khó làm sạch nên mảng bám và vi khuẩn có thể phát triển tại đây gây nhiễm trùng và sâu răng.
Thông thường, cầu răng sứ có thể hoạt động tốt trong 5 – 10 năm.
– Trồng răng implant:
Phương pháp này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của răng khác nên tuổi thọ khá cao. Nhiều người trồng răng implant có thể hoạt động tốt trong 15 – 20 năm nếu được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, một số ít người mật độ khoáng xương không đủ, trục vít giữ răng sứ bị lỏng ra… nên có thể bị rơi sớm hơn. Lúc này đòi hỏi bác sĩ phải ghép xương để cố định implant hoặc sử dụng phương pháp khác khôi phục răng bị mất.
2.7. Về chi phí
– Hàm răng giả tháo lắp ít tốn kém hơn nhiều so với làm cầu răng, trồng răng implant. Đồng thời, nó cũng dễ dàng sửa chữa, thay thế hơn. Chi phí làm khung hàm là 1 – 2 triệu với mỗi chiếc răng sứ từ 1 – 4 triệu đồng.
– Cầu răng sứ: Giá thành cao hơn hàm giả tháo lắp nhưng thấp hơn so với trồng răng implant. Tuỳ vào loại răng sứ, chi phí làm răng giả dao động từ 1 – 10 triệu/răng.
– Cấy ghép implant: Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng này có xu hướng đắt hơn các lựa chọn khác. Dao động từ 20 – 40 triệu đồng/răng tùy thuộc loại implant và có ghép xương hay không. Đây là con số tương đối cao so với mức bình quân thu nhập của người dân Việt Nam trong khi đó, bảo hiểm y tế chưa chi trả cho implant.
Xem chi tiết: Bảng giá trồng răng implant tại nha khoa QT Phú Hòa
3. Nha Khoa Quốc tế Phú Hoà – Địa chỉ cấy ghép implant hiệu quả
Giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng mất răng đó là cấy ghép implant. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi một bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao và trang thiết bị tân tiến hiện đại.
Đáp ứng được tất cả tiêu chí này là Nha Khoa Quốc Tế Phú Hòa – cơ sở thực hiện nhiều ca mất răng từ dễ đến phức tạp.
Tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa, bạn sẽ có được trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ trồng răng implant:
- Bác sĩ có chứng chỉ cấy ghép implant, vững tay nghề trong mỗi ca điều trị. Với mỗi trường hợp mất răng, bác sĩ đều đưa ra phác đồ “phục hồi răng chuyên biệt “.
- Chuẩn quốc tế từ khâu quy trình: Trong suốt quy trình trồng răng implant, sự chuyên nghiệp và chăm chút cẩn thận là tiêu chí để làm đến đâu “khách hàng yên tâm tới đó”.
- Hệ thống phòng phẫu thuật hiện đại, vô trùng khép kín.
- Trụ implant và mão sứ được nhập khẩu chính hãng từ các nước tiên tiến.
- 100% khách hàng cấy ghép implant AN TOÀN, KHÔNG ĐAU và KHÔNG BIẾN CHỨNG.
Hãy nhanh tay ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE hoặc gọi điện đến hotline 096.209.1063 để được các bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa tư vấn miễn phí nhé!
Tài liệu tham khảo
- https://www.verywellhealth.com/missing-teeth-5209485
- https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/missing-teeth#partial-denture