Hàm duy trì cố định mặt trong được mọi người ưa chuộng sử dụng sau niềng răng do có nhiều ưu điểm như khó bị phát hiện ra, không cần mất công tháo lắp, không sợ bị mất… Vậy hàm duy trì cố định mặt trong là gì? Nó thích hợp trong những trường hợp nào sau khi chỉnh nha? Có lưu ý gì để đeo hàm duy trì đạt hiệu quả tốt nhất? Để hiểu rõ tất cả những thông tin này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Hàm duy trì cố định mặt trong là gì?
Sau khi điều chỉnh răng về đúng vị trí mình mong muốn, bạn sẽ được tháo niềng răng hoặc khay điều trị trong suốt. Tuy nhiên, thời gian răng lệch lạc như hô, móm… trước khi chỉnh nha kéo dài suốt nhiều năm nên răng có xu hướng tự trở lại vị trí cũ. Vì vậy, bạn phải thực hiện công đoạn cuối cùng là đeo hàm duy trì giúp ổn định răng.
Có nhiều loại hàm duy trì khác nhau như hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt, hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại… Trong đó, được nhiều người ưa chuộng sử dụng là hàm duy trì cố định mặt trong.
Thời gian đeo hàm duy trì thường từ 3 – 6 tháng đủ để các xương xung quanh chân răng có thể tái cấu trúc và ổn định. Tuy nhiên ở người trưởng thành nên đeo càng lâu càng tốt do thời gian răng bị lệch lạc trước đó kéo dài hơn.
Hàm duy trì cố định mặt trong không phải đeo vĩnh viễn vào răng nhưng mọi người thường gọi nó là hàm duy trì cố định vĩnh viễn. Do bạn không tự tháo lắp ra được và có thể để đeo duy trì trong thời gian dài.
Chi phí của hàm duy trì cố định mặt trong thường được tính trọn bộ trong gói niềng răng. Trong một số trường hợp, bạn chọn loại hàm duy trì khác với loại ghi trong hợp đồng thì có thể mất thêm phí. Mức giá dao động của hàm duy trì cố định mặt trong từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng phụ thuộc vào từng cơ sở nha khoa.
☛ Đọc thêm: Đeo hàm duy trì bao lâu?
2. Cấu tạo của hàm duy trì cố định mặt trong
Hàm duy trì cố định mặt trong gồm một dây kim loại và vật liệu giúp gắn chặt vào răng
Hàm duy trì cố định mặt trong gồm một dây kim loại trơn hay bện vào với nhau được gắn chặt vào mặt trong của răng bằng vật liệu composite. Dây kim loại có thể được làm từ thép không gỉ, đồng, niken, titan… Dây kéo dài từ răng nanh bên trái đến răng nanh bên phải khoảng 4 – 6 chiếc răng cửa. Số lượng này có thể được điều chỉnh tuỳ theo khớp cắn để giữ răng không bị xê dịch.
Hàm duy trì cố định mặt trong thường được đeo ở hàm dưới. Một số trường hợp bác sĩ nha khoa có thể yêu cầu đeo cả hai hàm hoặc kết hợp với hàm duy trì tháo lắp.
3. Hàm duy trì cố định mặt trong dùng trong trường hợp nào?
Những đối tượng được khuyên dùng hàm duy trì cố định mặt trong bao gồm:
- Người có các khoảng trống tồn tại trước niềng răng hoặc trong khi chỉnh nha như nhổ răng bởi học cần thời gian dài để các xương và mô xung quanh liên kết ổn định với nhau.
- Những người khó khăn trong việc tuân thủ theo hướng dẫn của hàm duy trì tháo lắp như nguyên tắc tháo lắp, bảo quản và vệ sinh, đặc biệt là ở trẻ lắp.
Hàm duy trì loại này không phải lựa chọn tốt nhất cho những người có khớp cắn sâu. Do hàm chỉ giữ được khoảng 6 răng cửa nên các răng bên trong có thể bị dịch chuyển dẫn đến nguy cơ tái phát cao.
Trong các trường hợp răng dễ dịch chuyển như phải nhổ răng, răng cần điều chỉnh nhiều… bác sĩ nha khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng cả hàm duy trì tháo lắp và hàm duy trì cố định để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Ưu điểm khi sử dụng hàm duy trì mặt trong
Để lựa chọn được hàm duy trì phù hợp với từng cá nhân cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, gồm cả ưu điểm và hạn chế các loại hàm. Hàm duy trì cố định mặt trong có rất nhiều ưu điểm như không cần tháo ra lắp vào liên tục, khó phát hiện ra, không ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp…
3.1. Khó phát hiện ra
Hàm duy trì cố định mặt trong có ưu điểm là người khác khó nhận ra bạn đang đeo
Trừ khi bạn nở một nụ cười lớn hoặc há miệng to thì việc người khác nhìn thấy hàm duy trì cố định mặt trong là khá khó khăn.
Những sợi dây làm bằng kim loại thường có kích thước nhỏ và được gắn chặt bên trong răng bằng keo trong suốt. Cấu tạo này giúp hàm duy trì khó bị phát hiện. Vì vậy, bạn có thể tự tin sử dụng nó ở người công cộng.
3.2. Không cần mất công tháo ra lắp vào
Vì hàm duy trì cố định mặt trong được gắn chặt vào răng nên bạn không cần mất công tháo ra lắp vào trong khi ăn uống giống như 2 loại hàm duy trì tháo lắp. Nhất là tại nơi làm việc, nhà hàng… bạn không phải tìm nơi để tháo lắp và sợ người khác nhìn thấy.
Việc bảo quản hàm duy trì cũng không cần để ý và quan trọng là bạn không sợ bị mất hay hỏng hóc nó. Đây chính là lý do được nhiều người đeo hàm duy trì ưa thích. Đặc biệt ở trẻ em khi việc tháo ra trong khi ăn cơm và vệ sinh đều đặn mỗi ngày có thể là một trở ngại lớn.
3.3. Không gặp khó khăn trong giao tiếp
Hàm duy trì cố định mặt trong không gây ảnh hưởng tới giao tiếp
Nếu như đeo hàm duy trì tháo lắp trong suốt hoặc bằng kim loại làm bạn phải mất một thời gian để quen với nó. Nhất là vào những ngày đầu tiên, bạn sẽ gặp một số khó khăn trong giao tiếp như khó nói chuyện, phát âm không chính xác… Điều này có thể khiến bạn khó chịu, tự ti không muốn nói chuyện với người khác.
Trong khi đó, hàm duy trì cố định mặt trong không làm ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp. Ngay cả trong giai đoạn đầu, bạn có thể dễ dàng nói chuyện với những người xung quanh với giọng nói không có bất cứ sự thay đổi nào. Đây chính là điểm cộng của hàm duy trì loại này.
3.4. Không sợ bị mất
Hàm duy trì tháo lắp cần phải bỏ ra trong lúc ăn, nếu không bảo quản cẩn thận bạn có thể vô tình đánh mất nó. Khi đó, bạn cần phải làm hàm mới và bị mất thêm phí.
Còn hàm duy trì cố định được gắn chặt vào rằm, được giữ toàn thời gian trên răng của bạn. Chính vì vậy, bạn không cần phải suy nghĩ để ở đâu trong khi tháo hàm ra ngoài cũng như không lo sợ mất.
4. Hạn chế khi dùng hàm cố định mặt trong
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, bạn cũng cần quan tâm đến các mặt hạn chế để lựa chọn được loại hàm thích hợp nhất.
4.1. Quy trình gắn hàm cố định mặt trong thường lâu hơn
Có thể mất khoảng một giờ để gắn hàm cố định vào mặt trong răng của bạn. Trong khi đó hàm duy trì tháo lắp sau khi bác sĩ lấy được khuôn hàm, bạn chỉ mất chưa đến một phút để ấn hàm vào răng để việc đeo hàm hoàn tất.
4.2. Dễ bám thức ăn
Hàm duy trì cố định mặt trong dễ gây bám thức ăn
Hàm duy trì được gắn chặt vào mặt trong của răng sẽ làm thức ăn dễ bám dính tạo mảng bám và cao răng. Điều này khiến vi khuẩn tích tụ và phát triển xung quanh vị trí dây kim loại. Theo thời gian, nếu không được vệ sinh, nó sẽ có mùi hôi gây khó chịu.
Những vi khuẩn có thể gây hại cho răng miệng như S. sanguinis, S. mitis, S. salivarius, Lactobacillus và Veillonella. Khi hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn phát triển có thể dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu.
4.3. Gây vướng víu
Người khác không nhận ra bạn đang đeo hàm duy trì nhưng bạn có thể cảm nhận nó một cách dễ dàng bằng lưỡi. Lúc đầu có chút vướng víu nhưng dần dần bạn sẽ quen với nó.
Ngoài ra, bạn có nguy cơ bị trầy xước nếu vô tình cọ xát mạnh vào hàm duy trì. Trong một số ít trường hợp có thể gây kích ứng với dây kim loại.
4.4. Khó vệ sinh răng miệng
Hàm duy trì cố định mặt trong khó vệ sinh răng miệng
Mảng bám tích tụ vào dây kim loại sẽ khó bị loại bỏ trong khi đeo hàm duy trì cố định. Bạn phải chải răng mạnh nhưng điều này có nguy cơ gây bung hàm.
Một cách vệ sinh khác để vệ sinh răng là sử dụng sợi chỉ nha khoa luồn vào giữa các kẽ răng. Tuy nhiên điều này lại trở lên khó khăn hơn khi bạn đeo hàm duy trì cố định, chỉ nha khoa có thể bị giữ lại ở giữa và không làm sạch được tất cả các răng.
4.5. Thức ăn làm thay đổi mức độ hiệu quả của hàm duy trì
Thức ăn quá cứng, dai như táo, thịt bò, bánh quy giòn… có thể làm dây bị uốn cong hoặc bung chất kết dính.
Những thực phẩm chứa đường nhân tạo hoặc chất phụ gia như soda có khả năng làm mòn chất liệu kết dính, từ đó làm lỏng các mối liên kết giữ dây kim loại với răng. Điều này làm răng bị dịch chuyển, giảm hiệu quả đeo hàm.
4.6. Cần nhiều thời gian tái khám nha khoa
Hàm duy trì cố định mặt trong khó vệ sinh nên cần đến thăm khám bác sĩ thường xuyên
Hàm duy trì cố định mặt trong được gắn cố định nên việc vệ sinh sẽ khó khăn hơn, có nguy cơ cao bị bong trong khi ăn thực phẩm cứng, dai. Vì vậy, bạn cần nhiều lần đến thăm khám bác sĩ nha khoa hơn những hàm duy trì khác. Việc tái khám thường xuyên giúp vệ sinh hàm duy trì đảm bảo hàm vẫn hoạt động tốt, sạch sẽ và không bị vấn đề gì.
5. Lưu ý khi đeo hàm duy trì cố định mặt trong
Để việc sử dụng hàm duy trì đem lại hiệu quả tốt nhất, rút ngắn được thời gian đeo bạn cần tuân theo một số nguyên tắc dưới đây:
5.1. Thực hiện chế độ ăn uống thích hợp
Bạn nên hạn chế những thức ăn cứng, dai như ổi, lê, thịt bò, kẹo cứng… và những loại hạt nhỏ như mè do nguy cơ mắc kẹt vào những khoảng trống tại chân răng.
Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những thức ăn mềm, dễ nhai hoặc thái nhỏ trước khi ăn.
☛ Tham khảo thêm Niềng răng ăn gì, kiêng ăn gì?
5.2. Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Vệ sinh hàm duy trì cố định mặt trong đúng cách bằng chỉ nha khoa
Vệ sinh hàm duy trì cố định mặt trong hàng ngày là việc cần thiết để đảm bảo hiệu quả ổn định răng sau chỉnh nha.
Bạn cần vệ sinh răng miệng từ các góc độ khác nhau và sử dụng lực chải răng vừa phải. Thực hiện cẩn thận để chắc chắn chải tất cả các kẽ hở giữa các răng, nhất là khu vực gần chất kết dính và dây kim loại, đảm bảo không để khu vực nào bị bỏ sót. Điều này giúp răng miệng của bạn được sạch sẽ, tránh tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển.
Dùng chỉ nha khoa là một thử thách với người đeo hàm duy trì cố định mặt trong. Nhưng không quá khó nếu bạn làm theo các bước dưới đây:
- Luồn chỉ vào đúng giữa hai răng.
- Nhẹ nhàng nâng và hạ chỉ dọc theo các mặt của răng từ ngọn đến nướu. Không làm quá mạnh tay do nguy cơ tổn thương nướu.
- Thực hiện sang các răng bên cạnh, bao gồm cả răng được đeo hàm duy trì cố định. Chú ý sử dụng chỉ ở phần dưới những răng này, nhẹ nhàng di chuyển từ trên xuống dưới.
☛ Đọc chi tiết: Chăm sóc, vệ sinh răng miệng khi niềng răng
5.3. Thăm khám bác sĩ định kỳ
Khi đeo hàm duy trì cố định cần tái khám bác sĩ định kỳ
Khi có bất cứ vấn đề gì về hàm duy trì như bị cong, dịch chuyển… bạn đừng cố gắng tự mình khắc phục tình trạng này. Hãy đến cơ sở nha khoa trong thời gian sớm nhất, các bác sĩ sẽ xem hàm có bị lỏng cần điều chỉnh hay thay thế chiếc khác hay không. Nếu hàm bị hỏng mà bạn không để ý có thể làm răng xê dịch khỏi vị trí mong muốn, việc đeo hàm duy trì lẫn việc chỉnh nha coi như không có hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu hàm duy trì không có vấn đề gì, bạn cũng nên đến thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ mỗi 1 – 2 tháng/lần. Bác sĩ sẽ giúp bạn vệ sinh lại hàm duy trì cố định và kiểm tra xem có bất thường gì không để kịp thời sửa chữa.
Trên đây là những thông tin bạn cần chú ý khi sử dụng hàm duy trì cố định mặt trong. Điều quan trọng để răng ổn định tốt nhất là đeo hàm đúng cách bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không ăn thức ăn quá cứng và thăm khám bác sĩ định kỳ.
Video tham khảo
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/permanent-retainer#
- https://www.webmd.com/oral-health/what-to-know-about-permanent-retainers
Cho mình hỏi, mình thấy là có nhiều loại hàm duy trì khác nhau, vậy sau khi niềng răng xong có bắt buộc phải dùng loại nào (hình như là cái loại có thanh sắt dán mặt bên trong răng) không, hay là thích dùng loại nào cũng dk?
Chào bạn Sau khi niềng răng xong, chúng ta sẽ cần đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng để cố định răng tại vị trí mới, ngăn chặn tái phát. Mọi người có thể chọn loại hàm duy trì theo mong muốn của mình, nhưng tốt nhất nên...[Xem thêm]
Sau khi tháo niềng thì phải đeo hàm duy trì. Thế chi phí hàm duy trì đó đã bao gồm lúc mình đóng tiền niềng răng chưa hay phải mất thêm ạ?
Chào bạn! Đối với hàm duy trì kim loại cố định, nha khoa sẽ lắp và tháo miễn phí cho khách hàng. Các loại hàm duy trì tháo lắp như khay trong suốt nhựa thường, hàm duy trì tháo lắp kim loại thì sẽ mất phí từ 500.000 – 1.500.000/...[Xem thêm]
Mình muốn hỏi là đeo hàm duy trì sau khi niềng xong là đeo mãi mãi luôn hay là đeo trong một khoảng thời gian nhất định thôi?
Chào bạn Thắng! Theo các chuyên gia chỉnh nha thì không cần phải đeo hàm duy trì mãi mãi sau niềng răng. Người chỉnh nha thường được khuyên đeo hàm duy trì sau niềng liên tục từ 6-12 tháng để cố định vị trí các răng. Tuy nhiên, tùy thuộc...[Xem thêm]
Em có thắc mắc là khi đeo hàm duy trì sau niềng răng thì có phải đến nha khoa tái khám thường xuyên không?
Chào Khánh Hồng! Trong thời gian đeo hàm duy trì bạn vẫn phải đến nha khoa tái khám thường xuyên nhé. Việc làm này sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng răng miệng của bản thân, đảm bảo răng hoạt động tốt và không gặp vấn đề nào sau...[Xem thêm]
Bình luận của bạn đã được gửi thành công.
Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất.