Hàm duy trì kim loại là khí cụ có tác dụng ổn định răng ở đúng vị trí sau khi chỉnh nha. Vậy có mấy loại hàm duy trì bằng kim loại? Nó được sử dụng trong những trường hợp nào? Bạn cần đeo trong bao lâu? Để giải đáp tất cả những câu hỏi về hàm duy trì kim loại, chúng mình hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Hàm duy trì kim loại là gì?
Răng đang ở vị trí lệch lạc như hô, móm, mọc lệch… cần được chỉnh nha tích cực bằng các mắc cài hay hàm điều trị trong suốt đủ để tạo áp lực khiến răng di chuyển. Tuy nhiên, do thời gian răng lệch lạc tương đối dài nên răng có xu hướng di chuyển về vị trí tự nhiên ban đầu. Vì vậy, bạn cần sử dụng hàm duy trì sau chinh nha để cố định lại răng.
Hàm duy trì kim loại thường được làm bằng các loại dây như thép không gỉ, đồng, niken, titan… với cấu trúc khác nhau tùy từng loại. Do hàm duy trì bằng kim loại khá chắc chắn mà giá thành lại rẻ nên được các bác sĩ và mọi người ưa chuộng sử dụng.
2. Phân loại hàm duy trì kim loại?
Có hai loại hàm duy trì kim loại được dùng sau khi chỉnh nha là:
– Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại: Đây là loại hàm duy trì lâu đời và sử dụng phổ biến nhất, có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Nó có kết cấu vững chắc bao gồm:
- Các kẹp bằng kim loại (móc cài) để tháo lắp nhanh chóng.
- Một dây cung (cung răng) ngang qua 4 – 6 chiếc răng cửa được uốn thành khung áp sát vào mặt trước để cố định răng.
- Khung bằng nhựa hoặc acrylic giúp ôm trọn vào khoang miệng.
– Hàm duy trì cố định mặt trong bằng kim loại: Cấu trúc là một dây kim loại trơn hoặc bện vào với nhau được gắn chặt cố định vào mặt trong của răng bằng vật liệu kết dính composite. Thông thường, dây kéo dài từ răng nanh bên trái sang bên phải tương ứng với 4 – 6 chiếc tùy theo các khớp cắn của răng.
3. Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại
3.1. Đặc điểm, trường hợp sử dụng, thời gian đeo hàm
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại hay còn được gọi là hàm duy trì hawley có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Nó có thể sử dụng trong mọi trường hợp, đặc biệt là những đối tượng sau khi các loại hàm duy trì khác không đem lại hiệu quả:
- Người gặp các vấn đề nhỏ sau khi đã tháo mắc cài.
- Trong khi chỉnh nha có nhổ răng tạo khoảng trống lớn nên đòi hỏi cần nhiều thời gian và lực giữ mạnh để ổn định răng giúp các khớp, mô xung quanh tái cấu trúc.
- Trẻ nhỏ cần giữ khoảng cách để răng tiếp tục phát triển.
Trong giai đoạn đầu sau niềng răng, hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại cần được đeo toàn thời gian tức là 22 tiếng/ngày chỉ bỏ ra trong lúc ăn cơm. Sau khoảng 1 – 3 tháng, thời gian đeo có thể giảm đi còn khoảng 10 – 15 tiếng mỗi ngày tương ứng với thời gian ngủ ban đêm trong 3 – 5 tháng nữa. Tuy nhiên ở người trưởng thành đeo càng lâu thì hiệu quả ổn định răng càng tốt.
3.2. Ưu và nhược điểm
3.2.1. Ưu điểm
Hàm duy trì hawley là loại hàm được sử dụng phổ biến bởi nhiều ưu điểm dưới đây:
– Điều chỉnh được thời gian đeo: Do hàm duy trì tháo ra lắp vào dễ dàng nên bạn có thể bỏ ra bất cứ lúc nào khi cần thiết như tham gia tốt nghiệp, dự đám cưới hay tiệc…
– Chất liệu cứng cáp, bền: Cấu tạo của hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại khá chắc chắn, dây kim loại cứng được gắn với acrylic cứng cáp nên khi chịu một lực nhỏ như rơi xuống đất nó rất khó bị biến dạng. Do đó bạn có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo bị hỏng.
– Thức ăn không làm ảnh hưởng hiệu quả ổn định răng: Do hàm tháo ra lắp vào trong lúc ăn nên thức ăn không làm giảm hiệu quả cố định răng sau khi chỉnh nha. Bạn có thể ăn bất cứ thực phẩm nào theo ý muốn của mình, kể cả thức ăn cứng hay dai.
– Dễ dàng được làm sạch: Với thiết kế đơn giản, hàm duy trì hawley có thể dễ dàng được làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Do tháo ra ra trong lúc ăn cơm nên thức ăn cũng không bị bám vào hàm đảm bảo nó được sạch sẽ.
– Có nhiều màu sắc khác nhau: Bạn có thể thoải mái lựa chọn màu sắc, kiểu dáng của hàm duy trì tháo lắp kim loại để thể hiện cá tính của bản thân. Đây được cho là một điểm cộng của hàm duy trì loại này.
3.2.2. Nhược điểm
Để lựa chọn được loại hàm phù hợp với bản thân, bạn cũng cần lưu ý đến một số nhược điểm như:
– Gặp khó khăn trong giao tiếp: Do thiết kế cồng kềnh nên trong giai đầu khi đeo bạn có thể gặp một số khó khăn như khó phát âm, phát âm không chính xác, giọng nói như bị ngọng… Điều này có thể khiến bạn ngại nói chuyện với những người xung quanh. Tuy nhiên sau khoảng một tuần bạn có thể quen với việc đeo hàm duy trì và giọng nói dần dần trở lại như cũ.
– Dễ bị người khác phát hiện: Hàm duy trì hawley có dây kim loại ngang bên ngoài 4 – 6 chiếc răng cửa nên chỉ cần nói chuyện hay cười nhẹ là người khác dễ dàng nhận ra bạn đang đeo cái gì đó. Đây là nhược điểm mà nhiều người để ý khi cân nhắc đeo loại hàm này.
– Có nguy cơ bị mất: Do tháo ra lắp vào trong lúc ăn nên nếu bạn không được bảo quản nó cẩn thận thì có nguy cơ cao bị mất hàm duy trì. Nhiều người thân trong gia đình có thể không chú ý mà vô tình bỏ đi.
3.3. Chi phí
Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại được tính phí trọn bộ trong gói niềng răng. Tuy nhiên nếu mất mát hay hỏng hóc cần thay thế bằng một chiếc khác, bạn có thể mất thêm phí. Giá hàm duy trì loại này dao động tùy từng cơ sở nha khoa, khoảng 1.200.000 – 2.000.000 đồng/hàm.
☛ Bài chi tiết: Ưu nhược điểm và chi phí của hàm duy trì kim loại
4. Hàm duy trì cố định mặt trong bằng kim loại
4.1. Đặc điểm, trường hợp sử dụng, đeo bao lâu
Hàm duy trì cố định mặt trong bằng kim loại thường chỉ cần đeo hàm dưới. Trong một số trường hợp, các bác sĩ nha khoa chỉ định kết hợp với hàm duy trì tháo lắp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những trường hợp khuyên dùng hàm duy trì loại này gồm:
- Người trưởng thành phải nhổ răng trong khi chỉnh nha cần giữ răng liên tục mới có thể ổn định răng.
- Người khó tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh, bảo quản hàm tháo lắp, đặc biệt là trẻ em.
Thời gian đeo hàm duy trì thường từ 3 – 6 tháng đủ để răng và các mô xung quanh tái cấu trúc và liên kết với nhau. Tuy nhiên do hàm loại này nhỏ gọn, khó bị phát hiện nên mọi người thường đeo thêm thời gian để giảm thiểu tối đa nguy cơ lệch răng sau khi chỉnh nha.
4.2. Ưu và nhược điểm
4.2.1. Ưu điểm
Những ưu điểm của hàm duy trì cố định mặt trong phải kể đến bao gồm:
– Không cần mất công tháo lắp: Đây là một lợi thế của loại hàm duy trì này, khi đi ra ngoài hay tại nơi làm việc… bạn không cần mất công tháo ra lắp vào mỗi khi ăn. Hay khi người khác rủ bạn ăn uống, bạn có thể tự tin sử dụng mà không phải ngại tìm nơi để tháo và cất hàm duy trì tháo lắp.
– Khó phát hiện ra: Những dây kim loại được làm với kích thước nhỏ, mỏng gắn chặt vào mặt trong của răng nên người khác khó nhận ra bạn đang đeo. Chỉ khi bạn cười lớn hoặc há miệng lớn và người khác chú ý mới có thể phát hiện ra được.
– Không gây khó khăn trong giao tiếp: Đây là ưu điểm nổi trội của hàm duy trì cố định mặt trong bằng kim loại. Bạn có thể thoải mái nói chuyện với những người xung quanh ngay trong ngày đầu sử dụng mà không gặp bất cứ khó khăn nào trong giao tiếp.
– Không sợ mất: Hàm duy trì tháo lắp nếu không được bảo quản trong hộp có nguy cơ cao bị mất, người khác không biết nó là gì mà vô tình bỏ đi, trẻ em hoặc thú cưng nghịch dễ gây hỏng, vỡ… Tất cả những vấn đề này được giải quyết bằng hàm duy trì cố định, nó được cố định bên mặt trong của răng liên tục cho đến khi răng được đảm bảo không dịch chuyển lại vị trí ban đầu nên không sợ bị mất.
4.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm trên, bạn cũng cần chú ý những mặt hạn chế để lựa chọn được loại hàm thích hợp:
– Dễ bám thức ăn: Do không thể tháo ra trong khi ăn nên thức ăn rất dễ bám vào các khe của hàm duy trì. Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây ra các bệnh lý răng miệng.
– Thức ăn thay đổi hiệu quả ổn định răng: Những thức ăn quá cứng, dai như thịt bò, bánh quy giòn, ổi… có thể tác động một lực lớn đến hàm duy trì cố định mặt trong gây bong, biến dạng dây kim loại mỏng. Những thực phẩm chứa chất phụ gia hay đường nhân tạo có thể gây mài mòn chất kết dính khiến các mối liên kết của răng với hàm bị lỏng lẻo.
– Cần nhiều thời gian thăm khám bác sĩ: Việc thức ăn dễ bám vào hàm sẽ gây khó vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng nên bạn cần thường xuyên thăm khám bác sĩ, loại bỏ chất bám trên hàm. Ngoài ra, nếu hàm duy trì bị bong, biến dạng… bạn đều cần gặp bác sĩ nha khoa để điều chỉnh.
4.3. Chi phí
Cũng giống như hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại, phí hàm duy trì cố định cũng thường được tính trọn bộ trong gói niềng răng. Nếu có hỏng hóc thường được thay miễn phí. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng là hàm duy trì tháo lắp, bạn có thể mất thêm phí để chuyển đổi, thường mức giá của loại hàm này từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng.
☛ Chi tiết tại: Hàm duy trì cố định mặt trong
5. Lưu ý khi sử dụng hàm duy trì kim loại
Nếu không đeo hàm duy trì kim loại đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, răng có thể dịch chuyển trở về vị trí cũ. Lúc này bạn phải thực hiện chỉnh nha lại, mất thêm nhiều thời gian. Vì vậy, bạn nên tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
5.1. Vệ sinh răng miệng
Thức ăn không được làm sạch sau khi ăn mà bạn lại đeo hàm duy trì luôn sẽ làm tích tụ các mảng bám xung quanh. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại trong khoang miệng phát triển. Đặc biệt là một số vi khuẩn hay nấm như Streptococcus , bao gồm S. sanguinis, S. mitis, S. salivarius, Candida, Lactobacillus và Veillonella. Nếu tích tụ quá nhiều trong khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, chúng có thể gây bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Vì vậy, bạn cần tuân thủ vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn. Đảm bảo nghiêng bàn chải đánh răng theo chiều dọc cũng như chiều ngang để làm sạch răng hoàn toàn và cả hàm duy trì cố định.
☛ Đọc thêm: Cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng
5.2. Vệ sinh hàm duy trì kim loại
Bạn cần vệ sinh hàm duy trì như là thói quen vệ sinh răng miệng. Việc tiếp xúc thường xuyên với nước bọt, thức ăn có thể khiến hàm có mùi và vị khó chịu.
Đối với hàm duy trì cố định bằng kim loại không thể tháo ra lắp vào nên việc vệ sinh gặp nhiều khó khăn hơn. Bạn cần dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn bám lại trong hàm duy trì. Cách thực hiện như sau:
- Lấy một sợi chỉ nha khoa luồn vào các kẽ của răng.
- Sau đó di chuyển lên xuống nhẹ nhàng từ đầu ăng đến tận nướu.
- Thực hiện tương tự với các răng còn lại. Bao gồm cả những chiếc răng gắn hàm duy trì kim loại, tuy nhiên bạn cần làm cẩn thận hơn nên sẽ mất nhiều thời gian.
Vệ sinh hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại sẽ dễ dàng hơn, bạn có thể tháo ra ngoài để vệ sinh. Vệ sinh loại hàm này như say: Lấy bàn chải đánh răng lông mềm và sử dụng kem đánh răng để chà từng phần của hàm duy trì một lần mỗi ngày. Đồng thời, cứ mỗi 15 ngày thì cần làm sạch sâu một lần bằng xà phòng diệt khuẩn, ngâm qua nước ấm và sử dụng tăm bông để lau sạch các rãnh, đường gờ sâu trên tấm acrylic.
Trong thời gian tháo ra nên để hàm duy trì trong hộp được bác sĩ cung cấp để tránh mất mát hay hỏng hóc. Nếu mảnh vụn thức ăn bị bám dính trong hộp hãy dùng tăm bông thấm ướt nước để làm sạch.
5.3. Thăm khám bác sĩ định kỳ
Dù có niềng răng hay không thì bạn cũng nên thăm khám bác sĩ định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Tuy nhiên thời gian này cần rút ngắn lại khoảng 1 – 2 tháng/lần trong thời gian đeo hàm duy trì. Việc thường xuyên đến bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bất thường, điều chỉnh ngay khi lệch lạc để đảm bảo hiệu quả ổn định răng.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về hàm duy trì kim loại, bạn hãy gọi điện đến hotline 096 209 1936, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ niềng răng uy tín top đầu Hà Nội sẵn sàng giải đáp tất cả các câu hỏi của quý khách. Với giá thành ưu đãi bạn có thể tiếp cận với các công nghệ hiện đại nhất và được TS. BS Nguyễn Phú Hòa – người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt danh hiệu Kim Cương Invisalign của Hoa Kỳ trong suốt 6 năm liên tiếp trực tiếp tư vấn và hướng dẫn chỉnh nha.
Video tham khảo
Nguồn tham khảo
- https://www.healthline.com/health/retainers-after-braces
- https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/how-to-clean-retainers#retainer-types