[Giải đáp] Chỉ định nhổ răng sữa đối với trường hợp nào?

Nghe đọc:

Nhổ răng sữa là một phần của quá trình phát triển răng tự nhiên của trẻ và thường xảy ra khi răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc lên. Mặc dù quá trình này thường không cần can thiệp y tế nhưng vẫn có những tình huống cần thiết phải chỉ định nhổ răng hoặc chống chỉ định nhổ răng. Trong bài viết này, Nha khoa Phú Hòa sẽ chia sẻ chi tiết cho các bậc cha mẹ những trường hợp cần chỉ định nhổ răng sữa để bảo vệ sức khỏe răng miệng của con được tốt nhất.

5 trường hợp trẻ được chỉ định nhổ răng sữa

Có nên nhổ răng sữa sớm không, trong một số trường hợp trẻ được bác sĩ chỉ định răng phải nhổ răng sữa sớm hơn bình thường để đảm bảo răng vĩnh viễn phát triển bình thường và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Các trường hợp trẻ được chỉ định nhổ răng sữa như sau:

1. Răng sữa đến tuổi thay răng đã lung lay và tiêu chân

Khi đến tuổi thay răng, răng sữa đã lung lay và có dấu hiệu tiêu chân răng thì trẻ cần phải được thực hiện nhổ răng sữa. Cha mẹ có thể tự nhổ cho con ngay tại nhà nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng và hạn chế để lại biến chứng cho trẻ. Nếu đủ điều kiện, tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được các bác sĩ hỗ trợ.

Lưu ý rằng trong trường hợp răng sữa đã đến lúc cần thay răng mà không được nhổ kịp thời thì khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ không có đủ chỗ dẫn đến răng mọc lệch, mọc lẫy, khấp khểnh, chen chúc sang vị trí các răng khác. Từ đó sẽ gây mất thẩm mỹ trên gương mặt của trẻ và ảnh hưởng đến khớp cắn và chức năng ăn nhai. 

Răng sữa đến tuổi thay răng, lung lay và tiêu chân răng
Răng sữa đến tuổi thay răng, lung lay và tiêu chân răng

2. Răng sữa bị viêm, điều trị nhiều lần không khỏi

Trong trường hợp răng sữa bị viêm, tái đi tái lại, điều trị nhiều lần không khỏi thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa nếu cần. Nhổ răng vào lúc này để tránh tình trạng viêm lây lan sang các răng khác. Đồng thời để không gây ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn khi nó mọc lên. 

Trẻ có răng sữa bị viêm tủy cần nhổ bỏ răng
Trẻ có răng sữa bị viêm tủy cần nhổ bỏ răng

3. Răng sữa bị sâu nặng hư tủy

Răng sữa bị sâu nặng dẫn đến hư tủy sẽ khiến cho trẻ cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng ăn nhai của trẻ. Do ưu tiên để lại răng khi chưa đến thời điểm nên bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy răng cho trẻ. Nếu chữa tủy không thành công thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng sữa để hạn chế lây lan sang các răng khác, thậm chí có thể phá hủy toàn bộ hàm răng của trẻ. Khi đã ảnh hưởng đến tủy rồi thì khả năng phát triển răng vĩnh viễn cũng sẽ khó khăn hơn. 

Răng sữa của trẻ bị sâu nặng dẫn đến hư tủy
Răng sữa của trẻ bị sâu nặng dẫn đến hư tủy

4. Răng sữa chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc

Có nhiều trẻ gặp phải trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên trong khi răng sữa chưa kịp lung lay. Lúc này cần nhổ bỏ răng sữa càng sớm càng tốt để tạo không gian cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu không răng vĩnh viễn sẽ mọc chen sang vị trí các răng khác, mọc sai vị trí, mọc lệch dần dần sẽ khiến cho hàm răng của trẻ không được đều và đẹp. 

Trường hợp răng sữa chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên
Trường hợp răng sữa chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên

5. Răng sữa bị sâu gây đau nhức, sốt và ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ

Răng sữa bị sâu khiến cho men răng của trẻ yếu đi và nhạy cảm hơn. Thậm chí còn gây sốt, đau nhức khi ăn nhai dẫn đến việc trẻ dần biếng ăn, không chịu ăn, sụt cân và suy dinh dưỡng. Vì vậy, cần phải nhổ bỏ răng sữa bị sâu sớm nhất có thể để cải thiện khả năng ăn nhai và sức khỏe của trẻ.  

Răng sữa bị sâu gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của trẻ
Răng sữa bị sâu gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của trẻ

6 trường hợp trẻ được chống chỉ định nhổ răng sữa

Nhiều trường hợp bác sĩ chống chỉ định nhổ răng sữa sớm cho trẻ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng ăn nhai của trẻ. Các trường hợp trẻ được chống chỉ định nhổ răng sữa như sau:

1. Răng sữa phát triển bình thường và chưa đến thời kỳ thay răng hay lung lay

Trường hợp nếu răng sữa của trẻ phát triển bình thường và chưa đến thời kỳ thay răng hay lung lay thì cha mẹ không nên nhổ răng cho trẻ bởi nếu nhổ răng sữa quá sớm thì sẽ để lại khoảng trống trên cung hàm quá lâu khiến cho răng vĩnh viễn bị mất phương hướng khi nó mọc lên dẫn đến mọc lệch và sai vị trí. 

Răng sữa phát triển bình thường thì không cần nhổ răng
Răng sữa phát triển bình thường thì không cần nhổ răng

2. Răng sữa bị sâu nhưng vẫn có thể điều trị được

Đối với trường hợp răng sữa của trẻ bị sâu nhẹ và vẫn có thể điều trị được thì cũng không cần phải nhổ răng. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị. Trẻ sẽ được bác sĩ thực hiện phương pháp trám răng để ngăn ngừa tình trạng sâu răng phát triển và lây lan sang các răng khác đồng thời khôi phục lại chức năng ăn nhai cho trẻ được tốt hơn. 

Răng sữa bị sâu nhưng vẫn có thể điều trị được thì cũng không cần nhổ răng
Răng sữa bị sâu nhưng vẫn có thể điều trị được thì cũng không cần nhổ răng

3. Trẻ đang có dấu hiệu viêm hoặc nhiễm khuẩn răng miệng

Nếu trẻ có dấu hiệu của viêm hoặc nhiễm khuẩn răng miệng thì không nên tiến hành nhổ răng sữa ngay. Hãy ưu tiên điều trị viêm và nhiễm khuẩn răng cho trẻ. Sau khi đã điều trị xong, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ quyết định có nên nhổ răng cho trẻ hay không. 

Dấu hiệu viêm chân răng ở trẻ
Dấu hiệu viêm chân răng ở trẻ

4. Trẻ có khối u mạch máu

Nếu trẻ có khối u mạch máu thì việc nhổ răng sữa sẽ được chống chỉ định để đảm bảo an toàn cho trẻ. Bởi nếu nhổ răng sữa trong trường hợp này sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng. Thậm chí nghiêm trọng hơn còn gây rủi ro cho sức khỏe tổng thể của trẻ. 

Trẻ có khối u mạch máu thì được chống chỉ định nhổ răng sữa
Trẻ có khối u mạch máu thì được chống chỉ định nhổ răng sữa

5. Trẻ mắc các bệnh về thận, tim và bệnh lý mạch máu

Trẻ mắc các bệnh lý về thận, tim hay mạch máu thường được bác sĩ chống chỉ định nhổ răng sữa. Bởi khi đó hệ thống miễn dịch của trẻ yếu hơn bình thường, nếu nhổ răng sữa sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và máu chảy nhiều hơn khi nhổ răng. Ngoài ra, khi trẻ mắc các bệnh lý này thì thường phải uống thuốc để điều trị. Việc nhổ răng sữa sẽ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hoặc gây ra những tình huống không mong muốn. 

Trẻ mắc các bệnh lý về tim mạch thì không nên nhổ răng sữa
Trẻ mắc các bệnh lý về tim mạch thì không nên nhổ răng sữa

6. Trẻ đang phải điều trị xạ trị tại vùng hàm mặt

Trẻ đang phải điều trị xạ trị vùng hàm mặt thường được bác sĩ chống chỉ định nhổ răng sữa trong thời gian điều trị hoặc trong khoảng thời gian ngắn sau điều trị. Xạ trị có thể gây ảnh hưởng đến sức kháng của các mô trong vùng hàm mặt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi răng sữa bị nhổ. Do vậy, nhổ răng sữa thường bị hoãn lại cho đến khi trẻ hoàn thành quá trình xạ trị.

Trẻ đang điều trị cạ ở vùng hàm mặt thì được chống chỉ định nhổ răng sữa
Trẻ đang điều trị cạ ở vùng hàm mặt thì được chống chỉ định nhổ răng sữa

Các lưu ý trong quá trình thay răng cho trẻ

Cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau trong quá trình thay răng của trẻ để đảm bảo trẻ có được một hàm răng khỏe mạnh, đều và đẹp nhé: 

  • Cha mẹ cần quan tâm, theo dõi tình trạng răng miệng của trẻ trong quá trình thay răng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào thì cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị khắc phục kịp thời. Tránh tình trạng trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng đến quá trình thay răng của trẻ. 
  • Khi đưa trẻ đến nha khoa để nhổ răng, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của trẻ như trẻ có thường bị đau nhức răng không, có bị sâu không, có đang ốm hay điều trị bệnh gì không… để bác sĩ có thể nắm được và đưa ra các phương án điều trị phù hợp. 
  • Hãy lựa chọn địa chỉ nhổ răng uy tín để đảm bảo không để lại biến chứng gì sau khi nhổ răng. Tuy nhổ răng tại các địa chỉ uy tín có thể có chi phí nhổ răng sữa cho trẻ cao hơn nhưng với tay nghề cao và sử dụng các dụng cụ nhổ răng sữa chuyên dụng sẽ giúp quá trình nhổ răng được diễn ra an toàn. Lựa chọn những nha khoa có bác sĩ có trình độ tay nghề kém thì có thể xảy ra các rủi ro như nhổ răng có thể bị sót lại chân răng hoặc xử lý vết thương sau khi nhổ không cẩn thận gây nhiễm trùng
  • Cha mẹ cần chú ý chăm sóc, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách sau khi ăn, tốt nhất là nên đánh răng 2 lần vào sáng và tối để đảm bảo răng miệng được sạch sẽ nhất. Đồng thời, cha mẹ cũng xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của răng, hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt và uống nước có ga để giảm thiểu tình trạng sâu răng hoặc các bệnh lý khác liên quan đến răng miệng.
  • Cha mẹ lưu ý không nên tự ý nhổ răng quá sớm cho trẻ nếu trẻ không mắc phải một trong năm trường hợp được chỉ định nhổ răng sữa đã nêu ở trên. Bởi răng sữa đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai và phát âm của trẻ. Nếu nhổ bỏ răng sữa quá sớm, trẻ sẽ khó khăn hơn trong việc ăn nhai và phát âm, lâu dần sẽ hình thành thói quan và khó có thể sửa được. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc sai vị trí,… 
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách

Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết này đã giúp cho các bậc phụ huynh nắm được khi nào được chỉ định nhổ răng sữa cho trẻ và khi nào không nên nhổ. Đồng thời những lưu ý mà chúng tôi chia sẻ ở trên cũng sẽ giúp cho cha mẹ phần nào trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ được tốt hơn. Nếu các cha mẹ đang tìm địa chỉ thăm khám sức khỏe răng miệng cho bé nhà mình thì có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế Phú Hòa, một địa chỉ nha khoa uy tín nhất trên thị trường hiện nay đảm bảo sẽ không làm cha mẹ thất vọng. 

>> Xem thêm: Nhổ răng sữa vứt ở đâu? Đừng vội vứt đi răng sữa của con

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY
[event_submit_caldera id='CF637c8824badad' category='form_tuvan' action='submit' label='phuhoa']

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *