Nhổ răng sữa vứt ở đâu? Đừng vội vứt đi răng sữa của con
Sau khi nhổ răng sữa cho con, nhiều người sẽ vứt lên mái nhà hoặc giữ lại làm kỷ niệm. Vậy nhổ răng sữa vứt ở đâu? Tại sao bác sĩ khuyên đừng nên vội vàng vứt đi răng sữa của con? Hãy tìm hiểu cùng Nha khoa Quốc tế Phú Hòa trong bài viết dưới đây:
1. Quan niệm dân gian nhổ răng sữa vứt ở đâu
Ở mỗi nơi, mỗi đất nước, mỗi văn hóa sẽ có những quan niệm dân gian riêng về nhổ răng sữa cho con thì vứt ở đâu. Những quan niệm này là một phần truyền thống và tín ngưỡng dân gian nhằm cầu mong những gì tốt nhất sẽ đến với con của mình sau khi nhổ răng.
1.1. Theo quan niệm phương Đông
Ở các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, có nhiều nơi có tục lệ nếu trẻ con nhổ răng sữa hàm dưới thì sẽ vứt lên mái nhà, nhổ răng hàm trên thì sẽ ném xuống đất hoặc chôn dưới đất. Sau đó bố mẹ và con sẽ đọc những một bài đồng dao với mong muốn răng mới mọc lên nhanh và đẹp hơn răng cũ.
Thực tế đây chỉ là niềm tin dân gian được truyền qua nhiều thế hệ con cháu. Mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt nhỏ về bài đồng dao. Nhưng chúng lại đều có điểm chung là răng rụng sẽ được những chú chuột tha đi và mang về đổi lại bằng một chiếc răng mới đẹp hơn.
1.2. Theo quan niệm phương Tây
Ở một số nước phương Tây lại cho rằng nếu răng sữa bị rụng thì các bé nên đặt răng xuống dưới gối. Hoặc cho răng sữa vào một chiếc cốc đối với các nước Đông Âu, bởi họ cho rằng sau đó bà tiên sẽ mang răng đi và đổi lại cho trẻ một chiếc răng mới đẹp hơn.
Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, cha mẹ thường có những niềm tin và ước mơ lạc quan về tương lai của con mình và thường tạo ra những nghi thức đặc biệt khi răng sữa đầu tiên của con bị rụng. Ví dụ, nếu cha mẹ mong muốn con trai sẽ trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thì họ sẽ chôn chiếc răng này dưới sân bóng. Hoặc nếu họ mong muốn con phát triển kiến thức rộng rãi, cha mẹ sẽ lựa chọn chôn răng sữa của con trong khu vườn gần thư viện hoặc trường học.
Con tại thời trung cổ, cha mẹ thường có quan niệm rằng, ném răng sữa của con vào lửa là sẽ giải thoát cho con cái của họ khỏi mọi thao túng của các phù thủy độc ác.
Có thể nói, dù theo phong tục hay quan niệm nào đi chăng nữa thì cuối cùng là cha mẹ vẫn muốn con cái của mình được bình yên, vui vẻ, khỏe mạnh và có một tuổi thơ đáng nhớ.

2. Nhổ răng sữa xong vứt lên mái nhà có ý nghĩa gì?
Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc vứt răng lên mái nhà hay chôn dưới gốc cây sẽ làm cho răng mới mọc đẹp hơn và nhanh hơn. Nhưng việc này lại được xem là một phần của việc dỗ dành và tạo kỷ niệm đáng nhớ cho trẻ con, giúp trẻ không sợ việc nhổ răng nữa.
Trong giai đoạn thay răng trẻ cần phải nhổ răng sữa nhiều lần. Vì vậy việc giúp con cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn bằng hành động vứt răng qua mái nhà sẽ giúp tác động tích cực đến tâm lý của con mỗi khi nhổ răng. Khiến con không có lo lắng và sợ hãi nữa.
Ngoài ra đối với ý nghĩa kỷ niệm, có câu nói như thế này “Đứa trẻ hạnh phúc sẽ dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, còn những đứa trẻ bất hạnh sẽ dùng cả đời để chữa lành tuổi thơ”. Vì vậy, việc cha mẹ cùng con tạo nên kỉ niệm với những chiếc răng sẽ là hành trang đáng nhớ để con mang theo suốt cuộc đời. Việc làm này sẽ có ý nghĩa tinh thần với con hơn là ý nghĩa vật chất. Nhưng khi được thực hiện cùng cha mẹ thì các con thường rất vui và trân trọng.

3. Răng sữa có thể lưu trữ tế bào gốc – Đừng vội vứt đi răng sữa của con
3.1. Sự thật răng sữa có thể lưu trữ tế bào gốc cho con
Vào năm 2003, một nghiên cứu do Tiến sĩ Songtao Shi và nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Răng Sọ đã phát hiện ra rằng trong răng sữa của con người chứa từ 10 – 20 tế bào gốc có giá trị. Những tế bào gốc này có tiềm năng lớn trong việc điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm trong tương lai.
Thông qua nghiên cứu trên răng của trẻ em 7 – 8 tuổi, tiến sĩ Shi và đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng tế bào gốc trong răng sữa khác biệt hoàn toàn so với những gì họ tìm thấy trong răng của người lớn. Những tế bào gốc từ răng sữa có khả năng sửa chữa các tế bào bị tổn thương trong tuyến tụy, tim hoặc não bộ.
Điều đặc biệt là tế bào gốc từ răng sữa được coi là một trong những loại tế bào gốc mạnh mẽ nhất trong cơ thể con người. Chúng có tốc độ phát triển nhanh hơn, số lượng lớn hơn và tuổi thọ lâu hơn so với các tế bào gốc từ các nguồn khác. Nếu có sẵn tế bào gốc từ răng sữa, bệnh nhân không cần phải chờ đợi người hiến tặng tủy và cũng không phải lo lắng về việc tương thích tủy từ người hiến tặng với hệ thống miễn dịch của họ.
Vì vậy, việc lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa nên được thực hiện, đặc biệt là đối với những trẻ em chưa có sự lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn khi mới sinh, để có nguồn tế bào dự phòng trong tương lai.

3.2. Minh chứng chân thực về trường hợp em bé đầu tiên được lưu trữ tế bào gốc trong răng sữa
Vào năm 2012, một cô bé tên Becca Graham ở Anh đã trở thành trường hợp đầu tiên ở quốc gia này lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa khi mới 7 tuổi. Cha của Becca là một nha sĩ, do đó, ông đã cùng vợ của mình thực hiện việc nhổ 2 chiếc răng sữa của con gái trước khi chúng gãy, sau đó trích lấy tủy răng và bảo quản chúng ở nhiệt độ lạnh để lưu trữ trong tương lai. Họ hy vọng rằng con gái của họ sẽ có cơ hội sử dụng những tiến bộ trong nghiên cứu tế bào gốc. Các chuyên gia cho biết tế bào gốc từ răng sữa có thể được bảo quản trong thời gian dài lên đến hơn 30 năm.

3.3. Vậy làm thế nào để lưu trữ tế bào gốc trong tủy răng
Trước khi răng sữa của trẻ lung lay hoặc khi bắt đầu lung lay, các bậc cha mẹ có thể đăng ký lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa tại các cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ này. Mặc dù quy trình hành chính có thể thay đổi tùy theo từng cơ sở và thời điểm, nhưng thông tin sau đây tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật, giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước từ khi gửi mẫu răng đến khi tế bào gốc được bảo quản.
Bước 1: Thu thập mẫu răng sữa
Răng sữa là sản phẩm tự nhiên của quá trình thay thế răng vĩnh viễn, chúng thường được nhổ hoặc tự rụng trong quá trình lung lay. Do đó, việc thu thập răng để tách tế bào gốc không đòi hỏi can thiệp nhiều đến trẻ. Tuy nhiên, sau khi răng sữa được nhổ hoặc rụng, quá trình này phải tuân theo các lưu ý sau:
Răng sau khi nhổ cần được vệ sinh và sát khuẩn một cách cẩn thận, sau đó chuyển ngay vào dung dịch đặc biệt. Nếu không thực hiện quy trình này kịp thời, tủy răng có thể mất độ ẩm và trải qua thay đổi áp suất thẩm thấu, điều này có thể gây chết tủy và làm mất khả năng tách tế bào gốc.
Vì vậy, quan trọng là phụ huynh cần thông báo trước khi đưa trẻ đến lấy răng sữa để cơ sở lưu trữ có thể chuẩn bị và thu thập mẫu kịp thời. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu răng bị gãy, rụng hoặc nhổ khi chưa có nhân viên đến thu thập, phụ huynh nên thông báo ngay cho cơ sở lưu trữ để được hướng dẫn về cách xử lý thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khả năng thành công trong việc tách tế bào gốc có thể giảm đi đáng kể trong trường hợp này.
Bước 2: Phân lập và nuôi cấy tế bào gốc
Sau khi thu thập, răng sữa được nhanh chóng chuyển đến một cơ sở xử lý để tiến hành quá trình phân lập tế bào gốc. Trong quá trình này, tủy răng sẽ được tách ra khỏi răng, sau đó tế bào gốc sẽ được phân lập và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau khoảng thời gian từ 20 – 30 ngày, số lượng tế bào gốc sẽ tăng lên nhanh chóng và đủ để có thể lưu trữ ở nhiệt độ lạnh.
Trong thời gian này, môi trường nuôi cấy tế bào gốc đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tế bào gốc trong tương lai và giá trị của dịch vụ này. Trước đây, các môi trường nuôi cấy thường chứa huyết thanh và các yếu tố kích thích tăng trưởng được chiết xuất từ động vật để mô phỏng điều kiện sinh trưởng trong cơ thể, giúp tế bào có thể phát triển tốt.
Tuy nhiên, việc sử dụng các yếu tố này có tiềm ẩn rủi ro là nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, nhiều thành phần trong huyết thanh còn có tác động đến sự điều hòa gen trong tế bào. Hiện nay, các loại môi trường nuôi cấy tế bào gốc được sử dụng trong trên con người thường được sản xuất thương mại và không chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật. Thay vào đó, chúng được tổng hợp nhân tạo bằng phương pháp tái tổ hợp. Mặc dù có giá thành cao hơn, nhưng chúng được coi là an toàn hơn để sử dụng tế bào gốc trong các ứng dụng y học trong tương lai.
Bước 3: Lưu trữ tế bào gốc
Lưu trữ tế bào gốc là quy trình làm lạnh các tế bào xuống nhiệt độ dưới -150 độ C bằng việc sử dụng nitơ ở trạng thái lỏng hơi. Quá trình làm lạnh này phải được thực hiện một cách cẩn thận và nhanh chóng để tránh tạo ra các tinh thể có thể gây hại cho tế bào. Khi được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, các tế bào tạm thời đóng băng và vẫn giữ nguyên các đặc tính ban đầu của chúng.
Trước khi được lưu trữ, các tế bào cần phải được đánh giá về chất lượng dựa trên một số tiêu chí cơ bản như: xác định loại tế bào, độ tinh khiết, độ ổn định của cấu trúc nhiễm sắc thể, tỷ lệ số tế bào sống sót và nhiều yếu tố khác nữa.

Qua bài viết trên, chắc các bạn cũng đã hiểu hơn về việc nhổ răng sữa vứt ở đâu và tại sao không nên vứt đi răng sữa của con. Nếu thấy răng sữa của bé nhà mình đang lung lay thì hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ có thể xử lý kịp thời nhé.