Chảy máu chân răng không còn là triệu chứng quá xa lạ với những người niềng răng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp xử lý khi gặp tình trạng chảy máu chân răng khi niềng răng qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân chảy máu chân răng khi niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang tới nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh một cách an toàn và không xâm phạm vào răng thật. Tuy nhiên, giai đoạn niềng răng không hoàn toàn diễn ra một cách dễ chịu và thoải mái. Tình trạng răng dịch chuyển và mô nướu khá yếu khiến nhiều khách hàng gặp phải hiện tượng chảy máu chân răng sau khi niềng.
Đây là triệu chứng mà không ai mong muốn, do nhiều nguyên nhân gây ra như:
1.1. Do khí cụ chỉnh nha làm xước
Các mô mềm trong khoang miệng như môi, má, lưỡi, nướu… rất dễ bị tổn thương, chảy máu khi tiếp xúc với các vật liệu cứng, cạnh sắc như mắc cài, dây cung… Bên cạnh đó, với những người mới đeo niềng răng vẫn chưa kịp thích nghi với các khí cụ nha khoa trong miệng, thao tác chải răng và lực tác động của bàn chải đánh răng cũng có thể gây tình trạng chảy máu chân răng.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì vấn đề này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể khắc phục được bằng cách đeo sáp nha khoa.
☛ Đọc thêm: Niềng răng bị rơi mắc cài phải làm sao?
1.2. Do viêm lợi gây chảy máu chân răng
Viêm lợi cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị chảy máu chân răng sau khi niềng. Chân răng và nướu có dấu hiệu sưng đỏ, đôi khi xuất hiện triệu chứng chảy máu
Khác với chảy máu chân răng do khí cụ thường chỉ gặp ở người mới bắt đầu đeo niềng, nguyên nhân viêm lợi có thể xảy ra trong suốt quá trình chỉnh nha. Điều này chủ yếu đến từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Khi niềng răng, chân răng và nướu khá nhạy cảm nên rất dễ bị viêm lợi. Bởi lẽ, quá trình đeo mắc cài khá vướng víu khiến thức ăn rất dễ mắc vào. Việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn trước. Nhất là với những người vệ sinh răng không sạch sẽ, không loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn ở các kẽ răng và chân răng. Lâu dần, các mảng bám và vi khuẩn sẽ tích tụ lại trên mắc cài, lan dần xuống nướu và gây viêm nướu.
1.3. Do chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng
Trong suốt thời gian niềng răng, hầu hết mọi người đều gặp tình trạng đau nhức, ê hàm khá khó chịu nên thường rất ngại ăn nhai. Điều này khiến cho cơ thể bạn bị thiếu hụt rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Cụ thể:
- Thiếu Vitamin C: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong chu trình hình thành sợi Collagen tổng hợp nên thành mạch máu. Thiếu hụt vitamin C khiến cho thành mạch máu rất yếu, dễ bị tổn thương, chảy máu.
- Thiếu Vitamin K: Vitamin K là vitamin quan trọng trong quá trình hình thành cục máu đông. Bởi vậy, thiếu vitamin này sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu kéo dài, đặc biệt là các mao mạch nhỏ ở chân răng.
- Thiếu vitamin B3 và Sắt: Đây là những chất quan trọng giúp ổn định thành mạch. Thiếu các chất này có thể gây chảy máu lợi.
1.4. Do kĩ thuật của bác sĩ chỉnh nha
Một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng chảy máu chân răng khi niềng răng là do bác sĩ điều trị chưa thực hiện đúng kỹ thuật, sử dụng lực kéo quá mạnh khi dịch chuyển răng. Trong khi đó, niềng răng được coi là kỹ thuật chỉnh nha phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm và cần thực hiện một cách chính xác.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng thực hiện niềng răng tại các địa chỉ nha khoa kém chất lượng, bác sĩ có trình độ chuyên môn thấp. Điều này có thể gây ra các hậu quả không mong muốn, tiêu biểu như triệu chứng chảy máu chân răng khi niềng răng.
1.5 Do các nguyên nhân khác
Đôi khi tình trạng chảy máu chân răng không xuất phát từ các nguyên nhân liên quan tới niềng răng mà là do các vấn đề nội – ngoại sinh khác, cụ thẻ là:
Do thay đổi nội tiết tố
Theo các nhà khoa học, lượng hormon tăng quá cao cũng là nguyên nhân tạo ra lượng máu dư thừa đến nướu, tăng hoạt động của các mao mạch tại đây và gây vỡ mao mạch.
Bởi vậy, không thể loại trừ nguyên nhân chảy máu chân răng do nội tiết ở những người nội tiết rối loạn như: thanh thiếu niên đang dậy thì, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai…
Do mắc bệnh toàn thân
Với một số người đang mắc các bệnh toàn thân như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư máu cũng có biểu hiện chảy máu chân răng sau niềng. Triệu chứng này xảy ra ngay cả khi bạn ăn uống đủ chất, chăm sóc răng miệng cẩn thận, lấy cao răng thường xuyên. Trong trường hợp này, bạn nên đi thăm khám tổng quát để thăm khám sức khỏe toàn diện để phát hiện và điều trị sớm.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu cũng có thể gây tình trạng sưng đỏ, viêm nướu và chảy máu chân răng. Với trường hợp này, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm.
2. Biện pháp hạn chế tổn thương, chảy máu chân răng khi niềng
Chảy máu chân răng mặc dù không gây đau và ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, nhưng bạn vẫn cần có biện pháp để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một vài biện pháp giúp hạn chế tổn thương, chảy máu chân răng khi niềng răng, bạn có thể tham khảo:
2.1. Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng song song với nó, vệ sinh răng miệng lại là vấn đề mà bạn cần hết sức chú trọng, để tránh mắc phải các bệnh lý răng miệng gây chảy máu chân răng và làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.
Bạn nên chải răng ít nhất 2 – 3 lần/ ngày, vào buổi sáng và trưa sau bữa ăn và tối trước khi đi ngủ. Cần lưu ý lựa chọn bàn chải có lông mềm, chải với lực vừa phải để tránh làm tổn thương đến nướu và làm bung mắc cài.
Bạn có thể tham khảo các bước chải răng dành riêng cho người đang đeo niềng răng dưới đây:
- Đặt đầu bàn chải sát vào răng, giữ tay cầm song song với sàn nhà. Chải răng từ mặt ngoài của răng theo các chuyển động tròn, lặp lại, từ kẽ răng này đến kẽ răng khác và theo hình dạng đường cong của nướu.
- Chải các bề mặt trong của răng cửa bàng cách xoay bàn chải theo chiều dọc, chải đều theo chuyển động lên xuống.
- Tiếp tục chải các bề mặt nhai, lưỡi, vòm miệng mềm bằng chuyển động nhẹ nhàng qua lại.
- Chải và làm sạch phần mắc cài và dây cung bằng cách hơi nghiêng bàn chải vào khe mắc cài (khoảng 45 độ), chải từ từ cả phần trên và dưới mắc cài.
- Súc miệng thật sạch với nước.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp nhiều dụng cụ vệ sinh như máy tăm nước, chỉ nha khoa, dung dịch súc miệng… để giúp làm sạch răng miệng kỹ lưỡng hơn.
☛ Tìm hiểu thêm: Niềng răng dùng bàn chải gì? 9 bàn chải được đánh giá cao
2.2. Thiết lập thói quen ăn uống khoa học, hợp lý
Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng sau niềng là đến từ thói quen ăn uống không đủ chất. Nhiều khách hàng chia sẻ, họ cảm thấy khó chịu, vướng víu và đau nhức khi phải nhai nuốt thức ăn. Bởi vậy, họ ăn được rất ít thức ăn mỗi bữa, loại bỏ một số món ăn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, gây chảy máu chân răng.
Bởi vậy, để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng sau niềng răng, hãy cố gắng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể chế biến thức ăn thành các món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, soup, canh… Sau khi đã quen với việc có mắc cài trong miệng, bạn có thể ăn các món ăn như bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần hạn chế các món ăn có thể làm rơi mắc cài hoặc ảnh hưởng đến việc niềng răng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Niềng răng ăn gì và kiêng ăn gì? Tìm hiểu ngay!
2.3. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng
Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, tin cậy để tiến hành chỉnh nha. Nhờ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại, bạn có thể phòng tránh nguy cơ bị chảy máu chân răng khi niềng.
3. Nha khoa Phú Hòa – Địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu
Nếu như bạn đang tìm kiếm một địa chỉ chỉnh nha uy tín hàng đầu thì Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được thành lập bởi Bác sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Phú Hòa là địa chỉ bạn không nên bỏ qua.
Bác sĩ Hòa là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha:
- Thủ khoa cao học khoa Nha Đại Học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI
- Bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ
- Đạt giải thưởng cống hiến trọn đời của Invisalign – vinh danh người đặt nền móng cho chỉnh nha Invisalign tại Việt Nam.
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y Tế 24h
Với gần 20 năm kinh nghiệm, nha khoa Phú Hòa đã khẳng định vị thế uy tín trong lĩnh vực chỉnh nha với hơn 5000 ca chỉnh nha thành công. Các kỹ thuật luôn được cập nhật liên tục và áp dụng để mang lại hiệu quả niềng răng tốt nhất. Đây cũng là địa chỉ tin cậy của các hoa hậu nổi tiếng như: hoa hậu Ngọc Hân, hoa hậu Kỳ Duyên…
Chúng tôi luôn chăm sóc khách hàng với sự tận tâm, tận tình, chuyên nghiệp. Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng, hãy liên hệ ngay với nha khoa Phú Hòa để được đặt lịch khám sớm nhất.
- Hotline: 0962.091.936
- Địa chỉ: 484 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Website: nhakhoaquoctephuhoa.com
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – tự tin đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng!
Tài liệu tham khảo:
- https://diamondbraces.com/video-faqs/is-it-normal-for-my-gums-to-bleed-when-i-have-braces/
- https://toothshower.com/blogs/blog/bleeding-gums-with-braces