Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn uống, nâng đỡ các răng còn lại cũng như duy trì cấu trúc khuôn mặt. Do vậy, khi bị mất răng, rất nhiều người bệnh thắc mắc mất 1 răng hàm có sao không? Câu trả lời chắc chắn là có. Hãy cũng tìm hiểu nguy cơ xảy ra khi bạn mất 1 răng hàm và biện pháp khắc phục ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
1. Mất 1 răng hàm có sao không?
Răng hàm là các răng mọc ở trong cùng của hàm, gồm các răng 6, 7, 8 có vai trò nhai và nghiền thức ăn, cũng như nâng đỡ cho cấu trúc khung xương hàm. Do vậy, các răng hàm rất quan trọng. Ngoài răng số 8, mất bất kỳ răng hàm nào trong số các răng còn lại đều có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:
1.1. Ảnh hưởng đến những răng khác
Răng ở bất kỳ vị trí nào bị mất mà không được điều trị sớm đều có thể gây ảnh hưởng đến các răng còn lại. Bởi lẽ, răng có tác dụng nâng đỡ cho nhau, tạo nên sự liên kết và giúp chạy đều lực nhai.
Khi răng bị mất, các răng bên cạnh cũng mất đi lực nâng đỡ và bắt đầu có chiều hướng di chuyển theo hướng khoảng trống, làm cản trở hoạt động nhai. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh loạn năng thái dương hàm, dẫn tới những cơn đau nhức ở vùng thái dương.
Theo thời gian, tình trạng này có thể gây nhiều tai biến về răng miệng bao gồm:
- Thức ăn dư thừa dễ mắc vào các khoảng trống dư thừa giữa các răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển, dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, sâu răng, bệnh nướu răng.
- Có thể dẫn đến làm mất các răng lân cận và làm tiêu xương hàm.
- Khi răng dịch chuyển, nếu sẽ bị tụt lại dẫn đến đau nhức răng, ảnh hưởng đến các chân răng còn lại và dẫn tới mất răng nhiều hơn.
1.2. Làm ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Răng hàm, đặc biệt là răng số 6 là vị trí chịu lực nhai tốt nhất của hàm răng. Do vậy, khi bị mất 1 răng hàm, lực nhai giảm sút đáng kể. Người bị mất răng gặp khó khăn lớn trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Thức ăn chưa được nghiền nhỏ đi xuống dạ dày có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, thức ăn khi nhai có thể rơi vào khoảng không, người mất răng luôn phải dùng lưỡi điều chỉnh thức ăn về đúng vị trí nhai rất bất tiện.
Mất răng lâu ngày còn làm tăng nguy cơ bị xô lệch, độ nghiêng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai, làm giảm chức năng nhai của toàn hàm. Người bị mất răng chỉ có thể ăn các loại đồ ăn mềm, lỏng, vụn. Điều này vừa gây bất tiện cho người mất răng, vừa gây tình trạng chán ăn, sụt cân do số lượng các món ăn này khá hạn chế và không nằm trong sở thích của họ. Lâu ngày, cả sức khỏe và tinh thần người mất răng đều bị ảnh hưởng.
1.3. Làm ảnh hưởng khả năng phát âm
Mặc dù không nghiêm trọng như khi bị mất răng cửa nhưng nếu mất một răng hàm, khả năng phát âm của bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cụ thể, phát âm của bạn sẽ kém chuẩn xác hơn, không tròn chữ, gây nhiều bất tiện mỗi khi giao tiếp hằng ngày.
1.4. Mất răng hàm có thể gây mất thẩm mỹ

Nhiều người cho rằng, răng hàm nằm bên trong khoang miệng nên khi mất răng hàm không gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, cả tình trạng tiêu xương và sự dịch chuyển của răng do mất răng hàm đều có thể ảnh hưởng đến diện mạo khuôn mặt của bạn.
Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày, quá trình lão hóa da sẽ được đẩy nhanh hơn. Biểu hiện là hai má hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh niệm suất hiện nếp nhanh khiến cho khuôn mặt bị già đi rất nhiều so với tuổi thật.
Bên cạnh đó, tiêu xương hàm còn làm giảm chiều cao của xương, khiến cho gương mặt có những thay đổi như:
- Thay đổi góc môi, làm các đường rãnh trên môi sâu hơn.
- Cằm di chuyển về phía trước.
- Môi mỏng hơn.
- Mũi trông to hơn, các đường dọc sống mũi sâu hơn.
☛ Đọc thêm: Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?
1.5. Có nguy cơ dẫn tới các vấn đề răng miệng
Khoảng trống tại vị trí răng hàm bị mất là nơi thức ăn rất dễ mắc lại và khó vệ sinh. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại trong khoang miệng hình thành và phát triển. Lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướng, viêm chân răng, hôi miệng và có thể ảnh hưởng đến các răng lân cận.
Ngoài ra, tại vị trí này khi vệ sinh răng miệng cũng có thể làm tổn thương nướu, dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm lợi…
1.6. Gây ra các biến chứng khác
Tiêu xương hàm do mất 1 răng hàm lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng tụt lợi, tăng áp lực lên quai hàm, làm suất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, dần dần gây đau đầu và nhức mỏi vai gáy.
Ngoài ra, các răng di chuyển về khoảng trống không được điều trị kịp thời có khả năng gây lệch khớp cắn, nhiều trường hợp nặng còn bị liệt cả cơ hàm và lệch mặt.
Mất răng còn làm giảm sức nhai, do vậy người mất răng sẽ ăn ít các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau quả và chất xơ hơn. Khi đó, những người này thường dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, mất 1 răng hàm có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng mất một răng hàm
2.1. Phương pháp chỉnh nha
Phương pháp chỉnh nha không chỉ giúp ích cho trường hợp răng khấp khểnh, răng hô, răng móm mà còn được sử dụng để khắc phục tình trạng mất một răng hàm.
Cách này sử dụng răng thật để thay thế, lấp đầy khoảng trống do mất 1 răng hàm, do vậy đem lại nhiều ưu điểm như:
- Duy trì hệ thống tủy răng giúp bạn cảm nhận nhiệt độ cũng như hương vị món ăn tốt nhất.
- Duy trì hệ thống dây chằng quanh răng thật, giúp bạn cảm nhận lực cắn xé khi ăn nhai, điều mà răng giả không làm được.
- Tính thẩm mỹ cao do màu răng đồng nhất với nhau.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có nhiều nhược điểm như:
- Thời gian điều trị lâu, có thể kéo dài từ 1 – 2 năm, tùy vào từng trường hợp.
- Chi phí cao do bạn cần thực hiện trên cả hai hàm để các khớp cắn được khít. Chi phí này có thể lên đến 25 – 120 triệu.
- Cần đi tái khám nhiều lần để kéo răng.
- Đòi hỏi bác sĩ điều trị tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm.
Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp như sau:
Trường hợp một: Mất răng số 7
Bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh nha kéo răng số 8 để thay thế răng số 7 bị mất.
Phương pháp này được áp dụng khi có đủ các điều kiện như sau:
- Răng số 8 mọc thẳng hoặc mọc nghiêng ít.
- Răng số 8 còn nguyên vẹn, không có sâu hay vỡ lớn, mô nha chu khỏe mạnh.
- Chân răng mọc thẳng.
Trường hợp hai: Mất răng số 6
Với trường hợp này, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chỉnh nha đóng kín khoảng mất răng.
Phương pháp được áp dụng khi bạn bị mất răng số 6, kèm theo tình trạng nhóm răng cửa bị hô hoặc mọc lệch chen chúc nhau. Ngoài ra, khi mất răng số 6, bác sĩ cũng có thể kéo răng số 7, 8 ra phía trước để đóng kín khoảng trống, giúp bạn có một hàm răng thật hoàn toàn khỏe mạnh.
☛ Xem thêm: Chi tiết các giai đoạn niềng răng
2.2. Cầu răng sứ
Phương pháp cầu răng sứ được thực hiện bằng cách sử dụng dãy cầu sứ có cấu tạo gồm nhiều răng giả được chế tác dính liền nhau bằng keo nha khoa. Với trường hợp mất 1 răng hàm, dãy cầu sứ sẽ gồm 3 răng.
Bác sĩ tiến hành mài hai răng thật ở hai bên vị trí răng bị mất để làm trụ cho cầu sứ, giúp cầu sứ đứng vững trên khung hàm. Tiếp đó, cầu răng được gắn cố định vào một trụ răng thật bên dưới bằng keo nha khoa.
Sau khi được cố định, bạn không thể tháo lắp răng như hàm giả thông thường. Do vậy, phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng ăn nhai, cắn cao hơn dùng hàm giả tháo lắp.
- Tính thẩm mỹ cao, không dễ rớt ra như hàm giả tháo lắp.
- Tuổi thọ trung bình của hàm nếu được chăm sóc tốt khá cao, khoảng 7 – 10 năm.
- Thời gian điều trị ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 ngày với 3 lần đến nha khoa.
- Chất liệu dùng làm răng giả khá an toàn với cơ thể như là răng sứ kim loại, răng toàn sứ, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
Điều kiện để có thể thực hiện phương pháp này là hai răng bên cạnh răng bị mất phải mọc ngay ngắn, khỏe mạnh. Do vậy, với trường hợp mất răng số 7 mà răng 8 không mọc hoặc đã nhổ bỏ thì không áp dụng được phương pháp này.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như:
- Trong quá trình sử dụng nếu hai răng trụ xảy ra bất kỳ tổn thương nào đều cần tháo cầu răng.
- Gây tổn thương hai răng trụ kế cận do cần mài mòn dể làm trụ cầu. Hai răng bị mài sẽ ngày càng yếu hơn, dễ bị tổn thương và mắc các bệnh lý về răng miệng khác.
- Tăng nguy cơ gặp biến chứng nha khoa như mòn răng, áp xe răng, viêm tuỷ…
- Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng do cầu răng sứ đặt phía trên nướu, không có chân răng nên thức ăn dễ mắc vào khe hở nhỏ giữa răng sứ và nướu, dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng như viêm lợi, sâu kẽ răng…
- Không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu về lâu dài. Do phương pháp chỉ duy trì chức năng nhai cơ bản, nhưng không có chân răng tạo lực nhai và tác động lên xương hàm.
Như vậy có thể thấy, mặc dù tiết kiệm chi phí hơn nhưng cách này không đem lại lợi thế khi dùng lâu dài.
☛ Đọc thêm: Hướng dẫn chăm sóc cầu răng sứ đúng cách
2.3. Trồng răng implant
Trồng răng implant là phương pháp tiên tiến sử dụng phổ biến nhất hiện nay, áp dụng cho người bệnh trên 18 tuổi. Kỹ thuật này sử dụng chân răng nhân tạo cắm chặt vào xương hàm, giúp nâng đỡ mão răng sứ trên bề mặt nướu răng và hạn chế hiện tượng tiêu xương răng.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một trụ Titanium vào bên trong xương hàm, thay thế vị trí của chân răng bị mất, rồi mới gắn khớp nối abutment và răng sứ phục hình lên trên trụ.
Trụ Titanium hoạt động như một chân răng thật, tác động lực nhai của răng lên xương hàm, nhờ vậy giúp hạn chế tối đa nguy cơ tiêu xương hàm, tụt nướu hay viêm nhiễm lợi. Có thể kể đến một số dòng trụ implant phổ biến hiện nay là trụ Osstem, Tekka, Dentium implant và trụ Straumann.
Ngoài đặc điểm trên, phương pháp còn nhiều ưu điểm khác như:
- Độ bền cao, tuổi thọ răng có thể hơn 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu bảo vệ và giữ gìn vệ sinh răng kỹ lưỡng.
- Hoạt động gần như răng thật.
- Tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, phương pháp vẫn tồn tại nhược điểm như:
- Đòi hỏi tay nghề của bác sĩ do cần can thiệp vào khung xương hàm của người dùng.
- Mức chi phí cao, khoảng 20 – 50 triệu với từng loại trụ.
- Thời gian điều trị khá dài, khoảng 4 – 6 tháng.
☛ So sánh: Sự khác biệt giữa cầu răng sứ và trồng răng implant
3. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ trồng răng hàm uy tín hàng đầu
Với gần 20 năm hình thành và phát triển, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa luôn được đánh giá là địa chỉ hỗ trợ khắc phục các vấn đề về răng miệng uy tín hàng đầu hiện nay.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa do Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa thành lập. Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Phú Hòa đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành:
- Thủ khoa cao học khoa nha của đại học Victor Segalent Bordeaux 2 – cộng hòa Pháp năm 2004.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
- Thành viên của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA.
- Thành viên của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA.
- Bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015.
- Từng là bác sĩ viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ giảng viên Đại học y Hà Nội.
Tại đây, chúng tôi có:
3.1. Trang thiết bị và công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất
Phú Hòa là phòng khám nha khoa đi đầu trong công nghệ, liên tục cập nhật các máy móc hiện đại, tiên tiến hỗ trợ quá trình trồng răng và chỉnh nha được hiệu quả nhất:
- Máy quét dấu răng itero kỹ thuật cao.
- Thiết bị lấy cao răng bằng sóng siêu âm.
- Máy chụp X-quang kỹ thuật số.
- Máy thổi cát.
- Máy cắm implant Dentium ICT.
3.2. Đa dạng loại hình dịch vụ
Tên các loại implant mà nha khoa đang sử dụng:
- Osstem Hàn Quốc
- Dentium Hàn Quốc
- Dentium USA
- JD (Ý)
- Tekka (Pháp)
- Straunmen (Thụy Sỹ)
- SIC (Thụy Sỹ)
Bảng giá tham khảo:
Tên các loại răng sứ mà nha khoa đang sử dụng:
- Răng sứ kim loại: Jelenco USA, Titan
- Răng sứ toàn sứ: Cercon, Emax Nanoceramics, Zir Press, Nacera
Tên các loại mắc cài chỉnh nha tại nha khoa Phú Hòa và bảng giá tham khảo:
3.3. Dịch vụ chăm sóc tận tâm
Trong suốt quá trình điều trị, bạn sẽ nhận được chế độ đã được chúng tôi thiết lập theo quy trình riêng, như:
- Tái khám định kỳ khi chỉnh nha.
- Hỏi thăm về tình trạng và các triệu chứng sau khi trồng lại răng.
- Nếu gặp tình trạng bất cập về răng miệng, nhân viên sẽ lập tức đặt lịch hẹn tái khám sớm nhất cho bạn.
Ngoài ra, nha khoa Phú Hòa còn áp dụng chính sách trồng răng implant trả góp với lãi suất 0%. Đây sẽ là cơ hội giúp khách hàng giảm nhẹ nỗi lo về kinh tế, nhưng vẫn có được răng mới theo mong muốn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các kỹ thuật trồng răng trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời:
- Số hotline: 096.209.1063
- Địa chỉ: số 484 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 9 – 17h hằng ngày.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5874035/
- https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/missing-teeth
- https://www.onethegallery.co.uk/what-happens-in-your-mouth-when-you-lose-a-tooth/