Niềng răng có nhổ răng khôn không? Lưu ý từ chuyên gia?

Khi quyết định niềng răng, một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người đặt ra là liệu niềng răng có cần phải nhổ răng khôn không. Niềng răng là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh sự sai lệch của răng và khớp cắn giúp tạo ra một nụ cười đều đặn và hài hòa. Quyết định có nhổ răng khôn hay không là yếu tố quan trọng trong kế hoạch điều trị niềng răng và cần được đánh giá cẩn thận bởi bác sĩ chỉnh nha. Trong bài viết này, Nha khoa Quốc tế Phú Hoà sẽ giúp bạn khám phá những lý do có thể khiến bác sĩ yêu cầu nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng và những yếu tố cần xem xét trước khi đưa ra quyết định này.

Niềng răng có nhổ răng khôn không?

Trong hầu hết các trường hợp niềng răng, răng khôn được chỉ định nhổ bỏ để tạo khoảng trống trên cung hàm giúp các răng khác có không gian di chuyển đúng theo phác đồ điều trị. Đồng thời, răng khôn không thực sự cần thiết cho quá trình ăn nhai, dễ mọc lệch đâm vào các chân răng khác gây ra các trở ngại cho quá trình niềng răng.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không quá cần thiết phải nhổ răng khôn. Bởi vậy bạn cần lắng nghe tư vấn chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa để đi đến quyết định có nhổ răng khôn trước khi niềng răng hay không.

Niềng răng khôn có nhổ hay không phụ thuộc vào tuỳ tình trạng răng của mỗi người

Tại sao có thể cần và không cần nhổ răng khôn khi niềng răng?

Các trường hợp phải nhổ răng khôn khi niềng

Thiếu không gian trong hàm: Một trong những lý do chính để nhổ răng khôn là khi hàm không đủ không gian để các răng di chuyển đúng vị trí trong quá trình niềng răng. Nếu các răng cần phải di chuyển nhiều, sự hiện diện của răng khôn có thể cản trở quá trình này và làm giảm hiệu quả niềng.

Răng khôn mọc lệch: Nếu răng khôn mọc lệch hoặc nằm ngang chúng có thể gây ra sự xô lệch hoặc tác động tiêu cực đến các răng khác. Trong những trường hợp này, nhổ răng khôn có thể giúp tạo ra không gian cần thiết cho việc điều chỉnh các răng khác.

Nguy cơ về nhiễm trùng: Răng khôn mọc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nướu. Nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể khuyến cáo nhổ răng khôn để tránh các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong quá trình điều trị chỉnh nha.

Để đạt kết quả tốt nhất: Trong một số trường hợp, việc nhổ răng khôn là cần thiết để đạt được kết quả niềng răng tối ưu. Răng khôn có thể làm phức tạp quá trình di chuyển của các răng khác nên cần loại bỏ chúng giúp cải thiện hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu niềng răng có nhổ răng khôn không?
Tìm hiểu niềng răng có nhổ răng khôn không?

Các trường hợp không nhất định phải nhổ răng khôn khi niềng

Phần cung hàm đủ rộng: Nếu cung hàm của bạn đủ rộng để đặt các dụng cụ niềng răng và đủ khoảng trống cho răng di chuyển thì không nhất thiết phải nhổ răng khôn nếu răng mọc thẳng và bình thường.

Trẻ em 12-16 tuổi niềng răng: Độ tuổi này thường là lúc tốt nhất để niềng răng và thường răng khôn chưa mọc nên hàm răng vẫn còn có nhiều khoảng trống giúp quá trình điều chỉnh dễ dàng hơn.

Quyết định cuối cùng về việc nhổ răng khôn sẽ do bác sĩ điều trị và bạn thảo luận cùng nhau dựa trên tình trạng cá nhân và mục tiêu điều trị của bạn.

Tham khảo:

3 lợi ích khi nhổ răng khôn để niềng răng chỉnh nha

Nhổ răng khôn giúp tạo khoảng trống để răng di chuyển

Nếu bạn quyết định giữ lại răng khôn trên cung hàm thì quá trình di chuyển của các răng khác sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp thiếu không gian để dịch chuyển. Trong tình huống này, răng khôn có thể trở thành các chốt chặn ở cuối mỗi cung hàm tạo ra sự cản trở cho việc di chuyển của các răng khác và gây ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha cuối cùng.

Nhổ răng khôn sẽ tạo khoảng trống quan trọng trong hàm giúp các răng khác di chuyển và sắp xếp lại một cách tự nhiên hơn.

Nhổ răng khôn để tạo khoảng trống để răng di chuyển
Nhổ răng khôn để tạo khoảng trống để răng di chuyển

Một ví dụ điển hình là trong trường hợp niềng răng hô, khi khách hàng mong muốn giữ lại răng số 4 và số 5, bác sĩ có thể cố gắng thực hiện kỹ thuật di xa toàn bộ hàng răng lùi về phía sau. Tuy nhiên, vì răng khôn gây ra sự cản trở nên trong một số trường hợp bắt buộc phải tiến hành loại bỏ chúng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Ngăn ngừa các bệnh lý và biến chứng răng miệng do răng khôn

Răng khôn nằm ở vị trí sâu nhất bên trong hàm răng và rất khó để vệ sinh đặc biệt là trong trường hợp răng khôn mọc không đúng hướng hoặc mọc lệch gây ra áp lực và ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Do đó, việc nhổ răng khôn theo sự chỉ định của bác sĩ trong quá trình niềng răng không chỉ tạo khoảng trống cho các răng khác di chuyển một cách hiệu quả mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe răng miệng và bảo vệ hàm răng khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Ngăn ngừa các bệnh lý và biến chứng răng miệng do răng khôn
Ngăn ngừa các bệnh lý và biến chứng răng miệng do răng khôn

Nhổ răng khôn để bảo vệ kết quả niềng răng

Răng khôn khi mọc lên có thể mọc lệch, mọc đâm vào các răng khác khiến cho việc kiểm soát chúng trở nên khó khăn. Khi trong quá trình đeo niềng, răng khôn nếu mới bắt đầu nhú mọc, chúng có thể chưa tạo áp lực và tác động đẩy ngay các răng lân cận. Nhưng trong quá trình niềng răng, răng khôn có thể tác động đáng kể lên các răng khác theo thời gian. Từ đó dẫn đến tình trạng răng bị nghiêng hoặc dịch chuyển khỏi vị trí gốc của chúng ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc răng và tạo ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả của quá trình niềng răng.

Nhổ răng khôn trước hoặc ngay sau khi hoàn thành điều trị niềng răng giúp bảo vệ sự ổn định của các răng đã được sắp xếp, ngăn tình trạng răng di chuyển hoặc lệch lạc. Bằng cách loại bỏ răng khôn, bạn sẽ duy trì được kết quả điều trị lâu dài và giảm nguy cơ phải điều chỉnh lại hoặc thực hiện các biện pháp chỉnh sửa trong tương lai.

Các lưu ý khi nhổ răng khôn để niềng răng

Trong trường hợp bạn cần phải nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng, hãy tuân theo những hướng dẫn sau đây để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn:

Lưu ý trước khi thực hiện việc nhổ răng khôn

Xét nghiệm máu: Để đảm bảo an toàn cho quá trình nhổ răng, bạn cần phải thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề như khả năng đông máu tránh tình trạng chảy máu kéo dài hoặc các vấn đề khác có thể xảy ra do máu khó đông.

Cung cấp thông tin về tiền sử bệnh: Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh của mình bao gồm các vấn đề như bệnh tim mạch, tiểu đường và các loại thuốc bạn đang sử dụng như thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc chống đông và thuốc dị ứng.

Chụp X-quang: X-quang sẽ giúp bác sĩ biết rõ tình trạng của răng khôn bao gồm số chân răng và tình trạng xương quanh ổ răng.

Ăn no trước khi nhổ răng: Trước khi thực hiện quá trình nhổ răng khôn, hãy đảm bảo bạn đã ăn no. Đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt nên tránh nhổ răng.

Chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ biết rõ tình trạng của răng khôn
Chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ biết rõ tình trạng của răng khôn

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Dùng bông gòn và cắn chặt trong 30 phút. Sau đó, nếu còn chảy máu, hãy thay bông gòn và tiếp tục cắn chặt trong 15 phút.

Nếu có nước bọt trong miệng trong quá trình cắn bông gòn, hãy nuốt xuống. Tránh nhổ nước bọt ra ngoài để ngăn máu tiếp tục chảy.

Tránh đánh răng tại vị trí mới nhổ răng. Không dùng nước súc miệng hoặc nước muối trong 3 – 4 ngày sau khi nhổ răng.

Nếu răng bị sưng, bạn có thể chườm đá vào vùng sưng vào ngày đầu tiên, và sau đó, bạn nên chườm nóng để cải thiện lưu thông máu.

Trường hợp bạn cảm thấy đau nhức, bạn có thể sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ. Trong trường hợp máu chảy quá nhiều hoặc không thể kiểm soát, hãy đến ngay trung tâm y tế để bác sĩ kiểm tra và xử lý.

Trong quá trình niềng răng mà mọc răng khôn có cần nhổ không

Răng khôn thường có vị trí và thời điểm mọc khá đặc biệt, thường nằm sâu trong cung hàm, có thể mọc ngầm, lệch hoặc bị kẹt dưới lợi và xương hàm làm ảnh hưởng đến các răng khác đang được niềng. Do đó, quá trình loại bỏ răng khôn mọc trong quá trình niềng răng thường phức tạp và khó khăn hơn so với răng thông thường.

Nếu trong quá trình niềng răng mắc cài, bác sĩ phát hiện răng khôn đang mọc, họ có thể quyết định nhổ răng này sau khi thực hiện các kiểm tra và chẩn đoán cụ thể. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học và sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, thườn quá trình nhổ răng khôn không đau và ít gặp biến chứng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi phải nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng.

 

Trong quá trình niềng răng mà mọc răng khôn có cần nhổ không?
Trong quá trình niềng răng mà mọc răng khôn có cần nhổ không?

Như vậy, nhổ răng khôn trong quá trình niềng răng thường được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn và không gây đau đớn như nhiều người nghĩ. Nhổ răng khôn không chỉ giúp duy trì sự đều đặn của hàm răng mà còn giúp bác sĩ kiểm soát và điều chỉnh quá trình niềng răng một cách hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa nhiều biến chứng tiềm tàng do răng khôn gây ra, như sâu răng, viêm nướu, sai lệch khớp cắn và hôi miệng.

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY
[event_submit_caldera id='CF637c8824badad' category='form_tuvan' action='submit' label='phuhoa']

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *