“Niềng răng xong có bị hô lại không?” chắc chắn là một vấn đề không ít người đang niềng răng và có ý định niềng răng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, đồng thời đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng này xảy ra. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- 1. Niềng răng xong có bị hô lại không?
- 2. Nguyên nhân gây hô lại sau niềng răng
- 3. Hô lại sau niềng răng có cải thiện được không?
- 4. Cần làm gì khi phát hiện hô lại sau niềng răng?
- 5. Làm sao để phòng tránh răng hô lại sau khi niềng răng?
- 6. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa địa chỉ niềng răng uy tín chất lượng hàng đầu
1. Niềng răng xong có bị hô lại không?
Một hàm răng đều, đẹp, đúng khớp cắn sau khi kết thúc niềng răng chính là mong muốn của người bệnh và mục đích điều trị của bác sĩ.

Có thể nói, tỷ lệ người niềng răng hài lòng với hàm răng, nụ cười của bản thân sau khi tháo niềng là rất cao. Tuy nhiên vẫn còn một số ít người gặp tính trạng hô lại sau khi niềng răng đặc biệt là những trường hợp niềng răng nguyên nhân do răng hô, khớp cắn hạng II.
Răng bị hô lại sau khi niềng răng tuy ít gặp phải, nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra sau khi tháo niềng. Do trong quá trình niềng răng, lực từ các khí cụ tác dụng vào răng làm xương ổ răng tiêu dần đi giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn. Trong thời gian đầu tháo niềng, phần xương ổ răng bị tiêu vẫn chưa được tái tạo hoàn toàn khiến răng yếu dễ di chuyển, đồng thời do răng đã mọc lệch lạc từ lâu nên ngay cả khi răng được chuyển tới một vị trí tốt hơn thì các sợi đàn hồi trong nướu vẫn có xu hướng kéo răng trở lại vị trí ban đầu gây ra tình trạng hô tái phát sau niềng răng.
2. Nguyên nhân gây hô lại sau niềng răng
Nguyên nhân gây hô lại sau khi niềng răng thường liên quan tới thói quen sinh hoạt của người bệnh hoặc liên quan tới phác đồ điều trị của bác sĩ.
2.1. Đeo hàm duy trì không đúng cách

Để xương ổ răng có thời gian tái tạo xương và các mô liên kết quanh răng ổn định tại vị trí mong muốn, sau khi tháo niềng, bạn cần phải đeo hàm duy trì để cố định răng tại đúng vị trí, ngăn cản tình trạng di chuyển răng không mong muốn.
Hiện nay, có nhiều bạn ưu tiên lựa chọn sử dụng loại hàm duy trì tháo lắp do các ưu điểm như có thể dễ dàng tháo ra khi cần thiết, vệ sinh dễ dàng,… Tuy nhiên, việc lựa chọn loại hàm duy trì này cũng đi kèm với một vẫn đề là nhiều bạn đeo hàm không đủ thời gian, quên đeo hàm duy trì gây ra tình trạng di chuyển răng và lâu dần có thể gây hô tái phát sau niềng.
2.2. Do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng là một yếu tố có thể gây hô răng tái phát sau niềng răng. Như đã đề cập ở trên, thời gian đầu sau tháo niềng, răng còn chưa ổn định được vị trí trong huyệt ổ răng, nên rất dễ bị di chuyển vị trí nếu chúng ta thường xuyên tác động vào răng một lực theo chiều hướng đẩy răng chìa ra ngoài.
Hô lại sau niềng răng hoàn toàn có thể xảy ra với những bạn vẫn có những thói quen sau:
- Dùng lưỡi đẩy nhóm răng cửa sau khi đã tháo niềng.
- Thói quen há miệng thở khi ngủ, nghiến răng.
- Thói quen cắn, gặm đồ ăn, hoa quả bằng răng cửa sau khi tháo niềng, đặc biệt là những loại đồ ăn cứng.
2.3. Kỹ thuật niềng răng chưa chính xác
Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, cũng như hạn chế sai lệch khi chỉnh nha, kỹ thuật niềng răng của bác sĩ phải đảm bảo chính xác, lực tác động từ các khí cụ lên răng phải được tính toán kỹ và kiểm soát ổn định.
Nếu kỹ thuật niềng răng của bác sĩ không chính xác, lực tác động lên răng không được tính toán kỹ có thể gây ra nhiều vấn đề. Lực kéo quá mạnh gây mất cân bằng giữa quá trình tiêu xương và tái tạo xương, xương bị tiêu quá nhiều gây lung lay răng nhiều, không ổn định được vị trí sau tháo niềng và hệ lụy là niềng răng xong bị hô lại.
2.4. Xác định sai nguyên nhân gây hô trước khi niềng răng

Hô hay khớp cắn hạng II là tình trạng hàm trên là tương quan theo chiều trước sau giữa hai hàm mất cân xứng, hàm trên chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới, bao chùm lên các răng của hàm dưới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do hô răng hoặc do hô xương hàm.
Với nguyên nhân hô do răng, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng khớp cắn của mình bằng phương pháp niềng răng. Tuy nhiên, với nguyên nhân do xương, niềng răng có rất ít tác dụng trong trường hợp này do nó không thể tác động đến xương hàm, tình trạng này chỉ có thể giải quyết bằng phẫu thuật.
Vậy nên, trước khi quyết định phương án điều trị, người bác sĩ chỉnh nha cần phân tích được các số liệu tương quan hàm mặt trên phim chụp sọ nghiêng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây hô, từ đó sẽ có phương án điều trị chính xác.
Trong trường hợp ho do hàm nhưng bác sĩ vẫn chỉ định niềng răng thì sau khi tháo niềng người bệnh thường không có được hàm răng đều đẹp, đúng khớp cắn như mơ ước và thường gặp tình trạng hô tái phát sau niềng răng.
2.5. Bác sĩ niềng răng thiếu kinh nghiệm
Kiến thức, kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha là yếu tố chính quyết định thành công của ca niềng răng. Chính vì thế, trong trường hợp bác sĩ không được đào tạo chuyên môn về chỉnh nha thì kết quả niềng răng của bạn thường khó đảm bảo, các giai đoạn di chuyển và cố định răng khi chỉnh nha không được kiểm soát chính xác dẫn tới tình trạng hô lại sau khi niềng răng, đặc biệt với các trường hợp khớp cắn hạng II nặng.
3. Hô lại sau niềng răng có cải thiện được không?

Tình trạng hô tái phát sau khi niềng răng là trường hợp không ai mong muốn sau khi đã thực hiện chỉnh nha. Răng hô lại sau niềng răng hoàn toàn có thể cải thiện được, tuy nhiên tùy thuộc vào thời gian răng bị hô lại sau khi niềng, mức độ cố định của răng hiện tại, và nguyên nhân gây hô răng sau niềng mà phương pháp giải quyết có thể đơn giản và phức tạp.
Với các trường hợp sau khi tháo niềng răng trong thời gian từ 1-6 tháng phát hiện răng có sự di chuyển, răng cửa bị chìa hơn ra ngoài một chút so với lúc mới tháo niềng. Ở giai đoạn này, răng thường chưa ổn định trong xương ổ răng, biện pháp cải thiện cũng sẽ đơn giản hơn, việc đeo hàm duy trì có thể cải thiện được.
Còn với những trường hợp phát hiện răng bị hô lại sau niềng răng khoảng trên 1 năm, răng đã ổn định vị trí, việc đeo hàm duy trì để cải thiện thường ít có tác dụng. Bạn có thể phải niềng răng lại để cải thiện tình trạng này.
Đối với nguyên nhân, răng hô do xương hàm hô, để giải quyết triệt để tình trạng hô răng, bạn có thể cần đến phương pháp phẫu thuật xương hàm, việc này sẽ được quyết định sau quá trình thăm khám và phân tích của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm tư vấn của TS.BS Nguyễn Phú Hòa về răng hô và các phương pháp điều trị trên đài VOV
4. Cần làm gì khi phát hiện hô lại sau niềng răng?

Chắc hẳn, ai cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi phát hiện mình bị hô lại sau khi niềng răng. Tuy nhiên, nếu bạn không may rơi vào trường hợp này, bạn nên bình tĩnh và thực hiện các việc làm sau:
- Nên sắp xếp đến nha khoa bạn thực hiện niềng răng sớm nhất, để xác định tình trạng răng, tìm nguyên nhân gây hô răng và có phương pháp cải thiện hợp lý.
- Nếu tình trạng hô răng của bạn nguyên nhân do nha khoa (bác sĩ niềng răng sai kỹ thuật, xác định sai nguyên nhân), mà tình trạng hiện tại không thể cải thiện bằng hàm duy trì, cần niềng lại răng hoặc phẫu thuật, thì bạn không nên tiếp tục thực hiện điều trị tại nha khoa này nữa, cần tìm một nha khoa uy tín chất lượng với bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện điều trị lại.
Đọc thêm: Răng hô có thể cải thiện bằng cách bọc sứ thay vì niềng được không?
5. Làm sao để phòng tránh răng hô lại sau khi niềng răng?
Để đảm bảo bạn có một hàm răng đều, đẹp, đúng khớp cắn và phòng tránh răng hô lại sau khi niềng răng bạn nên áp dụng ngay các điều sau:
5.1. Lựa chọn địa chỉ niềng răng chất lượng

Khi có ý định niềng răng, trước hết bạn nên tìm kiếm một nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ chỉnh nha được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề và đã thực hiện thành công nhiều ca niềng răng, được nhiều người bệnh hài lòng, đánh giá cao.
Trước khi bắt đầu thực hiện niềng răng, bác sĩ cần phải khám lâm sàng, phân tích mẫu hàm, phân tích phim chụp Xquang của bạn để đưa ra được chẩn đoán chính xác và lên được kế hoạch điều trị tỉ mỉ, hiệu quả. Bạn cần đề nghị bác sĩ cho mình biết về kế hoạch điều trị, cũng như các dự đoán kết quả niềng răng của bạn.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những nha khoa có ký kết hợp đồng chỉnh nha trước khi niềng, để có giấy tờ pháp lý đảm bảo quyền lợi của bản thân khi thực hiện niềng răng tại đây.
5.2. Đeo hàm duy trì đúng cách

Đeo hàm duy trì không đúng cách có lẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hô lại sau khi niềng răng. Đeo hàm duy trì cũng là một giai đoạn của quá trình chỉnh nha, vậy nên để tránh gây ra những lệch lạc răng không đáng có, bạn cần tuyệt đối tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì mà bác sĩ đã hướng dẫn, cụ thể như sau:
- Với loại hàm duy trì tháo lắp: trong 3 tháng đầu bạn cần đeo hàm toàn thời gian (khoảng 22 tiếng một ngày), chỉ nên bỏ hàm ra vào lúc ăn uống. Sau đó, bạn chỉ cần dùng khi ngủ (10-15 tiếng/ngày). Lưu ý, phải cố gắng đeo hàm đủ thời gian, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu, đồng thời lưu ý vệ sinh hàm hàng ngày để hạn chế viêm nha chu khi sử dụng.
- Nếu bạn lo lắng mình có thể quên đeo hàm thì bạn có thể lựa chọn loại hàm duy trì gắn cố định trên răng trong 3 tháng đầu để răng được giữ đúng vị trí, sau đó bạn có thể đổi sang sử dụng loại hàm tháo lắp.
- Trong trường hợp, mất hàm duy trì, vỡ hàm duy trì bạn nên đến nha khoa để làm lại hàm duy trì ngay.
- Nếu trong quá trình đeo hàm duy trì cảm thấy khi đeo răng hơi đau, đây có thể là dấu hiệu răng bạn đã có sự di chuyển so với thời điểm khi tháo niềng. Lưu ý, không nên vì đau mà không đeo hàm duy trì, bạn cần tiếp tục đeo hàm đủ thời gian để răng có thể di chuyển về đúng vị trí theo sự hướng dẫn của hàm duy trì.
- Cần tái khám tại nha khoa theo đúng lịch bác sĩ đã yêu cầu, để theo dõi tình trạng răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
5.3. Lưu ý thói quen ăn uống, sinh hoạt sau niềng răng

Thói quen ăn uống và sinh hoạt là vấn đề bạn cần lưu ý để tránh tình trạng hô tái phát sau niềng răng xảy ra:
- Khoảng 3 tháng sau tháo niềng, bạn nên ưu tiên các loại đồ ăn mềm, nhiều dinh dưỡng.
- Hạn chế đồ ăn quá cứng, quá dai.
- Không cắn xé đồ ăn dai cứng bằng nhóm răng cửa, bạn có thể cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn.
- Từ bỏ các thói quen như thở bằng miệng khi ngủ, hút thuốc, nghiến răng, đẩy lưỡi vào nhóm răng cửa.
- Luyện tập đặt lưỡi đúng vị trí: đầu lưỡi đặt cách chân răng cửa hàm trên 2-3 mm, phần thân lưỡi và gốc lưỡi đặt trên vòm họng. Đây là tư thế đặt lưỡi đúng khi hai răng khớp lại, sẽ không có lực đẩy từ lưỡi tác động vào nhóm răng cửa, ngăn cản tình trạng hô tái phát sau niềng răng.
6. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa địa chỉ niềng răng uy tín chất lượng hàng đầu
Chắc chắn lựa chọn một nha khoa uy tín chất lượng với bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn chính là yếu tố quyết định giúp bạn có một quá trình niềng răng an toàn, có được nụ cười tự tin và hạn chế nguy cơ hô tái phát sau niềng răng.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa chính là địa chỉ niềng răng uy tín, chất lượng hàng đầu tại khu vực Hà Nội mà bạn không thể bỏ qua.

Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa người chịu trách nhiệm chuyên môn tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa:
- Thủ khoa cao học khoa Nha Đại học Victor Segalent Bordeaux 2 – Cộng hòa Pháp năm 2004
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant quốc tế ICOI
- Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội năm 2015
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏeLà chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y Tế
Trong gần 20 năm thành lập, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đã thực hiện chỉnh nha cho hơn 5000 khách hàng, luôn tận tâm và nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng.

Nếu vẫn còn băn khoăn về các vấn đề liên quan tới niềng răng bạn có thể liên hệ với Nha khoa Quốc tế Phú Hòa thông qua:
- Website: www.nhakhoaquoctephuhoa.vn
- Hotline: 0962.091.936
Tài liệu tham khảo:
- https://www.auraortho.com/normal-teeth-move-right-braces-come-off/
- https://smilelign.com/blog/teeth-moving-after-braces
- https://alignortho.ca/can-your-teeth-shift-back-after-braces/
Tôi muốn niềng răng nhưng vẫn để lại răng nanh khểnh được không nhỉ. Tôi thấy răng nanh khểnh khá duyên, mà các bạn niềng răng thường phải nhổ răng đi ý.
Chào bạn Răng khểnh tuy không mọc đúng theo trật tự trên cung hàm nhưng nếu như nó mọc ở vị trí phù hợp cũng tạo nên một nét duyên đặc biệt. Hiện nay, nhiều người niềng răng muốn giữ lại răng khểnh, điều này hoàn toàn có thể làm...[Xem thêm]
tôi đang có nhu cầu niểng răng vì tôi bị vẩu. Niềng răng bằng mắc cài kim loại thường có đảm bảo không? Vì liên quan đến răng lợi mà số tiền bỏ ra cũng tương đối lớn nên tôi khá băn khoăn. Mong nha sĩ tư vấn kỹ cho...[Xem thêm]
Chào bạn! Mắc cài kim loại thường tuy là loại niềng răng cổ điển nhất, nhưng cho đến nay nó vẫn là một loại niềng răng hữu dụng và được sử dụng phổ biến nhất. Niềng răng mắc cài tuy không thẩm mỹ bằng các loại niềng răng sứ, pha...[Xem thêm]
Nếu đang niềng mà đi lấy ck, muốn tháo mắc cài tạm thời mấy hôm để chụp ảnh và tổ chức đám cưới thì có mất phí tháo ra lắp vào ko?
Chào bạn! Trường hợp này bạn cần tới nha khoa khám lại và hỏi ý kiến của bác sĩ, nhiều người có thể được tháo hàm tạm và lắp lại sau đó. Về chi phí, mỗi nha khoa sẽ có cách tính riêng, nhưng bạn sẽ phải mất một khoản...[Xem thêm]
Mình niềng xong răng đã hết hô nhưng hàm vẫn còn hô nên nhìn tổng thể vẫn không được đẹp cho lắm. Giờ mình nên làm gì để cải thiện?
Chào bạn! Trường hợp của bạn có thể là do xương hàm hô nên sau khi niềng xong không cải thiện được nhiều. Để khắc phục, bạn phải kết hợp thêm cả phẫu thuật hàm hô để điều chỉnh cấu trúc xương về đúng vị trí. Lúc này khuôn mặt...[Xem thêm]
Mình có tìm hiểu thì biết nếu hô do xương hàm thì niềng răng không khắc phục được mà phải phẫu thuật hàm. Cho mình hỏi chi phí phẫu thuật hàm hô có cao không? hiện nay là khoảng bao nhiêu tiền?
Chào bạn! Đúng là với trường hợp hô do hàm thì niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả mà phương pháp cải thiện tốt lúc này là phẫu thuật hàm hô. Chi phí phẫu thuật hàm hô hiện nay được đánh giá là khá cao, và có độ chênh...[Xem thêm]