Nhu cầu trồng răng sứ ngày càng phổ biến và rộng rãi. Sau khi trồng răng sứ, nhiều người gặp tình trạng ê buốt răng nên vô cùng lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trồng răng sứ bị ê buốt
Hiện nay, có rất nhiều người trồng răng, bọc răng sứ vì nó cải thiện được các vấn đề phục hồi các răng bị vỡ, sâu hay chỉ đơn giản là vì lý do thẩm mỹ.
Tuy nhiên, có nhiều người sau khi làm răng sứ xong gặp phải tình trạng răng bị ê buốt. Các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra một số nguyên nhân dưới đây gây ra tình trạng này:
1.1. Nướu chưa kịp thích nghi
Mão sứ là một vật liệu nhân tạo nhằm thay thế cho răng thật bị khiếm khuyết. Trong khoảng thời gian đầu khi bọc răng sứ, do nướu chưa kịp thích nghi với mão sứ nên xuất hiện cảm giác ê buốt, đau nhẹ gây bất lợi cho việc ăn uống và giao tiếp.

Đây là hiện tượng bình thường mà nhiều người sau khi đi trồng răng sứ gặp phải. Nếu là vì lý do này thì cơn ê buốt răng sẽ tự hết sau vài ngày mà không cần tới bác sĩ điều trị. Mức độ đau buốt tùy thuộc với cơ địa và tình hình sức khỏe của bạn.
1.2. Chưa lấy hết tủy răng
Tuỷ răng có ở cả thân răng và chân răng, là một tổ chức đặc biệt chứ các dây thần kinh và mạch máu. Tuỷ răng có vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát triển răng. Tuy nhiên, tuỷ răng bị viêm nhiễm lại cần được loại bỏ do chúng có thể tạo điều kiện cho yếu tố gây hại tấn công.

Thông thường, tuỷ răng cần có thể bị viêm nhiễm trong các trường hợp như sâu răng nặng, chấn thương, nhiễm trùng răng… Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng bằng cách loại bỏ phần tủy viêm nhiễm trong răng. Nếu như tủy nhiễm trùng vẫn còn sót lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục ăn sâu tấn công tủy gây ê buốt răng.
☛ Tham khảo thêm tại: Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?
1.3. Mài quá nhiều men răng
Mài răng thường được áp dụng trong phương pháp chụp bọc răng sứ ở các bệnh nhân có răng hô, răng mọc lệnh nặng. Căn cứ vào cấu trúc răng, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng theo đúng tỷ lệ phù hợp để mão sứ có thể chụp lên răng vừa vặn, chắc chắn.

Trong nhiều trường hợp, cấu trúc răng đòi hỏi tỷ lệ mài răng lớn làm men răng mất quá nhiều. Ngoài ra, bác sĩ đo tỷ lệ sai hoặc tiến hành thao tác chưa chuẩn sẽ khiến răng mài nhiều hơn tỷ lệ đúng khiến ngà răng bị lộ. Các tình huống này răng dễ nhạy cảm hơn và gây cảm giác ê buốt răng cản trở quá trình ăn uống và giao tiếp.
1.4. Lắp răng sứ sai khớp cắn
Răng sứ thay thế cần được đo đạc kỹ càng trước khi tiến hành lắp để đảm bảo phù hợp với cung hàm người bệnh. Việc lắp răng sứ sai khớp cắn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân do tạo ra sự chênh lệch giữa hàm răng trên và hàm răng dưới, gây mất cân đối trên hàm.
Theo đó khi nhai, nghiền thực phẩm sẽ khiến các răng bị va đập, tạo áp lực lớn lên phần chân răng thật gây ra tình trạng đau buốt cho người bệnh.
☛ Có thể bạn quan tâm: Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn nên làm gì?
1.5. Rò rỉ keo nha khoa
Keo nha khoa là một vật liệu chuyên dụng trong thẩm mỹ nha khoa. Keo được sử dụng như một công cụ giúp gắn và giữ răng thay thế một cách chắc chắn trên cung hàm người bệnh.

Khi làm răng sứ, bác sĩ sẽ dùng keo nha khoa cứng để không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân. Nhưng nếu keo nha khoa không đảm bảo chất lượng, keo lỏng bị rò rỉ, không có độ cứng phù hợp là nguyên nhân răng ê buốt, khó chịu.
1.6. Vật liệu làm răng sứ kém chất lượng
Vật liệu làm răng sứ là yếu tố quan trọng quyết định tới độ bền và sức khoẻ người bệnh. Các vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt đảm bảo khả năng tương thích cao với hàm răng người bệnh. Theo đó, răng sứ không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn an toàn cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, các vật liệu làm răng sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ, lẫn nhiều tạp chất khiến độ tương thích không cao sẽ gây cảm giác khó chịu, không thoải mái khi ăn uống. Trong trường hợp dùng răng thật làm trụ đỡ, dùng các vật liệu này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến chân răng. Có thể làm tăng nguy cơ lung lay chân răng, buộc phải nhổ bỏ.Thế nên trước khi làm răng sứ, bệnh nhân nên cẩn thận kiểm tra rõ nguồn gốc hoặc cam kết với bác sĩ về chất lượng của răng sứ và cả implant.
1.7. Thói quen nghiến răng

Có những thói quen hằng ngày tưởng chừng như vô hại song lại có thể gây tác hại không đáng có cho hàm răng. Điển hình là thói quen nghiến răng của bệnh nhân. Khi nghiến răng, người bệnh sẽ vô tình gây ra áp lực mạnh và liên tục lên phần răng sứ. Lâu dần sẽ tạo cơn ê buốt răng cho bệnh nhân.
2. Trồng răng sứ bị ê buốt bị nhức phải làm sao?
Tình trạng ê buốt sau khi trồng hoặc bọc răng sứ kéo dài gây ra nhiều vấn đề bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm răng, khiến cuộc sống tinh thần không được thoải mái. Một số giải pháp dưới đây có thể sẽ giúp bệnh nhân khắc phục được tình trạng này:
2.1. Uống thuốc giảm đau
Cơn ê buốt kéo dài khiến bạn khó chịu, các bác sĩ sẽ thăm khám và có một số chỉ định kê đơn thuốc như Ibuprofen, acetaminophen… giúp giảm đau buốt sau khi bọc răng sứ.
2.2. Vệ sinh răng miệng
Vi khuẩn cũng là tác nhân gây nhiều vấn đề bất lợi cho răng miệng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên vệ sinh răng miệng thường xuyên là điều vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi người nói chung và người đi trồng răng sứ nói riêng.

Vệ sinh răng miệng bằng các công việc đơn giản hàng ngày như: đánh răng kĩ ngày 2 lần, súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm thông thường để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng. Việc này còn giúp nâng cao tuổi thọ cho răng của người bệnh.
2.3. Chườm lạnh
Chườm lạnh là một giải pháp giảm đau hữu hiệu được áp dụng trong nhiều trường hợp. Bạn có thể chườm đá lạnh quanh khu vực gần răng sứ để giảm đau tạm thời.

Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp lên vùng ê, đau thì nó có thể làm tăng cơn ê buốt răng của bạn. Ngoài ra, cũng không nên chườm quá lâu vì có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.
2.4. Dùng hàm bảo vệ răng
Rất nhiều người có thói quen nghiến răng hàng ngày vô tình gây tác động không tốt đến hàm răng. Nếu bạn gặp tình trạng này, có thể sắm cho mình một chiếc hàm bảo vệ răng để hạn chế sự va chạm của các răng. Theo đó, tác động mạnh lên răng sứ sẽ được cải thiện rõ rệt và làm giảm tình trạng ê buốt.
2.5. Đi khám tại nha khoa

Nếu những cơn ê buốt kéo dài thường xuyên, liên tục, nghiêm trọng hơn theo thời gian, bạn cần đến gặp bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời. Có như vậy, các cơn đau mới được điều trị triệt để lấy đồng thời bạn cũng có thể lấy lại sự thoải mái trong cuộc sống.
3. Các lưu ý chăm sóc răng sau khi bọc răng sứ
3.1. Chế độ ăn uống
Mới bọc răng sứ nên chế độ ăn uống luôn phải được để tâm. Vì nó ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ của răng sứ. Người bệnh nên chọn những thức ăn mềm, dễ nhai cắn; lựa chọn các thực phẩm giàu canxi, flour như đậu phụ, trứng, pho mát…

Thêm vào đó, bạn cũng cần hạn chế thức ăn quá cứng và dai, thức ăn chứa nhiều axit và đường gây xỉn màu răng, tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ
3.2. Điều chỉnh các thói quen hằng ngày
Tập từ bỏ một số thói quen xấu có ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ, màu sắc của răng sứ như: bỏ thói quen hút thuốc lá, bỏ thói quen nghiến răng…
3.3. Vệ sinh răng miệng

Đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng nước muối thường xuyên và dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để diệt tối đa vi khuẩn là những biện pháp vệ sinh đơn giản mà hiệu quả nhất. Chúng không chỉ đảm bảo độ sạch sẽ mà còn duy trì độ bền của hàm răng sứ.
3.4. Đi khám bác sĩ định kì
Tái khám bác sĩ định kì theo lịch hẹn của bác sĩ để biết rõ tình trạng sức khỏe của răng và có những biện pháp khắc phục thích hợp. Ngoài ra, các bác sĩ cũng giúp làm sạch mảng bám ở kẽ răng, nướu cũng như có cách điều trị kịp thời trong trường hợp viêm nướu, ê buốt…
Tài liệu tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/tooth-sensitivity-after-crown-5210263
https://www.healthline.com/health/what-causes-dental-crown-tooth-pain-and-how-to-relieve-it