Hiện nay phương pháp trồng răng đang được nhiều người tin tưởng sử dụng để cải thiện hàm răng không được như ý muốn trở nên trắng, đều. Vậy trong trường hợp mất chân răng thì có trồng được răng không? Trồng răng khi không có chân răng như thế nào và bằng phương pháp gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Mất chân răng gây có nguy hiểm không?
Răng vừa giúp hỗ trợ thực hiện chức năng dinh dưỡng vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cho gương mặt.
Khi một đứa trẻ mất răng thì điều đó là hoàn toàn bình thường vì nó là điều kiện thuận lợi cho một chiếc răng khác thay thế. Chiếc răng đó sẽ cứng cáp hơn và tồn tại vĩnh viễn theo tuổi thọ con người. Tuy nhiên, vấn đề mất răng đối với người đã thay đầy đủ răng lại là một câu chuyện khác. Mất chân răng ở người đã thay răng vĩnh viễn thường nguy hiểm hơn với những ảnh hưởng đáng nói sau:

Răng tự nhiên thay đổi vị trí
Sau khi mất một răng hoặc nhiều răng ở một khu vực, các răng khác sẽ dịch chuyển dần đến vị trí trống để lấp đầy. Điều này có thể dẫn đến sai lệch răng và các vấn đề liên quan đến khớp cắn.
Suy thoái nướu
Mất chân răng có thể dẫn đến hậu quả tụt nướu và tình trạng tụt xương hàm. Nướu bị tụt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và sâu răng, đồng thời gây nguy hiểm cho răng tự nhiên.
Rủi ro đối với sức khỏe chung
Gia tăng đáng kể các bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể như: đột quỵ, bệnh tim, tăng huyết áp, sa sút trí tuệ và thậm chí là một số loại ung thư.
Thay đổi hình dạng khuôn mặt
Khi một chiếc răng đã bị nhổ ra khỏi vị trí ban đầu của nó, những chiếc răng còn lại sẽ có xu hướng dịch chuyển theo hướng của khoảng trống nơi chiếc răng đã từng ở. Việc này dẫn đến những thay đổi trong xương làm thay đổi cấu trúc trên khuôn mặt của bạn.
Hậu quả là làm cho khuôn mặt của bạn trông già hơn nhiều so với tuổi thực dẫn đến tác động tiêu cực lên ngoại hình của bạn. Nó thực sự khiến bạn giảm sự tự tin và giá trị bản thân của bạn.
Đọc trước: Có trồng răng khi còn chân răng được không?
Các phương pháp trồng răng khi mất chân răng
Mất răng hoàn toàn (không còn chân răng) gây ra trở ngại trong sinh hoạt cũng như làm giảm tự tin trong giao tiếp của nhiều người. Do vậy, nhiều người quyết định tìm tới nha khoa để được tư vấn phương pháp trồng răng phù hợp. Dưới đây là thông tin chi tiết về ưu nhược điểm của các phương pháp trồng răng.
Làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là kĩ thuật khôi phục răng bị mất bằng cách mài nhỏ 2 răng thật ở bên cạnh răng cần phục hồi và gắn cầu răng lên trên. Cầu răng sẽ có từ 3 mão sứ để gắn lên gồm hai bộ phận: Phần răng làm bằng sứ ở giữa sẽ thay thế cho răng bị khuyết, còn 2 răng sứ còn lại gắn vào 2 răng thật bên cạnh làm trụ đỡ cho cầu răng.
Ưu điểm:
- Phục hình răng nhanh chóng sau 2 – 3 ngày thực hiện.
- Răng có độ thẩm mỹ cao tương đương răng thật.
- Độ bền của răng có thể kéo dài lên tới 10 năm.
- Chi phí làm cầu răng phù hợp cho nhiều đối tượng, vào khoảng 1.000.000 – 10.000.000 đồng/răng.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi xâm lấn bắt buộc vào hai răng thật hai bên do đó làm giảm tuổi thọ của răng đó.
- Răng ở giữa chịu áp lực kém hơn hai bên do không có răng thật làm trụ đỡ.
- Dễ bị tiêu xương, lộ chân răng, tụt nướu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Làm cầu răng sứ là như thế nào?
Dùng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng từ lâu. Hàm giả tháo lắp gồm hai bộ phận chính là: phần nướu (thường được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa cứng) và phần răng giả (được làm từ kim loại hoặc bằng sứ). Hai bộ phận này kết cấu nên hàm giả tháo lắp thay thế cho răng đã mất.

Ưu điểm:
- Chi phí rẻ (dao động từ 300.000 – 1.500.000 đồng), thời gian thực hiện nhanh (1 – 2 ngày).
- Không tác động răng thật và xương hàm.
- Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.
- Đảm bảo được các nhu cầu ăn uống cơ bản hàng ngày.
Nhược điểm:
- Răng giả không thực hiện được đầy đủ các chức năng ăn uống như răng thật.
- Có thể tạo áp lực lớn lên mô mềm trên răng gây đau.
- Có hiện tượng co kéo gây lung lay, đau nhức đối với hàm khung kim loại.
Phương pháp cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp dùng trụ bằng hợp chất Titanium tạo gốc vững chắc cho răng giả gắn vào. Phương pháp này phục hồi chức năng nhai hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao.

Cấy ghép Implant thường được dùng trong trường hợp: mất răng toàn hàm, mất răng xen kẽ, mất răng lâu ngày…
Ưu điểm:
- Răng Implant có tính thẩm mỹ cao, tồn tại lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn
- Đảm bảo thực hiện các hoạt động giống răng thật.
- Không xâm lấn các răng lân cận do đó không ảnh hưởng tới tuổi thọ của răng.
- Không có hiện tượng tiêu xương, tụt nướu, lộ chân răng.
Nhược điểm:
- Chi phí thực hiện cao, thường từ 20.000.000 – 42.000.000 đồng/trụ răng.
- Thời gian thực hiện lâu, có thể kéo dài tới 6 tháng.
- Người trồng răng cần đảm bảo sức khỏe tốt, không mắc bệnh nền
☛ Tìm hiểu thêm: Quy trình trồng răng implant
Mất chân răng nên trồng răng loại nào phù hợp?
Dùng hàm tháo lắp là phương pháp trồng răng kinh điển từ lâu với chi phí rẻ và thời gian nhanh. Phương pháp này thường áp dụng cho người cao tuổi bởi quy trình thực hiện đơn giản, không xâm lấn do đó không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy nhiên. nó lại khiến người đeo gặp rất nhiều bất tiện khi ra ngoài, khi vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, việc phục hồi chức năng nhai của người đeo hàm giả tháo lắp còn kém cũng như gây nhiều ảnh hưởng lên nướu.
Phương pháp làm cầu răng được đánh giá là chắc chắn hơn làm dùng hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, kĩ thuật này đòi hỏi bắt buộc xâm lấn, hy sinh răng lành kế bên. Theo đó, vô hình chung làm giảm tuổi thọ của chiếc răng lành đó.

Hiện nay, mặc dù có giá thành khá cao và thời gian thực dài hơn, cấy ghép Implant vẫn là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng. Cấy ghép Implant giúp phục hồi gần hết những khuyết điểm mà các phương pháp trước đây không giải quyết được.
Răng Implant có khả năng thay thế được hoàn toàn chiếc răng thật với độ vững chắc cao, khả năng phục hồi chức năng nhai rất tốt và đảm bảo tính thẩm mỹ. Nó sẽ tồn tại vĩnh viễn theo tuổi thọ của con người. Theo đó, khi thực hiện cấy ghép Implant, người bệnh sẽ không phải mất tiền cho các chi phí làm lại răng như các phương pháp trồng răng khác.
☛ Bài viết tham khảo: Bảng giá cấy ghép implant
Lưu ý khi trồng răng mất chân răng
Trồng răng sứ khi mất chân răng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Bên cạnh khả năng tồn tại lâu dài, tính thẩm mỹ, bền chắc của răng thay thế cũng khá cao tuỳ thuộc vào các phương pháp thực hiện. Tuy nhiên, bệnh nhân khi trồng răng sứ cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Các đồ ăn mềm giúp người bệnh dễ nghiền nhỏ thức ăn, giảm tối đa áp lực nhai lên răng thay thế. Theo đó, răng sứ được duy trì độ bền lâu hơn, tiết kiệm chi phí khám chữa và thay răng cho người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tránh xa các thực phẩm quá cứng, quá dẻo, đồ cay nóng, đồ có gas hay rượu, bia, thuốc lá… khi trồng răng sứ. Các thực phẩm này có nguy cơ làm giảm tuổi thọ của răng, khó vệ sinh răng miệng và dễ gây các bệnh về răng miệng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng hàng ngày là giải pháp cơ bản mà giúp làm sạch và bảo vệ hàm răng hiệu quả. Người bệnh nên thực hiện vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ để phòng ngừa hư hại răng.

Thêm vào đó, sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng cũng góp phần làm hàm răng trở nên bền đẹp.
Thăm khám nha khoa thường xuyên
Tái khám nha khoa định kỳ giúp đánh giá sức khoẻ hàm răng của khách hàng để kijp thời phát hiện những vấn đề trong răng lợi nhằm có giải pháp thích hợp.
Trên đây là các phương pháp kĩ thuật phổ biến được nhiều người ưa chuộng và tin tưởng để cải thiện hàm răng như mong muốn. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng của mình.
Tài liệu tham khảo:
https://www.fda.gov/medical-devices/dental-devices/dental-implants-what-you-should-know
https://www.smilesbyinfantino.com/blog/replace-missing-teeth/