8 Tác hại của bọc răng sứ thẩm mỹ mà bạn cần biết

Nghe đọc:

Ai cũng biết rằng bọc răng sứ là biện pháp hiệu quả trong việc giúp khôi phục chức năng ăn nhai và khắc phục các khuyết điểm trên răng. Tuy nhiên nhiều người lo ngại bọc răng sứ sẽ tồn tại nhiều rủi ro. Trong bài viết này, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa sẽ đem đến cho bạn góc nhìn rõ hơn về tác hại của bọc răng sứ thẩm mỹ có thể xảy ra và khi nào nên sử dụng phương pháp này.

Bọc răng sứ có chức năng giúp cải thiện màu sắc của răng trở nên đều đẹp

Bọc răng sứ có chức năng giúp cải thiện màu sắc của răng trở nên đều đẹp

Làm răng sứ có hại không?

Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ thực tế không gây hại lên cấu trúc răng cũng như các mô mềm, vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nếu được thực hiện đúng quy trình.

Bọc răng sứ thẩm mỹ còn đặc biệt hiệu quả với các trường hợp cần bảo tồn răng thật, phục hình răng như:

  • Răng bị gãy vỡ, sứt mẻ 
  • Răng bị sâu, bị viêm tủy nặng, chết tủy
  • Răng bị nhiễm màu muốn cải thiện tính thẩm mỹ mà tẩy trắng răng không hiệu quả.
  • Ngoài ra người ta còn áp dụng bọc sứ thẩm mỹ với các trường hợp răng thưa, hở kẽ, răng hô, móm nhẹ….

Khi được thực hiện đúng bởi bác sĩ có tay nghề cao, cơ sở vật chất tốt và loại răng sứ chất lượng đảm bảo, răng sứ thẩm mỹ sẽ mang lại nhiều ưu điểm. 

Bọc răng sứ có chức năng giúp cải thiện màu sắc của răng trở nên đều đẹp do chất liệu sứ có tính thẩm mỹ rất cao, tự nhiên như răng thật. Từ đó giúp bạn lấy lại nụ cười tỏa sáng hơn, tự tin hơn trong giao tiếp. 

Nhiều trường hợp răng bị sâu, vỡ, mẻ… thì việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, thức ăn không được nghiền nát đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế ta có thể nhận thấy rõ ràng lợi ích mà bọc sứ thẩm mỹ mang lại đó là khôi phục chức năng ăn nhai của các răng này. Đồng thời cũng giúp bảo tồn răng thật hiệu quả.

Bình thường, một chiếc răng sứ sẽ có tuổi thọ từ 10 – 15 năm tùy loại. Có những loại cao cấp hơn thì có thể kéo dài trên 20 năm, thậm chí nếu bạn chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách thì nó còn có thể sử dụng vĩnh viễn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để có thể bảo vệ răng miệng được khỏe mạnh nhất. 

Tác hại của bọc răng sứ thẩm mỹ tại nha khoa kém uy tín

Bọc răng sứ thẩm mỹ tiềm ẩn những rủi ro khi không được thực hiện theo quy trình chuẩn tại các nha khoa kém uy tín. Dưới đây là tác hại có thể xảy ra:

1. Răng bị ê buốt, đau nhức và nhạy cảm

Bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ cần mài cùi răng. Vì vậy nếu bọc sứ được thực hiện bởi bác sĩ kém kinh nghiệm, mài quá nhiều đến phần ngà răng thì sẽ gây ra tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức và trở nên nhạy cảm hơn.

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ việc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, nha chu,… không được bác sĩ tiến hành điều trị trước khi bọc răng.

Nếu các cơn đau nhức, ê buốt răng chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên cùng với những biểu hiện như:

  • Tình trạng ê buốt kéo dài trên 5 ngày
  • Đau lan lên đầu, dai dẳng và không thấy có dấu hiệu suy giảm kể cả khi đã uống thuốc
  • Hàm cứng, ăn nhai khó khăn
  • Chảy máu, xung huyết hoặc sưng vùng nướu, chân răng

Khi đó, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Răng bị ê buốt, đau nhức và nhạy cảm khi bọc răng sứ thẩm mỹ
Răng bị ê buốt, đau nhức và nhạy cảm khi bọc răng sứ thẩm mỹ

2. Hở cổ chân răng, giắt thức ăn

Hở cổ chân răng cũng là một trong những tác hại có thể gặp phải khi bọc răng sứ mà bạn cần lưu ý. Trong nhiều trường hợp, răng sứ không được bọc sát nhau và ôm khít chân răng sẽ dẫn đến tạo ra khoảng trống. Khi đó, phần nướu quanh chân răng sẽ bị chảy xệ xuống khiến cổ chân răng bị lộ ra, các thức ăn dễ dàng dắt vào vào chỗ hở khi chúng ta ăn uống. Nếu để lâu dài, tình trạng này gây tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. 

Hở cổ chân răng, giắt thức ăn khi bọc răng sứ thẩm mỹ
Hở cổ chân răng, giắt thức ăn khi bọc răng sứ thẩm mỹ

3. Đen cổ chân răng và viền nướu

Đen cổ chân răng và viền nướu cũng là tác hại có thể gặp phải khi bọc răng sứ thẩm mỹ. Xuất phát từ tình trạng sử dụng các loại bọc sứ không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc bác sĩ thực hiện không đảm bảo kỹ thuật. Dẫn đến men răng trong lớp vỏ dần bị mài mòn khiến răng sứ lung lay, dễ rơi ra, tạo nhiều khe hở cho vi khuẩn xâm nhập. Dẫn đến răng bị đen viền nướu. 

Đen cổ chân răng và viền nướu
Đen cổ chân răng và viền nướu

4. Xuất hiện các bệnh lý răng miệng: Viêm nướu, hôi miệng, viêm nha chu

Nếu bọc răng sứ sai kỹ thuật, răng thật bị xâm lấn quá nhiều tạo ra các khe hở giữa mùi răng và mão răng sứ. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm lợi, viêm tủy, viêm nha chu, hôi miệng,…

Viêm nướu là một trong những biến chứng sau khi bọc răng thẩm mỹ không theo quy chuẩn
Viêm nướu là một trong những biến chứng sau khi bọc răng thẩm mỹ không theo quy chuẩn

5. Lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn xảy ra khi mão sứ được chế tác không khít với cùi răng thật, do bác sĩ lấy dấu răng không chính xác. Ngoài ra, kỹ thuật mài răng không đều và bác sĩ cũng không kiểm tra lại khớp cắn sau khi gắn mão sứ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn. Điều này khiến cho người bệnh ăn uống khó khăn, dễ bị đau nhức hàm, thậm chí có thể mắc chứng rối loạn khớp thái dương. 

Bạn có thể nhận biết tình trạng lệch khớp cắn qua các biểu hiện gồm:

  • Hai hàm trên và hàm dưới lệch nhau khi hàm đóng.
  • Mặt lệch và miệng bị lệch khi nói chuyện.
  • Thức ăn không được nghiền tốt trong quá trình ăn uống.
  • Giọng nói và phát âm có thể gặp khó khăn.

Vấn đề lệch khớp cắn có thể dễ dàng được phát hiện ngay sau khi quá trình bọc răng sứ hoàn tất. Lúc này, người bệnh cần tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi để khắc phục hoàn toàn tình trạng này.

6. Xâm hại đến răng thật, chết tủy răng, mất răng thật

Một trong các tác hại của bọc răng sứ thẩm mỹ là xâm hại đến răng thật do phải mài cùi răng, có thể gây chết tủy răng và nặng hơn là mất răng thật nếu mài quá đà. Vì thế, các bạn hãy cân nhắc lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ thẩm mỹ uy tín, chất lượng để tránh được các biến chứng có thể xảy ra sau khi bọc sứ. 

7. Dễ nứt vỡ răng sứ

Nếu răng sứ được làm từ những vật liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không đảm bảo độ bền sẽ khiến cho răng sứ dễ bị nứt vỡ sau một thời gian sử dụng. Chưa hết, nếu bác sĩ bọc sứ không đúng kỹ thuật và không chắc chắn sẽ làm cho mão sứ bị bong ra trong khi ăn nhai. Nếu người bệnh không biết và nuốt mão sứ xuống dạ dày, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. 

Khi mão sứ bị vỡ, răng thật không được bảo vệ nên dễ dàng bị tổn thương nếu không được nhận biết và xử lý kịp thời.

Tác hại của bọc răng sứ thẩm mỹ: Răng sứ dễ bị sứt, nứt mẻ
Tác hại của bọc răng sứ thẩm mỹ: Răng sứ dễ bị sứt, nứt mẻ

8. Tạo cảm giác không chân thật khi ăn, nhai

Nguyên nhân gây ra hiện tượng cộm cấn, cảm giác nhai không tự nhiên và mất đi sự ngon miệng sau khi làm răng sứ thường đến từ việc chế tác răng sứ không đúng kích thước so với răng thật của người bệnh. Nếu răng sứ quá lớn hoặc không khít với răng thật, đặc biệt là ở khu vực răng cửa, việc nhai sẽ trở nên khó khăn và gây cảm giác cộm cấn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự thoải mái và hiệu suất ăn uống.

Ngoài ra, răng sứ không được chế tạo đúng kích thước và hình dạng có thể khiến người bệnh có cảm giác nhai không tự nhiên, gây ra sự lạ lẫm và khó chịu khi ăn, thậm chí mất cảm giác ngon miệng. Để hạn chế những vấn đề này, quy trình chế tác răng sứ cần được thực hiện bởi các chuyên gia nha khoa có tay nghề và kinh nghiệm.

Bác sĩ cần chú ý đến việc đo đạc kích thước răng, xác định hình dáng của răng thật và chế tạo răng sứ sao cho hoàn hảo vừa vặn với cấu trúc và chức năng của hàm răng tự nhiên. Việc này giúp đảm bảo rằng người bệnh có thể trải qua quá trình chăm sóc răng miệng mà không gặp phải những vấn đề không mong muốn.

cam giac sau khi boc rang su 3
Bọc răng sứ gây mất cảm giác ngon miệng khi ăn

Lưu ý để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra khi bọc răng sứ

Để hạn chế yếu tố rủi ro trong quá trình bọc răng sứ, bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Chỉ bọc sứ cho khi thực sự cần

Mặc dù là phương pháp mang lại cho hàm răng vẻ đẹp thẩm mỹ nhất, nhưng không phải lúc nào bạn cũng nên bọc răng sứ. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, chỉ nên lựa chọn kỹ thuật này sau khi thăm khám kỹ và được bác sĩ nha khoa chỉ định thực hiện. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ những trường hợp nào nên và không nên làm răng sứ để tránh tốn kém tiền bạc.

2. Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Đây được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình bọc răng sứ. Việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín nơi có những bác sĩ có tay nghề cao để bọc răng sứ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn, hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình điều trị. Tuy nhiên chi phí làm răng sứ thẩm mỹ sẽ đắt đỏ hơn tỷ lệ thuận với chất lượng.

Tại Hà Nội, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Nha khoa Quốc tế Phú Hòa để được thăm khám và tư vấn bọc răng sứ. Đây là cơ sở nha khoa có trên 20 năm kinh nghiệm, hoạt động dưới sự dẫn dắt của Ts. Bs Nguyễn Phú Hòa – Một trong những chuyên gia nha khoa đầu ngành của cả nước.

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi bọc răng sứ
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi bọc răng sứ

3. Lựa chọn loại răng sứ cao cấp, có chất lượng

Đừng vì ham rẻ mà không quan tâm yếu tố chất lượng. Hãy lựa chọn loại răng sứ chất lượng cao, ví dụ như răng toàn sứ để đảm bảo an toàn, có độ bền tốt hơn và chế độ bảo hành đầy đủ. Tránh trường hợp sử dụng loại kém chất lượng dễ gây kích ứng, dị ứng và không an toàn cho răng miệng. 

4. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng là một trong những yếu tố cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và độ bền của răng sứ. Chăm sóc răng miệng đúng chuẩn như sau:

  • Nên đánh răng 2 lần một ngày ngày, sáng và tối
  • Lựa chọn bàn chải sợi mảnh hoặc bàn chải chuyên dụng giúp tăng hiệu quả làm sạch và không gây tổn thương
  • Nên thay bàn chải mới thường xuyên, tốt nhất là 3 tháng nên thay bàn chải 1 lần để tránh vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây hại cho răng miệng
  • Sử dụng kết hợp thêm các biện pháp làm sạch khác như dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước,… để làm sạch các cặn thức ăn còn bám ở trên răng và trong kẽ răng.
  • Không ăn thức ăn cứng, dai. Không ăn những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai để tránh trường hợp răng sứ bị vỡ
Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách giúp răng sứ chắc khỏe hơn
Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách giúp răng sứ chắc khỏe hơn
  • Hạn chế đồ ngọt và đường: Nên hạn chế tối đa đồ uống có gas, đồ ăn ngọt và nhiều đường vì chúng có thể làm hỏng men răng. Không những thế, nếu không được chăm sóc răng miệng đúng cách và sạch sẽ còn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra các tình trạng như sâu răng, viêm nướu, nha chu,…hoặc có thể mất răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Nhai đều 2 bên hàm: Khi ăn nên nhai đều cả  bên hàm để lực tác động lên 2 bên hàm đều bằng nhau. Như vậy mới đảm bảo cho hàm răng sứ của bạn được tốt và bền hơn.

5. Đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng thường xuyên

Sau khi hoàn thiện quá trình bọc sứ, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cho bạn. Bạn cần sắp xếp thời gian đến đúng lịch khám để được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng hiện tại, kiểm soát các vấn đề phát sinh và kịp thời đưa hướng giải quyết phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ lên lịch hẹn tái khám 6 tháng/lần. 

Trên đây nha khoa Phú Hòa đã vừa chỉ ra được tác hại của việc bọc răng sứ và các biện pháp để phòng ngừa các rủi ro có thể gặp phải mà bạn cần biết trước khi thực hiện. Các tác hại này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn lựa chọn được nha khoa uy tín và luôn tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

HÃY ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI, BÁC SĨ SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY
[event_submit_caldera id='CF637c8824badad' category='form_tuvan' action='submit' label='phuhoa']

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *