Mắc Cài Pha Lê Và Mắc Cài Sứ Khác Nhau Như Thế Nào? Loại Nào Tốt
Hiện nay có rất nhiều phương pháp và công nghệ chỉnh nha khác nhau, nổi bật trong số đó chính là niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ. Đây là hai loại niềng răng mắc cài cài mọi người thường dễ bị nhầm lẫn nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp cho bạn so sánh mắc cài pha lê và mắc cài sứ, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.
Mục lục
- 1. Mắc cài pha lê và mắc cài sứ là gì? Có phải cùng 1 loại?
- 2. So sánh điểm giống và khác nhau của mắc cài sứ và cài pha lê
- 3. Nên chọn mắc cài pha lê hay mắc cài sứ?
- 4. Quy trình niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ chuẩn y khoa hiện nay
- 5. Cách chăm sóc khi niềng răng mắc cài để có hiệu quả tốt
- 6. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ niềng răng thẩm mỹ uy tín
1. Mắc cài pha lê và mắc cài sứ là gì? Có phải cùng 1 loại?
Niềng mắc cài pha lê và niềng mắc cài sứ không phải là cùng một loại. Đây là hai loại mắc cài khác nhau được sử dụng trong điều trị nha khoa để cải thiện vị trí răng và tạo ra một nụ cười đẹp hơn. Cụ thể:
Mắc cài pha lê là phương pháp niềng răng thẩm mỹ mới, được cải tiến từ loại mắc cài kim loại truyền thống mà vẫn đảm bảo chức năng chỉnh hình răng về vị trí mong muốn. Điểm khác biệt là mắc cài được chế tạo từ chất liệu pha lê, có màu trắng trong suốt nên khi đeo màu niềng sẽ là màu của răng thật. Mắc cài pha lê thường được ưa chuộng bởi những người quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ hơn khi niềng răng. Một số thương hiệu mắc cài pha lê nổi tiếng hiện nay DamonSystem (Ormco); SmartClip (3M Unitek); In-Ovation (GAC).
Mắc cài sứ là một loại mắc cài giống với mắc cài pha lê, nhưng chúng được làm từ vật liệu sứ có màu gần giống với răng. Điều này giúp chúng hòa trộn tốt hơn với màu sắc tự nhiên của răng và ít nổi bật hơn so với mắc cài kim loại.
2. So sánh điểm giống và khác nhau của mắc cài sứ và cài pha lê
Mắc cài pha lê và mắc cài sứ có nhiều điểm tương đồng. Cả hai loại đều thích hợp sử dụng cho các trường hợp chỉnh nha với răng vẩu, chìa, hô, khấp khểnh với hiệu quả ổn định. Đồng thời giữa chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau nhất định. Cụ thể hãy cùng so sánh mắc cài sứ và pha lê qua các tiêu chí sau đây:
2.1. Điểm giống nhau
Nhìn chung, cả 2 dạng mắc cài này đều có rất nhiều điểm tương đồng với nhau từ kết cấu mắc cài cho đến công dụng. Hiện nay, cả mắc cài sứ và mắc cài pha lê đều được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ. Dưới đây là những điểm giống nhau của 2 loại mắc cài này, mời các bạn cùng xem qua:
- Cùng mang lại hiệu quả cho các tình trạng răng giống nhau
Dù là ở tình trạng răng xấu như: răng hô, răng vẩu, răng móm, răng thưa, răng lệch, sai khớp cắn,… đều có thể sử dụng được cả mắc cài sứ và mắc cài pha lê. Giúp khách hàng có được một hàm răng đều đặn như mong muốn. Cả 2 loại mắc cài đều mang lại hiệu quả chỉnh nha cao

- Có cùng một kết cấu thiết kế
Để đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, cả 2 loại mắc cài đều được gắn trực tiếp lên trên bề mặt răng. Hệ thống dây cung được cố định một cách chặt chẽ trên bề mặt mắc cài. Do đó, khi có tác động của lực, răng sẽ dần được dịch chuyển về vị trí mong muốn trên khung hàm. Cả mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều có 2 dạng chính là mắc cài thường (hay còn gọi mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc).
- Khoảng thời gian điều trị bằng nhau
Vì có thiết kế giống nhau nên thời gian đeo điều trị của 2 mắc cài là như nhau. Thông thường tùy theo tình trạng răng mà khách hàng sẽ phải đeo niềng răng từ 18 – 36 tháng.
- Có mức chi phí phù hợp
Nếu so sánh với mắc cài kim loại thì mắc cài sứ và mắc cài pha lê có chi phí cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, xét ở mặt ưu điểm, hiệu quả về tính thẩm mỹ thì giá cả của chúng rất phải chăng, phù hợp với những đối tượng khách hàng niềng răng mong muốn tính thẩm mỹ cao.
- Vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn
Khác với niềng răng mắc cài kim loại thì niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ hạn chế được sự bám dính của thức ăn. Ngoài ra việc vệ sinh cũng được thực hiện dễ dàng và đơn giản hơn. Từ đó giúp bảo vệ răng miệng, ngăn chặn các bệnh lý tốt nhất.
- Mang lại tính thẩm mỹ cao
Khi niềng răng bằng mắc cài sứ và mắc cài pha lê bạn có thể tự tin giao tiếp với mọi người mà không sợ bị phát hiện đang niềng răng. Bởi màu sắc của mắc cài sứ thì sẽ được làm giống với màu sắc của răng nhất. Còn màu sắc của mắc cài pha lê là trong suốt nên răng có màu gì thì mắc cài hoàn toàn có màu giống hệt. Vì vậy mà nếu nhìn qua, không quan sát kỹ thì người đối diện rất khó nhận ra.
2.2. Điểm khác nhau
Bên cạnh những điểm giống nhau của cả hai phương pháp thì giữa chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau nhất định. Cụ thể như sau:
MẮC CÀI PHA LÊ | MẮC CÀI SỨ | |
Về chất liệu | Mắc cài pha lê được làm từ chất liệu đá crystal trong suốt, là vật liệu tương thích sinh học, không gây dị ứng được lựa chọn để sản xuất niềng răng thẩm mỹ. | Mắc cài sứ được làm từ 100% sứ nguyên chất, có màu trắng gần sát với màu răng thật. |
Về cấu tạo | Chỉ có loại truyền thống, dùng thun cố định mắc cài và dây cung. | Có loại mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc (tự đóng với chốt đóng mở tự động để neo giữ dây cung) |
Kích thước | Mắc pha lê có kích thước lớn hơn mắc cài sứ nên có thể gây ra cảm giác dày cộm, khó chịu hơn cho người sử dụng | Mắc cài sứ có kích thước nhỏ hơn mắc cài pha lê nên khi đeo, người dùng sẽ ít có cảm giác dày cộm, khó chiu ở má hay nướu hơn so với mắc pha lê |
Về tính thẩm mỹ | Có màu trong suốt, phản chiếu màu răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Khó bị phát hiện bạn đang thực hiện chỉnh nha niềng răng so với mắc cài sứ. Tuy nhiên mắc cài sứ bị vàng và có thể xỉn màu theo thời gian | Có màu trắng đục đặc trưng tương đồng với màu răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao
Tuy nhiên cũng có thể bị ố vàng nếu như không vệ sinh và ăn uống đúng cách. |
Về độ bền, chắc | Độ bền không cao, dễ vỡ khi có va chạm mạnh | Khó nứt vỡ hơn khi va đập hơn so với mắc cài pha lê, độ bền cao lên tới 900Mpa tức gấp 5 lần so với răng thật |
Về lực tác động và hiệu quả chỉnh nha | Lực kéo của dây cung, mắc cài yếu hơn. Vì vậy đem đến hiệu quả chỉnh nha có phần kém hơn so với mắc cài sứ. | Lực kéo của dây cung mắc cài mạnh, liên tục. Vì vậy hiệu quả chỉnh nha rất cao. |
Về mức độ tiện lợi | Thiết kế to, chiếm nhiều diện tích trên bề mặt răng gây vướng víu, khó chịu | Thiết kế góc cạnh, nhỏ gọn nên mang lại sự thoải mái trong sinh hoạt thường ngày. |
Về chi phí | Dao động trong khoảng từ 40 triệu đến 45 triệu đồng | Dao động trong khoảng từ 45 triệu đến 55 triệu đồng |

3. Nên chọn mắc cài pha lê hay mắc cài sứ?
Vậy niềng răng mắc cài pha lê có tốt không? Nên niềng mắc cài sứ hay pha lê. Hai phương pháp này đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nhìn chung dù niềng răng với loại mắc cài nào đều không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả chỉnh nha sau cùng.

Bạn cần hiểu rằng, thời gian hoàn thành một ca chỉnh nha và nụ cười của bạn có được như mong muốn hay không phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sai lệch răng ban đầu của bạn, độ tuổi bạn niềng răng, phác đồ và kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha.
Khi tìm hiểu một loại niềng răng, chúng ta thường chỉ chú ý tới 2 yếu tố về giá cả và tính thẩm mỹ. Bạn có thể thấy rằng, mắc cài pha lê và sứ đều giúp bạn có được hàm răng niềng không lộ ở mức khá (mặc dù mắc cài pha lê có tính thẩm mỹ và mức giá tốt hơn một chút). Tuy nhiên, độ bền của nó có thể khiến bạn phân vân. Hãy cân nhắc đầy đủ ưu, nhược điểm của 2 loại mắc cài này, đồng thời lắng nghe thêm sự tư vấn của bác sĩ niềng răng để có được sự lựa chọn ưng ý nhất.
Tóm lại, tùy thuộc vào tình trạng răng, mục đích và yêu cầu cá nhân của bạn mà các bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp. Và dù sử dụng loại mắc cài pha lê hay mắc cài sứ thì các bạn hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái, tuân theo ý kiến bác sĩ, xây dựng chế độ dinh dưỡng và vệ sinh hợp lý để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
>>> Xem thêm: Niềng Răng Mắc Cài Sứ Sapphire Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu
4. Quy trình niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ chuẩn y khoa hiện nay
Do thiết kế mắc cài là giống nhau nên quy trình niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ cũng giống nhau. Theo đó, các bước cơ bản của một ca niềng răng bằng mắc cài tại Nha Khoa Quốc Tế Phú Hoà sẽ như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quan
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu có các vấn đề như viêm nha chu, sâu răng… bác sĩ cần khắc phục tình trạng này trước khi chỉnh nha. Sau đó tiến hành chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng, xác định nguyên nhân và mức độ hô, móm, vẩu, lệch lạc…để xây dựng kế hoạch chỉnh nha phù hợp.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị và tư vấn
Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị chi tiết. Sau khi trao đổi và nhờ tư vấn của bác sĩ, khách hàng sẽ lựa chọn loại niềng răng mắc cài thích hợp.
Bước 3: Ký kết hợp đồng
Nếu đồng ý với phác đồ điều trị, bạn sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 4: Lấy dấu hàm tạo mô hình răng
Bác sĩ tại phòng khám sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó lấy dấu hàm để lưu trữ.
Bước 5: Thực hiện gắn mắc cài
Sau 5 – 7 ngày, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng của bạn. Dặn dò những điều cần phải chú ý ý khi niềng răng bằng mắc cài.
Bước 6: Điều chỉnh và theo dõi
Sau mỗi 2 – 4 tuần, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám để điều chỉnh mắc cài tự đóng, thay dây thu. Cứ tiếp tục quá trình chỉnh nha đến khi đạt kết quả như ý muốn.
Bước 7: Kết thúc điều trị và duy trì
Khi khớp cắn đã được điều chỉnh chuẩn, răng di chuyển đến vị trí lý tưởng, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài, đánh bóng răng. Sau đó trao hàm duy trì cho bạn.
5. Cách chăm sóc khi niềng răng mắc cài để có hiệu quả tốt
5.1. Chế độ ăn uống phù hợp
- Ăn những đồ ăn mềm như súp, cháo, pate, các loại sinh tố hoặc trái cây mềm,… Nên chia đồ ăn thành những miếng nhỏ, nhai thật chậm.
- Không ăn các thức ăn cứng hoặc cắn trực tiếp bằng các răng phía trước. Ở giai đoạn mới niềng răng, ăn đồ cứng có thể gây ra những sang chấn bong mắc cài, uốn dây cung. Đến giai đoạn đeo mắc cài, các chân răng cũng yếu do đang có quá trình tiêu và tạo xương giúp di chuyển theo mục đích nên đồ ăn cứng sẽ gây sang chấn mạnh cho mô nha chu quanh răng.
- Không ăn các thức ăn dính, hạt: kẹo cao su, kẹo dừa, xôi nếp… vì chúng sẽ dính vào mắc cài và khiến bạn vô cùng khó chịu.

- Vệ sinh răng sạch ngay sau khi ăn đồ ngọt.
- Xử lý những vết xước trong miệng kịp thời. Đôi khi bạn sẽ xuất hiện những vết nhiệt miệng hoặc bị dây cung – mắc cài cọ vào má, môi. Khi đó bạn có thể giảm đau bằng cách ngâm nước lạnh, bôi sáp nha khoa, silicone,… vào vùng này. Bạn cũng cần hạn chế nhai vài vùng này để hạn chế vết thương lan ra.
- Nên uống nhiều nước. Trong thời gian niềng răng, miệng bạn có thể sẽ hơi khô. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn kiểm soát sâu răng tốt hơn vì môi trường khô là điều kiện thuận lợi để cho sâu răng phát triển.
5.2. Cách vệ sinh răng miệng chuẩn
- Chọn bàn chải mềm và kem đánh răng có độ mài mòn thấp có chứa Fluoride. Bạn có thể sử dụng bàn chải nước, rất tốt cho việc làm sạch các khe, rãnh của răng. Tuy nhiên vẫn cần phải chải thường để chải được đầy đủ các mặt của mắc cài.
- Chải răng thật kỹ bên trong bên ngoài, chải cả mắc cài. Chải răng sau các bữa ăn chính (khoảng 2-3 lần/ ngày). Chải theo chiều dọc, hoặc chải xoay tròn, hay chải ngang nhẹ ở các vị trí mắc cài. Bạn nên nghiêng bàn chải một góc 45 độ để lông bàn chải đi sâu hơn vào trong rãnh lợi, có tác dụng mát xa, làm sạch lợi. Bạn cũng phải chú ý chải cả lưỡi, 70% vi khuẩn và mùi hôi tập trung ở lưỡi.
- Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa để làm sạch kẽ giữa 2 răng và mặt bên mắc cài.
- Sử dụng tăm nước. Với nguyên lý hoạt động là sử dụng các tia nước ở áp suất cao để loại bỏ các mảng bám và thức ăn, đặc biệt còn có chức năng massage cho vùng nướu và làm sạch lưỡi.
- Dùng thêm nước súc miệng. Một số dòng nước súc miệng trên thị trường bạn nên dùng như: Listerin, Colgate,…

5.3. Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình thực hiện chỉnh nha, bạn cần tuân theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối bạn không được tự ý tháo mắc cài. Trong trường hợp mắc cài bị bung thì nên đến nha khoa để bác sĩ điều chỉnh, không tự điều chỉnh ở nhà. ĐẶC BIỆT là đến khám đúng hẹn. Vì như thế thì bác sĩ mới theo dõi, xác định được vấn đề và có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra thực hiện thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để chữa trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
6. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ niềng răng thẩm mỹ uy tín
Tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa, chúng tôi cung cấp đầy đủ dịch vụ niềng răng thẩm mỹ (mắc cài pha lê, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign).
Bảng giá niềng răng mắc cài sứ và mắc cài pha lê chi tiết:
- Mắc cài sứ thường AO không nhổ răng 40 triệu
- Mắc cài sứ thường AO nhổ răng 50 triệu
- Mắc cài sứ tự buộc AO không nhổ răng 55 triệu
- Mắc cài sứ tự buộc AO nhổ răng 60 triệu
- Niềng răng mắc cài pha lê sapphire 45 triệu
Lựa chọn trung tâm nha khoa là điều quan trọng hàng đầu, trước cả khi lựa chọn niềng bằng mắc cài pha lê hay niềng răng mắc cài sứ. Một nha khoa uy tín sẽ giúp bạn có trải nghiệm niềng răng tốt hơn, an tâm trong suốt quá trình niềng răng và có được kết quả mỹ mãn.

Các ca niềng răng tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được thực hiện bởi Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa.
- Thủ khoa cao học khoa Nha Đại Học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI
- Bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y Tế 24h
Hơn 20 năm qua, Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đã thực hiện chỉnh nha cho hơn 5.000 khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có hơn 20 khách hàng là người nổi tiếng (Hoa hậu Ngọc Hân, Hoa Hậu Kỳ Duyên,…) và 400 khách hàng doanh nhân. Vì vậy nếu bạn muốn niềng răng an toàn, hiệu quả thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay hôm nay.