Đối với một số trường hợp chỉnh nha nhất định, việc nhổ răng là cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất. Vậy tình trạng răng hô có phải nhổ răng không cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định niềng răng. Để có được câu trả lời chính xác, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Niềng răng hô khi nào phải nhổ răng?
Sự phát triển không cân đối giữa hàm trên và hàm dưới gây ra tình trạng hô răng. Người bị răng hô thường được nha sĩ khuyên nên nhổ răng trước khi thực hiện nắn thẳng [1].
Tuy nhiên, việc nhổ răng cần được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Hình ảnh mặt nghiêng: để quan sát môi có bị hô hay không.
- Phim Celophametric (phim mặt nghiêng): đo đạc các chỉ số, yếu tố quan trọng để chỉ định có nhổ răng hay không.
- Phân tích mẫu hàm: trên mẫu hàm điện tử phân tích mật độ chen chúc của răng, bao nhiêu mm.

Số lượng răng cần thực hiện nhổ sẽ phụ thuộc tùy theo từng bệnh nhân. Mục đích của bác sĩ chỉnh nha là nhổ ít răng nhất, thường là từ 1 đến 4, để đáp ứng các mục tiêu điều trị chỉnh nha. Răng tiền hàm [2] là răng thường được nhổ nhất, nhưng các bác sĩ cần phải phân tích dựa trên trình trạng hiện tại của bệnh nhân để có chỉ định phù hợp. [1]
Thông thường, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 (4 răng số 4). Trong chỉ định nhổ răng số 4 lại có 2 cơ chế:
- Phương pháp neo chặn trung bình: Mục đích dịch chuyển răng cửa vào ít. Dùng khối răng hàm để kéo răng cửa vào. Mô hình chung là răng hàm cũng di chuyển về trước.
- Phương pháp sử dụng minivis: Kéo răng cửa vào nhiều hơn.
Các dạng răng hô bao gồm: hô răng, xương hàm hẹp hoặc hô cả 2 hàm, hô xương hàm… Để có chỉ định nhổ răng khi niềng răng hô, nha sĩ cần tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng mà bạn gặp phải, dựa trên những thông tin thu thập được, bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trong trường hợp răng hô nhiều, không đủ khoảng trống để sắp xếp răng về đúng vị trí, thì bệnh nhân được chỉ định nhổ răng. Thông thường, răng số 4, số 5 hoặc số 8 (răng khôn) là các răng được nhổ. Số lượng răng cần nhổ phụ thuộc vào đặc điểm khung hàm riêng của từng người, nên không có con số chính xác mà chỉ khi khám răng chi tiết, nha sĩ mới có thể cho bạn câu trả lời cụ thể.
Thời gian niềng răng bao lâu với các ca răng hô phải nhổ?
Thời gian niềng răng hô không có mốc cố định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ nặng nhẹ của tình trạng răng bệnh nhân gặp phải, khí cụ, mắc cài đang sử dụng và tay nghề, trình độ chuyên môn của bác sĩ.
Đối với các ca răng bị móm, hô, răng mọc thưa chỉ ở mức lệch nhẹ thì thời gian niềng răng chỉ kéo dài từ 1,5 – 2 năm. Còn với tình trạng răng bị móm, hô, răng thưa ở mức độ nặng thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn từ 1,5 – 3 năm.
Ngoài ra, nếu bạn đang mắc các bệnh lý về răng miệng thì cần tiến hành việc điều trị trước khi thực hiện niềng răng. Vì vậy, trường hợp này thời gian niềng răng còn diễn ra lâu hơn.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, thời gian niềng răng ngắn hay dài thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Phương pháp niềng răng
Các phương pháp niềng răng hiện nay rất đa dạng: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng sứ, niềng răng mặt lưỡi và niềng răng trong suốt.
Đối với mỗi phương pháp lại có khoảng thời gian niềng khác nhau, tùy thuộc vào ưu – nhược điểm của mỗi loại:
- Niềng răng kim loại: Là loại niềng răng được đánh giá là có tính thẩm mỹ thấp, nhưng lại vô cùng hiệu quả với tình trạng sai lệch khớp cắn mức độ nặng, răng hô vẩu nhiều và thời gian niềng răng nhanh hơn so với mắc cài sứ, pha lê.
- Niềng răng sứ: Tính thẩm mỹ cao hơn các loại: mắc cài kim loại, chi phí tương đối cao nhưng độ bền và thời gian niềng răng lâu hơn dạng kim loại.
- Niềng răng mắc cài mặt lưỡi: Tính thẩm mỹ cực cao, do mắc cài được đặt bên trong mặt lưỡi, không bị phát hiện, có thể xử lý được các ca phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ tổn thương lưỡi hay gây nói ngọng tạm thời. Ngoài ra, chi phí chi trả cho loại niềng răng này khá cao và không phổ biến vì đòi hỏi bác sĩ chỉnh nha có trình độ cao để thực hiện.
- Niềng răng trong suốt: Được đánh giá là có tính thẩm mĩ tốt nhất nhưng chi phí thì cao, khay niềng còn có thể tháo lắp dễ dàng, tạo sự thoải mái cho người dùng có thể sinh hoạt hàng ngày mà không vấp phải cản trở nào. Tuy nhiên, phương pháp này lại không xử lý triệt để tình trạng sai lệch quá nặng, nên sẽ làm cho thời gian niềng diễn ra lâu hơn.

Song song với phương pháp chỉnh nhà thì thời gian niềng răng cũng phụ thuộc rất nhiều vào loại khí cụ mà bệnh nhân sử dụng. Đối với mỗi khí cụ, sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Cụ thể, với niềng răng mắc cài, lực tác động lên răng sẽ được duy trì ổn định và liên tục nên thời gian niềng răng sẽ ngắn đi. Tuy nhiên, với phương pháp này người niềng cần phải hết sức chú ý với các sự cố như: dây cung, mắc cài dễ bị đứt, bung. Thậm chí, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
☛ Có thể bạn quan tâm: Cảnh giác niềng răng hô tại nhà gây hậu quả khôn lường
Độ tuổi thực hiện
Yếu tố độ tuổi tác động không nhỏ đến thời gian niềng răng. So với người trưởng thành, thì trẻ nhỏ sẽ niềng răng nhanh hơn. Bởi răng của trẻ chưa thực sự phát triển toàn diện, nên dễ dàng thực hiện uốn nắn, thay đổi. Ngược lại, ở người lớn, hệ thống hàm và răng phát triển, hoàn thiện, cũng như hệ thống xương cũng vững chắc hơn. Do đó, để thay đổi vị trí răng cần phải có công sức và thời gian nhiều hơn.
Một lưu ý quan trọng là độ tuổi phù hợp và hiệu quả nhất để niềng răng là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tình trạng răng miệng
Tùy vào tình trạng răng miệng bệnh nhân đang gặp phải mà có khoảng thời gian niềng khác nhau. Nếu bạn chỉ bị hô, móm, răng mọc chen chúc, mọc lệch mức độ nhẹ thì thời gian niềng sẽ ngắn hơn so với mức độ nặng. Bởi nha sĩ cần phải xử lý lần lượt các tình trạng mà bạn gặp phải. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc tuýp có nền xương vững thì thời gian để niềng răng sẽ được đẩy nhanh chóng hơn vì thời gian đeo hàm duy trì sau khi không dùng mắc cài sẽ giảm hơn so với người có nền xương yếu.
Mặt khác, răng hô vẩu cũng được chia làm nhiều mức độ khác nhau: hô 1 hàm thời gian nắn chỉnh sẽ nhanh hơn so với hô 2 hàm. Răng chìa ra ít, sẽ nắn chỉnh dễ hơn so với răng chìa ra nhiều.
Tay nghề của bác sĩ nha khoa
Lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng nha sĩ để niềng là điều vô cùng quan trọng. Nha sĩ có kinh nghiệm, tuổi nghề và chuyên môn cao sẽ đưa ra các phác đồ điều trị chính xác với tình trạng răng bạn đang gặp phải. Do đó, lựa chọn đúng bác sĩ chỉnh nha sẽ giúp cho quá trình niềng răng suôn sẻ hơn, nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu chỉ cần sai sót nhỏ trong quá trình niềng có thể ảnh hưởng tới cả quá trình niềng, dẫn đến thời gian niềng răng bị kéo ra dài hơn.

☛ Có thể bạn quan tâm: Răng hô bọc sứ có hiệu quả không?
Một số thắc mắc thường gặp khi niềng răng hô
Nhổ răng thực hiện ở giai đoạn nào khi niềng răng hô?
Trường hợp niềng răng hô nặng và phức tạp thì việc nhổ răng dường như là chỉ định bắt buộc. Vậy nhổ răng vào thời điểm nào để đem lại hiệu quả và hạn chế rủi ro? Răng hô, chen chúc nặng mà gắn mắc cài luôn vô hình chung sẽ làm răng xòe ra. Do đó, trường hợp này phải nhổ răng sau đó mới tiến hành gắn mắc cài.
Nhổ bao nhiêu răng một lần?
Thông thường, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng tại các vị trí: răng số 4, 5, răng số 8. Những trường hợp có răng mọc chồi thừa răng hay răng sâu không thể phục hồi được cũng cần nhổ bỏ. Bạn cần nhổ răng nào, số lượng nhổ bao nhiêu răng sẽ được bác sĩ nha khoa tư vấn dựa trên việc phân tích tình trạng răng miệng của bạn để phù hợp với phương pháp niềng răng.
Răng được chỉ định nhổ phần lớn là răng số 4. Phần vì răng này nằm giữa khung hàm, nếu nhổ sẽ thuận tiện cho việc dịch chuyển của răng cửa phía trước và răng hàm phía trong. Ngoài ra, vị trí này được đánh giá là ít đảm nhiệm chức năng ăn nhai hơn các răng khác, nên răng số 4 mất đi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vai trò ăn nhai.

Ngoài răng số 4, thì răng số 8 (hay còn gọi là răng khôn) cũng là răng phổ biến được chỉ định nhổ khi niềng. Với những trường hợp niềng răng hô cho người trưởng thành, nha sĩ chỉnh nha sẽ thực hiện nhổ răng khôn để tránh trường hợp răng này mọc lên, gây xô lệch các răng đang niềng hoặc ảnh hưởng đến kết quả sau niềng. Ngoài ra, việc loại bỏ răng số 8 còn giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý ở răng vì răng khôn không những không có chức năng ăn nhai mà còn mọc ở vị trí “oái ăm”, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
Niềng răng hô phải nhổ răng có mất thêm chi phí không?
Niềng răng sẽ không cố định chi phí mà còn tuỳ ca khó hay dễ, phương pháp chỉnh nha là gì, cơ sở niềng răng và thời gian chỉnh nha lâu hay nhanh mà sẽ có các mức giá khác nhau. Ngoài ra, có thể có những chi phí phát sinh vì một số trường hợp sẽ có chỉ định điều trị thêm như: Nhổ răng, đặt minivis, trám răng, cạo vôi răng, điều trị tủy răng…. những chi phí phát sinh thêm này thường không quá 10%.
Do đó, nhổ răng trong niềng răng là kỹ thuật đòi hỏi tay nghề và chuyên môn cao, nên chắc chắn sẽ mất thêm chi phí. Việc tăng lên ít hay nhiều và có cần thiết nhổ hay không sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia khi bạn đến thăm khám hàm răng.

Nhổ răng khi niềng răng hô có nguy hiểm không?
Nhổ răng khi niềng răng hô thường được thực hiện cho người 20 tuổi trở lên. Đặc biệt là đối với những trường hợp hàm răng hô nặng, răng mọc trên nướu hoặc lệch lạc quá nhiều. Khi bạn thực hiện nhổ răng để niềng răng, các khoảng trống sẽ dần được lấp đầy bởi răng xung quanh, sau đó các răng được kéo khít lại, hỗ trợ cho việc ăn nhai trở lại bình thường và hạn chế tình trạng tiêu xương.
Niềng răng hô mặc dù không tiềm ẩn nguy hiểm đến thần kinh hay sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chuyên môn chưa cao, kỹ thuật không chuyên nghiệp hay cơ sở chỉnh nha kém chất lượng sẽ để lại hậu quả như: tác động quá nhiều vào mô mềm xung quanh răng, thì có thể làm đứt dây thần kinh dưới chân răng, gây ảnh hưởng thần kinh.

Do đó, kỹ thuật nhổ răng hết sức quan trọng. Nếu nhổ răng theo đúng quy chuẩn, tuần tự theo quy trình sẽ giảm bớt áp lực đến các mô mềm quanh răng, từ đó tránh gây hại đến xương hàm. Ngoài ra, thực hiện tốt việc nhổ răng còn hạn chế chảy máu và sưng đau.
Một lưu ý nhỏ rằng, trong ngày đầu nhổ răng, bạn nên ăn thức ăn dễ nuốt, không cần dùng lực cơ hàm quá nhiều như: cháo, súp… Thông thường, đến ngày thứ 3, bạn có thể ăn uống bình thường mà không còn thấy đau nhức nữa.
Sau khi quá trình niềng răng hô và nhổ răng kết thúc, người niềng có thể trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường. Thậm chí, không để lại di chứng với sức khỏe về lâu về dài.
Thêm một thắc mắc tương đối phổ biến rằng: nhổ răng có làm giảm trí nhớ và tuổi thọ không? Đáp án là không. Minh chứng từ nghiên cứu khoa học chỉ ra: hiện tượng này chỉ xảy ra khi bệnh nhân mất răng trong thời gian dài. Cụ thể, họ sẽ ưu tiên lựa chọn những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, loãng. Những thực phẩm này không đủ hàm lượng dinh dưỡng để cung cấp và bồi bổ cho trí não. Bên cạnh đó, việc nhai của răng tạo ra xung truyền cảm giác tín hiệu về kí ức cho não bộ.
Mặt khác, tình trạng mất răng lâu năm mà không có bất cứ can thiệp điều trị nào có thể gây ra hậu quả tiêu xương hàm, vùng da quanh miệng bị chảy xệ, lão hóa nhanh hơn.
Lời kết
Niềng răng hô có chỉ định nhổ răng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, được đánh giá chính xác và khách quan nhờ vào các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng. Do đó, hãy đi thăm khám để được tư vấn cụ thể và có phác đồ điều trị phù hợp.
Tài liệu tham khảo
[1] https://nthdegreeorthodontics.com/is-tooth-extraction-really-necessary-for-braces/
[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Premolar