Niềng răng có thể ảnh hưởng đôi chút đến cuộc sống cá nhân của bạn, từ chuyện ăn uống cho tới nói cười. Nhưng liệu niềng răng có phải là rào cản khiến bạn không thực hiện một nụ hôn trọn vẹn với ai đó?
Mục lục
1. Niềng răng có hôn được không?
Nhiều người niềng răng cho rằng, hôn sẽ gây tác động đến các mắc cài, khay niềng hay các khí cụ đính kèm, gây ảnh hưởng tới khả năng di chuyển răng. Tuy nhiên, người niềng răng vẫn có thể thực hiện một nụ hôn hoàn hảo mà không cần lo ngại những vấn đề tiêu cực tới quá trình niềng.
Cụ thể, đối với niềng răng trong suốt, bạn chỉ cần tháo khay niềng trước khi hôn là có thể thoái mái tận hưởng khoảnh khắc lãng mạn cùng người ấy.
Còn với niềng răng mắc cài, do các khí cụ gắn cố định trên răng và có nhiều góc sắc nhọn, nên chính người đeo và đối tác của họ có thể cảm thấy e dè. Tuy nhiên, nụ hôn vẫn có thể thực hiện được, thời gian đầu cần nhẹ nhàng từ tốn một chút, khi cả hai đã quen với cảm giác hôn có niềng răng thì họ có thể chủ động hơn với kiểu hôn mình muốn.

Khi niềng răng, cảm giác hôn có thể bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là với người dùng dụng cụ có mắc cài. Hệ thống mắc cài cố định lên răng, tạo thành một hàng rào cản trở sự thoải mái của miệng, môi, lưỡi khi hôn.
Từ đó, hai người chỉ có thể nhẹ nhàng hôn bên ngoài môi, không đưa được lưỡi vào trong để tránh va chạm, gây đau nhức và khó chịu.

2. Làm sao để hôn an toàn, lãng mạn khi gắn mắc cài niềng răng?
2.1. Đợi đến thời điểm thích hợp
Thực tế, cả hai hoàn toàn có thể hôn ngay sau khi gắn mắc cài. Tuy nhiên, vào thời điểm mới niềng răng, bạn sẽ chưa quen với việc xuất hiện mắc cài, luôn cảm thấy vướng víu. Răng cũng vì thế mà nhạy cảm hơn, đi kèm là cảm giác đau đớn do sự tác động ban đầu của các khí cụ trong miệng. Do đó, lời khuyên dành cho những người niềng là không nên thực hiện nụ hôn quá mãnh liệt vào khoảng thời gian này.
Khi người niềng răng đã quen với sự có mặt của mắc cài, những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, giao tiếp, đánh răng… không còn là cản trở lớn. Khi cảm giác đau hoặc khó chịu dần mất đi thì chính là thời điểm lý tưởng để thực hiện nụ hôn.
2.2. Chọn kiểu hôn phù hợp
Chọn những kiểu hôn nhẹ nhàng, đơn giản, dễ thực hiện và ít mang lại rủi ro hơn như: dùng môi là chủ đạo, thay vì lưỡi để tránh sự va chạm của các mắc cài.
Hãy từ tốn khi hôn, sao cho môi, má, lưỡi, mắc cài của bạn và người yêu không bị đụng chạm vào nhau. Nếu như có bất kỳ tổn thương nào xảy ra, sẽ gây ngắt mạch cảm xúc của cả hai. Quan trọng hơn, giai đoạn đeo cài khiến cả răng và mô mềm đều nhạy cảm, nên một nụ hôn mãnh liệt thường không nên thực hiện.

2.3. Thoa sáp nha khoa trước khi hôn
Sáp nha khoa được xem như “phao cứu trợ” cho những người niềng răng mà muốn hôn. Nếu như các mắc cài trồi lên, sắc nhọn hoặc gây thô ráp thì nên thoa một ít sáp.
Sáp nha khoa thường được bác sĩ phát, dùng vào các trường hợp: làm trơn láng mắc cài và bề mặt của khí cụ. Đặc tính của loại sáp này khá an toàn, nếu nuốt thì cũng không gây ra nguy hiểm.
Nụ hôn của cả hai sẽ thuận lợi hơn nếu sử dụng sáp nha khoa. [1]
2.4. Thư giãn, điều chỉnh tâm lý của cả hai bên
Rào cản lớn giữa người niềng răng và người yêu chính là tâm lý tự ti, ngại gần gũi. Do đó, họ rất cần những lời động viên khéo léo, tinh tế ở đối phương.
Hãy chia sẻ với nhau để gia tăng sự thấu hiểu, tạo ra những trải nghiệm khi hôn được thú vị và hoàn hảo hơn.
2.5. Luôn giữ răng miệng sạch sẽ, thơm tho
Việc giữ răng miệng sạch sẽ, thơm tho luôn phải thực hiện trước và sau khi hôn. Điều này càng cần thiết hơn khi bạn đang niềng răng. Một nụ hôn ngọt ngào, đảm bảo an toàn, thì ngoài kỹ thuật, hơi thở thơm tho, dễ chịu cũng là yếu tố quan trọng.
Đối với người niềng răng có mắc cài, nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khiến thức ăn mắc trên đó, vừa ảnh hưởng đến cảm xúc khi hôn, vừa gây ra bất lợi với quá trình niềng của bạn.
Do đó, dù với mục đích gì thì việc vệ sinh thường xuyên răng miệng luôn được đặt lên hàng đầu. Có nhiều phương pháp để làm sạch răng miệng: nước súc miệng, chỉ nha khoa, bàn chải…

2.6. Không nên quá cuồng nhiệt, vội vã
Dù biết cảm xúc khi hôn rất say đắm và cuồng nhiệt, tuy nhiên cả hai nên kiểm soát và điều tiết khi niềng răng. Bạn có thể đổi phong cách hôn thành sự nhẹ nhàng, sâu lắng, có chút chậm rãi.
Việc quá vồ vập, mãnh liệt có thể khiến đối phương của mình bị thương, gây đau đớn và vô tình kéo dài thời gian có thể hôn người yêu của mình một cách bình thường.
2.7. Giữ lưỡi tránh xa mắc cài
Cả người niềng răng và không niềng răng đều cần sử dụng lưỡi một cách khôn khéo để tránh bị kẹt vào mắc cài. Các dụng cụ niềng đều sắc ở các mặt, mang rủi ro cho môi, nướu và lưỡi. Đặc biệt, nếu cặp đôi nào muốn sử dụng kiểu hôn Pháp thì hãy cẩn thận và đừng vội vàng, vồ vập.
Bạn nên hé môi để tạo một khoảng không đủ rộng trong khoang miệng, để lưỡi di chuyển nhẹ nhàng giữa hai hàm răng. Tránh đưa lưỡi quá sâu để ngăn ngừa việc tổn thương lưỡi lên mắc cài.
Tốt hơn hết là hãy dùng một cách thức hôn khác và nếu muốn thực hiện kiểu hôn Pháp, thì nên chờ đợi người yêu của mình hết kỳ hạn niềng răng. [2]
2.8. Không nên chế giễu người niềng răng
Đang trong quá trình niềng răng, các mắc cài có thể gây mất thẩm mỹ và thu hút sự chú ý của mọi người. Điều này gây ra tâm lý ngại ngùng trên những người niềng răng. Đặc biệt, khi cô ấy hoặc anh ấy cho rằng, do bản thân niềng răng gây ra khó khăn trong việc gần gũi, trao cho nhau nụ hôn thì càng xuất hiện cảm giác có lỗi, e dè.

Nếu như đối tác không để tâm đến điều này, mà đùa cợt, chế giễu, thì họ sẽ cảm thấy tự ti, nhạy cảm và từ chối thực hiện nụ hôn. [3]
Do đó, hãy khiến cô ấy hoặc anh ấy được thoải mái hơn, thả lỏng bản thân và cùng nhau tìm cách hôn đúng đắn.
3. Nâng cấp nụ cười với Invisalign tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về những bất tiện mà mắc cài gây ra, bạn toàn hoàn có thể lựa chọn khay niềng trong suốt để có trải nghiệm niềng răng “dễ chịu hơn”
Invisalign là phương pháp niềng răng không mắc cài, có tính thẩm mỹ cao nhất và là bước tiến đột phá trong chỉnh nha giúp cho người niềng tự tin hơn với nụ cười của mình.

Ưu điểm của phương pháp niềng răng trong suốt:
- Hoàn toàn trong suốt, người đối diện sẽ không phát hiện ra.
- Rút ngắn thời gian niềng do khay niềng ôm khít, di chuyển cả khối răng.
- Hiệu quả cao, đáng tin cậy, được nhiều chuyên gia nắn chỉnh răng công nhận, đặc biệt là trên các hàm: răng thưa, răng khấp khểnh, chen chúc…
- Hoàn toàn thoải mái khi đeo khay niềng, do khay niềng trơn nhẵn, không cọ xát lên môi, má, lưỡi.
- Thời gian tái khám nhanh hơn, thưa hơn so với niềng răng mắc cài.
- Vệ sinh dễ dàng, ăn uống thuận tiện do khay niềng tháo ra, lắp vào linh hoạt.
Cùng với sự hỗ trợ của máy quét dấu răng Itero và phần mền Clincheck giúp chẩn đoán và thiết lập kế hoạch điều trị hiệu quả, mô phỏng kết quả niềng răng chính xác.
Chi phí niềng răng trong suốt hiện nay dao động từ 40-150 triệu tùy loại, tuy nhiên hầu hết các nha khoa đều áp dụng chính sách trả góp lãi suất 0% (số lần trả góp linh hoạt) để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ chỉnh nha tốt nhất.
Khay niềng chúng tôi lựa chọn là loại khay niềng Invisalign đạt chuẩn Hoa Kỳ – được thiết kế riêng cho bạn.
Khi điều trị chỉnh nha Invisalign tại nha khoa QT Phú Hòa, bạn sẽ được tư vấn và điều trị bởi chuyên gia chỉnh nha hàng đầu – Ts.Bs Nguyễn Phú Hòa là:
- Bác sĩ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt danh hiệu Kim cương Invisalign của Hoa Kỳ trong liên tiếp 6 năm 2016-2021
- Thủ khoa cao học khoa Nha Đại Học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI
- Bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y Tế 24h

Nha khoa Phú Hòa có hơn 100.000 khách hàng trong suốt 20 năm qua, chúng tôi tôi tự tin sẽ mang đến cho bạn nụ cười rạng rỡ cùng trải nghiệm niềng răng hoàn hảo nhất.
Để đặt lịch khám online được tư vấn bởi Bác sĩ Hòa – Chuyên gia thẩm mỹ răng quốc tế, hãy vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo
[1] https://www.foreigngirlfriend.com/dating-blog/10-best-tips-kissing-someone-braces/
[2] https://www.wikihow.com/Kiss-With-Braces
[3] https://blog.flirt.com/5-best-tips-kissing-someone-with-braces/