Răng không chỉ là một bộ phận của hệ tiêu hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ. Xuất phát từ lí do trên, nhu cầu chỉnh nha đang ngày càng phổ biến. Chính vì thế, những vấn đề phải đối mặt khi niềng răng cũng được nhiều bạn quan tâm. Một trong số đó là tình trạng ê buốt khó chịu khi ăn uống. Đặc biệt với những trường hợp có răng nhạy cảm. Bài viết sau sẽ trình bày lí do dẫn đến hiện tượng trên và các biện pháp giúp bạn dễ chịu hơn.
Mục lục
1. Vì sao răng hay bị ê buốt khi niềng?
Ê buốt răng là tình trạng quá mẫn, răng trở nên nhạy cảm với các kích thích như nóng, lạnh, chua.
Tuy nhiên, điều đó thường là tạm thời. Nếu răng của bạn vẫn còn khó chịu sau một tuần, vậy cần phải xem xét thêm các nguyên nhân khác:
- Chải răng sai cách: sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn cùng với việc đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải lông cứng có thể làm hỏng men răng hoặc tụt nướu, lộ chân răng.
- Bệnh lý nha khoa: sâu răng có thể làm lộ các đầu dây thần kinh răng, khiến răng bạn nhạy cảm hơn, nhất là với nhiệt độ như nước lạnh đi qua các ống tiếp xúc. Ngoài ra, nếu bạn bị tụt nướu cũng khiến chân răng lộ ra, dễ ê buốt. Tụt nướu có thể do nguyên nhân bệnh lý (nha chu), do tuổi tác hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách.
- Do thực phẩm: thực phẩm có tính axit như trái cây có múi, giấm, nước ngọt, kẹo bánh nhiều đường, rượu vang… sẽ làm hư hại men răng. Thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay quá cứng cũng dễ gây kích ứng nướu và răng, làm ê buốt.

2. Giải pháp giảm ê buốt khi niềng răng
Không quá khó để tìm kiếm giải pháp giúp răng dễ chịu hơn, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt sau:
1.1 Lưu ý khi ăn uống
Thời gian đầu sau khi lắp niềng, bạn nên chọn các thực phẩm ít đường và không cần nhai quá nhiều. Những món mềm như cháo, súp, bánh mềm, món hầm… dễ nuốt và có nhiệt độ phù hợp, tốt nhất là còn hơi ấm, không quá nóng hay quá lạnh.

Tránh ăn những thực phẩm dai, giòn, dính, cứng như kẹo cao su, khoai tây chiên, bỏng ngô, kẹo dẻo, táo, cà rốt sống, caramen, các loại hạt, bánh quy giòn, thịt cắt miếng dày. Trái cây có chứa acid như họ cam quýt sẽ làm mòn men răng cũng không nên dùng.
Món nhiều đường như: kẹo, bánh ngọt, nước trái cây, nước ngọt… cần phải hạn chế. Vì khi đường trộn với nước bọt sẽ tạo ra một lớp màng dính (mảng bám) bao phủ răng. Đánh răng có thể loại bỏ mảng bám, nhưng điều đó trở nên khó khăn hơn khi niềng răng. Nếu bạn không thể loại bỏ lớp màng dính này sẽ có nguy cơ bị sâu răng. Chỉ nên ăn thức ăn hoặc đồ uống có đường tối đa 1 lần/tuần.
☛ Tham khảo: Niềng răng ăn gì và kiêng ăn gì?
1.2 Sáp nha khoa
Nhiều trường hợp sẽ được bác sĩ chỉnh nha gửi kèm sáp nha khoa sau khi niềng, bạn cũng có thể tìm mua tại các hiệu thuốc hoặc shop online. Đây là một loại sáp đặc biệt bảo vệ mặt trong môi, má và nướu khỏi mắc cài. Sáp tạo ra lớp ngăn cách giữ cho các phần nhô ra của niềng không làm miệng khó chịu.
Bạn làm theo hướng dẫn sử dụng sáp của bác sĩ, vệ sinh sạch sẽ và gắn sáp lên vị trí gây kích ứng. Sáp này không độc hại nên bạn không phải lo lắng nếu vô tình nuốt phải một chút, nhưng hãy nhớ lấy nó ra trước khi đánh răng. Gắn lại sáp sau khi đánh răng và sau bữa ăn.
1.3 Súc miệng bằng nước muối ấm
Dùng nước muối ấm để súc có thể giúp chữa lành vết loét hoặc vết cắt trong miệng và trên nướu do mắc cài, đồng thời giảm đau nhức, ê buốt. Bạn có thể súc 2 lần/ngày, nên pha loãng muối đúng độ tránh đậm đặc quá gây đau rát:
- Cho ½ đến ¾ muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm, khuấy đều.
- Ngậm dung dịch trong miệng tối đa 30 giây rồi phun ra.
☛ Xem thêm: 3 loại nước súc miệng tốt cho răng niềng, ngừa sâu răng hiệu quả
1.4 Massage nướu
Xoa bóp không những có thể giảm nhức lưng hay tay chân mà còn có khả năng giảm đau do viêm nướu hoặc răng bị quá mẫn.
Thao tác này khá đơn giản, bạn nhẹ nhàng xoa nướu theo hình tròn bằng ngón trỏ từ dưới lên.
Cách hai là dùng tăm nước. Thiết bị này không chỉ được sử dụng để lấy thức ăn mắc kẹt ra khỏi kẽ mà còn có khả năng xoa bóp nướu. Bạn nên sử dụng nước ấm để làm mềm mô nướu. Sau đó, bật máy và di chuyển quanh miệng, tập trung vào nướu, đảm bảo áp lực không quá mạnh hoặc quá yếu.
1.5 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Điều quan trọng nhất cần nhớ khi đeo niềng răng là bạn phải giữ vệ sinh cả răng và mắc cài để tránh sâu răng, viêm nướu vì thức ăn sẽ dễ dính vào niềng.
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị:
- Đánh răng hai lần một ngày bằng bàn chải lông mềm. Kích thước và hình dạng của bàn chải phải vừa với miệng để có thể tiếp cận mọi khu vực dễ dàng.
- Thay bàn chải đánh răng ba hoặc bốn tháng một lần, có thể sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn. Bàn chải đánh răng bị mòn sẽ không làm sạch răng tốt.
- Nhớ làm sạch kẽ răng một lần một ngày.
Các bước chải răng:
- Đặt bàn chải góc 45 độ so với nướu.
- Di chuyển bàn chải qua lại nhẹ nhàng theo những đường ngắn. Chải các mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của tất cả các răng.
- Để làm sạch mặt trong răng cửa, nghiêng bàn chải theo chiều dọc, di chuyển lên xuống.
- Chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và giữ hơi thở thơm tho.
Bạn có thể tìm kiếm các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Chúng giúp răng giảm phản ứng với các kích thích như nóng, lạnh, ngọt… do chứa một số chất chặn các lỗ nhỏ trong ngà răng, giảm mức độ tiếp xúc với các dây thần kinh nhạy cảm. Các loại kem chuyên dụng này có thể mất vài ngày đến vài tuần để phát huy công hiệu.
Một số thương hiệu kem phổ biến như Sensodyne Repair & Protect (86.000đ), Colgate Sensitive Protection (69.000đ), P/S Sensitive Expert (48.000đ)…
Một số sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng miệng hiệu quả, giúp xử lý những mảnh thức ăn thừa cho người đang đeo niềng như: tăm nước (làm sạch kẽ) được ưu tiên dùng hơn chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng cho người niềng răng Ortho Kin 500ml (250.000đ), nước súc miệng Colgate Ortho 500ml (120.000đ), nước súc miệng Sensikin cho răng nhạy cảm 250ml (185.000đ)…
☛Xem chi tiết: Cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng khi niềng răng
1.6 Dùng thuốc giảm đau
Bạn nên ưu tiên áp dụng các biện pháp cải thiện không dùng thuốc được liệt kê phía trên. Việc sử dụng thuốc vốn không phổ biến, cần đúng trường hợp và liều lượng.
Một số thuốc giảm đau phổ biến như: Paracetamol, Ibuprofen, Meloxicam… và thuốc bôi tại chỗ như Sensikin Gel, Enamel Pro Varnish, GC Tooth Mousse Plus, Emoform Gel… có khả năng làm giảm độ nhạy cảm răng và nướu, khiến bạn dễ chịu hơn. (1)
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý mua thuốc, tránh tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là thuốc chống viêm non-steroid (Ibuprofen, Meloxicam) và các đối tượng có bệnh lý nền về tim mạch, tiêu hóa hay thai phụ. (1)
3. Invisalign – Lựa chọn tối ưu cho răng nhạy cảm
Một số người có răng nhạy cảm bẩm sinh. Khi răng bị niềng để điều chỉnh vị trí có thể càng trở nên dễ kích ứng hơn. Với những trường hợp này, nên ưu tiên lựa chọn Invisalign để chỉnh nha thay vì mắc cài truyền thống.
Hiện tại, đây là công nghệ niềng răng trong suốt hiện đại nhất, dễ tháo lắp, thuận tiện khi ăn uống, tạo cảm giác dễ chịu và giảm nguy cơ sâu răng hơn dạng mắc cài, tạo lực nhẹ hơn nhưng đồng đều hơn, cách vệ sinh niềng đơn giản. Đặc biệt, Invisalign còn đạt công hiệu không hề kém cạnh so với phương thức khác, thời gian được rút ngắn 5 tháng so với mắc cài. Nghiên cứu về chỉnh nha cũng cho thấy những người dùng Invisalign ít bị ê buốt răng hơn. (2)
Nha khoa Phú Hòa trang bị các máy móc tối tân nhất: máy quét chuyên dụng iTero Element® scanner tốc độ 6000 hình/giây, đi kèm với phần mềm ClinCheck® sẽ tổng hợp ảnh và tái tạo khung hàm 3D, dùng AI đưa ra dự báo về hàm mô phỏng tương lai sau khi kết thúc niềng, nhựa sinh học SmartTrack® có độ cứng và đàn hồi cân bằng…
Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ tu nghiệp tại các trường Y khoa uy tín ở trong và ngoài nước, được sáng lập bởi tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Phú Hòa:
- Thủ khoa cao học khoa Nha Đại Học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI
- Bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại Học Y Hà Nội năm 2015
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y Tế 24h
Chi phí niềng răng Invisalign dao động từ 110-150 triệu đồng, chúng tôi áp dụng hình thức trả góp 0% linh hoạt để đáp ứng nhu cầu làm đẹp cho mọi người. Đến với Phú Hòa, bạn sẽ được đón tiếp chu đáo, an tâm điều trị cùng cơ sở vật chất hiện đại và các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm.
Vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Phú Hòa qua hotline 0962 091 936 hoặc điền thông tin vào khung “Đặt lịch khám” bên dưới để được xếp lịch và tư vấn tận tình.
Nguồn tham khảo
- https://medlatec.vn/tin-tuc/bo-tui-danh-sach-cac-loai-thuoc-tri-dau-rang-co-hieu-qua-nhanh-nhat-s99-n28186
- www.invisaligncenter.ae/how-to-deal-with-sensitive-teeth-during-invisalign-treatment
- https://orthodonticsaustralia.org.au/safe-foods-braces/
- https://www.healthline.com/health/what-can-you-eat-with-braces#keep-avoiding
- https://www.deerparksmiles.com/when-to-massage-your-gums
Răng mình trước khi niềng thì bình thường nhưng sau khi niềng lại bị tụt lợi và ê buốt chân răng. Vấn đề này có bất thường và phải xử lý như thế nào?
Chào Mỹ Hằng! Vấn đề tụt lợi và ê buốt chân răng khi niềng xảy ra khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra xem có mắc bệnh lý nha khoa nào không, lực siết của mắc cài...[Xem thêm]
Em đã thử các phương pháp giảm ê buốt tại nhà nhưng không có hiệu quả. Vậy em phải làm sao ạ?
Chào bạn! Nếu đã thử các phương pháp giảm ê buốt tại nhà mà không mang lại hiệu quả, bạn cần đến các nha khoa uy tín để tìm hiểu kỹ lại nguyên nhân và có phương pháp khắc phục phù hợp hơn. Không nên để tình trạng này kéo...[Xem thêm]
Niềng invisalign chi phí bao nhiêu ạ?
Chào bạn! Tùy thuộc vào tình trạng răng, số khay niềng cần sử dụng mà chi phí niềng răng invisalign có thể dao động từ 50 – 150 triệu. Với những trường hợp nhẹ, có thể chỉ cần sử dụng khoảng 20 khay niềng là ổn. Nhưng nếu răng sai...[Xem thêm]