Chắc hẳn nhiều bạn đọc khi đến nha khoa để tư vấn chỉnh nha đã không ít lần nghe thấy thuật ngữ nâng khớp cắn. Vậy nâng khớp cắn là gì, được chỉ định trong những trường hợp nào và bạn cần lưu ý gì khi nâng khớp cắn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng này nhé!
Mục lục
1. Nâng khớp cắn là gì?

Nâng khớp cắn là một kỹ thuật trong nha khoa sử dụng khí cụ tháo lắp hoặc cố định để gắn lên mặt nhai của răng hàm hoặc mặt trong của răng cửa. Bằng phương pháp này, hàm trên và hàm dưới sẽ không cắn khít lại với nhau như trạng thái cũ, giúp giảm áp lực lên hàm dưới, tránh rơi mắc cài niềng răng và tạo điều kiện hình thành khớp cắn mới sau khi chỉnh nha.
2. Niềng răng cần nâng khớp cắn khi nào?
Kỹ thuật nâng khớp cắn được chỉ định khá phổ biến trong các ca chỉnh nha, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp niềng răng đều cần nâng khớp cắn.
Bác sĩ sẽ có chỉ định nâng khớp cắn sau khi khám lâm sàng cũng như xem xét kết quả phân tích phim và mẫu hàm. Cụ thể, nâng khớp cắn thường sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
2.1. Khớp cắn chéo, một vài răng bị khóa

Khớp cắn chéo được chia là hai loại:
- Cắn chéo răng trước: đây là tình trạng có một hoặc một vài răng trước (nhóm răng cửa) hàm trên nằm ở phía trong so với răng hàm dưới khi hai hàm cắn lại với nhau ở tư thế khớp cắn trung tâm (bạn có thể thực hiện bằng cách giữ nguyên hai hàm ở tư thế nuốt nước bọt để kiểm tra).
- Cắn chéo răng sau phía lưỡi: là tình trạng khớp cắn có một hoặc vài răng sau (nhóm răng hàm) hàm trên nằm ở phía trong so với răng hàm dưới khi hai hàm cắn lại với nhau ở tư thế khớp cắn trung tâm.
Trong trường hợp này, kỹ thuật nâng khớp cắn thường sẽ được chỉ định nhằm giữ cho hai hàm không cắn khít lại được với nhau, nhờ đó thông qua niềng răng bác sĩ có thể đưa được răng bị khóa bên trong về vị trí khớp cắn bình thường.
2.2. Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến việc gắn mắc cài

Ở khớp cắn bình thường, nhóm răng cửa hàm trên sẽ cắn phủ lên nhóm răng cửa hàm dưới khoảng 1/3 chiều cao thân răng hàm dưới.
Khớp cắn sâu là tình trạng khớp cắn có độ cắn phủ tăng, bờ cắn răng cửa dưới cắn chạm cổ răng cửa trên hay chạm nướu mặt trong răng cửa trên khi hàm dưới ở tư thế khớp cắn trung tâm.
Trong trường hợp này, việc gặn mắc cài để niềng răng gặp rất nhiều khó khăn khi mắc cài có thể cọ sát vào răng hàm trên gây lệch khớp cắn, sang chấn răng hàm trên trong quá trình nhai và mắc cài cũng dễ dàng bị bong hơn.
Lúc này, việc nâng khớp cắn là cần thiết khi niềng răng nhằm tạo ra khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới, giúp việc gắn mắc cài và tiến hành chỉnh nha được thuận tiện hơn.
☛ Bài viết đầy đủ: Bị khớp cắn sâu niềng răng mấy năm mới hiệu quả?
2.3. Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược hay còn được gọi là sai khớp cắn hạng III đây là một dạng sai lệch tương quan khớp cắn giữ hai hàm răng khiến hàm dưới phủ ngoài hàm trên, với các đặc điểm:
- Nhóm răng trước hàm trên bị nhóm răng trước hàm dưới phủ lên hoàn toàn.
- Nhóm răng hàm vẫn có thể cắn mặt nhai vào nhau, tuy nhiên kích thước vòm hàm trên quá nhỏ so với vòm hàm dưới.
- Khuân mặt nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy, cần nhô do trán, mũi, cằm tương quan không chuẩn.
Khi chỉnh nha cho bệnh nhân khớp cắn ngược, kết hợp với các phương pháp khác bác sĩ thường chỉ định nâng khớp cắn nhằm tạo khoảng cách giữa hai hàm để có thể đưa hàm trên ra phía trước mà không bị răng hàm dưới chặn lại, từ đó có thể hình thành khớp cắn chuẩn khôi phục chắc năng sinh lý và thẩm mỹ của bộ răng.
☛ Xem chi tiết: Khớp cắn ngược – nguyên nhân và điều trị
2.4. Người có thói quen nghiến răng
Nghiến răng là một thói quen không tốt có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến bộ răng của bạn như mòn mặt nhai dễ gây sâu răng, đồng thời làm giai tăng áp lực lên hàm răng. Đặc biệt khi bạn đang niềng răng, thói quen này có thể gây ảnh hưởng đến lực kéo răng, khiến các răng di chuyển không theo kế hoạch gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Chính vì thế, trong nhiều trường hợp người bệnh có thói quen nghiến răng, bác sĩ sẽ tiến hành nâng khớp cắn để ngăn hai hàm cắn khít vào nhau và cải thiện tình trạng nghiến răng.
3. Các phương pháp nâng khớp cắn khi niềng răng
Hiện tại trong lĩnh vực nha khoa, các bác sĩ thường áp dụng 2 phương pháp nâng khớp cắn bằng máng và nâng khớp cắn bằng cục nâng khớp cắn. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp nâng khớp cắn phù hợp.

3.1. Nâng khớp cắn bằng máng
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một loại dung dịch đặc biệt bơm lên trên mặt nhai hai chiếc răng hàm, sau đó thực hiện đông cứng dung dịch lại bằng đèn laser.
Phương pháp này tạo một lớp đệm giống như một chiếc máng nâng khớp cắn ở giữa hai hàm tạo ra một khoảng cách giữa hai hàm kho người bệnh cắn răng lại, kết hợp với niềng răng bác sĩ có thể kéo được những răng bị kẹt, bị sai khớp cắn về đúng vị trí.
Kỹ thuật này thường được áp dụng trong trường hợp khớp cắn chéo, khớp cắn ngược, người có thói quen nghiến răng.
3.2. Nâng khớp cắn bằng cục nâng khớp cắn

Nếu nâng khớp cắn bằng máng được sử dụng trên răng hàm thì với phương pháp này các cục nâng khớp cắn sẽ được gắn vào mặt sau của nhóm răng cửa. Cục nâng khớp cắn có thể được làm bằng nhựa, cao su hoặc kim loại với kích thước nhỏ, hình tam giác có tác dụng ngăn không cho răng cửa hàm trên phủ quá nhiều lên răng cửa hàm dưới.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng đối với những trường hợp bị khớp cắn sâu. Ngoài ra trong trường hợp, khớp cắn sâu quá nặng thì cục nâng khớp cắn có thể được gắn vào răng nanh để tránh va chạm quá mạnh khi nhai.
4. Khi niềng răng cần nâng khớp cắn bao lâu?
Nâng khớp cắn trong niềng răng thường được tiến hành trong khoảng từ 3-12 tháng tùy vào mức độ sai lệch khớp cắn của mỗi ngày và tiến triển trong quá trình chỉnh nha.
Nâng khớp cắn sẽ được thực hiện song song với quá trình nắn chỉnh cung răng, chính vì thế thời gian nâng khớp cắn sẽ tích hợp cùng thời gian niềng răng của bạn nên nó sẽ không làm kéo dài thời gian chỉnh nha như nhiều bạn vẫn nghĩ.
5. Nâng khớp cắn khi niềng răng có đau không?

Chắc hẳn điều mà nhiều bạn lo lắng nhất khi được tư vấn nâng khớp cắn niềng răng chính là nâng khớp cắn có gây đau đớn không. Chắc chắn việc hàm răng của bạn phải gắn thêm một dụng cụ khiến hai hàm không thể cắn chặt vào nhau sẽ gây ra nhiều khó chịu khi ăn uống sinh hoạt.
Việc nâng khớp cắn sẽ làm thay đổi vị trí khớp cắn vốn đã quen thuộc của bạn khiến hệ thống cơ nhai, khớp thái dương hàm phải thay đổi thể thích nghi với một khớp cắn mới, chính vì thế trong thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy rất đau mỏi miệng và khớp thái dương hàm, đặc biệt khi nhai. Tuy nhiên, tình trạng này cũng không kéo dài lâu chỉ khoảng 1-2 tuần cho đến khi hệ thống cơ đã quen với vị trí mới.
Ngoài ra, do nâng khớp cắn sẽ được thực hiện song song với quá trình niềng răng nên cảm giác đau tại răng của bạn phần lớn không phải do nâng khớp cắn mà do răng đang trong quá trình di chuyển khi niềng răng.
6. Lưu ý dành cho bạn niềng khi phải nâng khớp cắn
Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn niềng khi phải nâng khớp cắn để có thể giảm những đau đớn khó chịu cũng như theo dõi quá trình nâng khớp cắn niềng răng của mình toàn diện nhất nhé.
6.1. Tips ăn uống khi nâng khớp cắn

Chắc chắn bất tiện trong quá trình ăn uống chính là vấn đề lớn nhất khi nâng khớp cắn, do hai hàm không cắn lại được với nhau như bình thường khiến việc nhai gặp nhiều khó khăn. Để cải thiện điều này, bạn có thể áp dụng các tips sau:
- Sau khi mới nâng khớp cắn, để cơ thể có thời gian làm quen bạn nên ăn những loại đồ ăn mền, không cần nhai quá nhiều, sau đó có thể tăng dần mức độ cứng của đồ ăn khi bạn đã quen dần với cục nâng khớp.
- Khi nâng khớp cắn bạn nên hạn chế các loại đồ ăn quá cứng, phải nhai mạnh do nhai đồ quá cứng có thể gây vỡ cục nâng khớp, cũng như có thể khiến răng bạn bị sang chấn gây đau đớn.
- Bạn có thể cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn để giảm khó chịu khi nhai, cắn.
- Khi nhai, hãy cố gắng đưa thức ăn ra giữa cục nâng khớp cắn và mặt nhai răng hàm trên. Sau khi nâng khớp cắn, đó chính là nơi để nghiền nát thức ăn.
- Cố gắng nhai chậm và chuẩn vị trí nhai sẽ giúp bạn giảm đáng kể những cơn đau.
☛ Tham khảo thêm: Niềng răng ăn gì và kiêng ăn gì?
6.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đối với người niềng răng nói chung và nâng khớp cắn nói riêng, vệ sinh răng miệng là một yêu cầu cơ bản do lúc này đồ ăn rất dễ mắc lại khi ăn uống nếu không vệ sinh kỹ rất dễ gây viêm nha chu, đồng thời mắc đồ ăn gây mất tự tin khi bạn giao tiếp. Vậy nên bạn có thể tham khảo phương pháp sau đây:
- Sử dụng máy tăm nước: mỗi bạn niềng răng nên có cho mình một chiếc tăm nước để làm sạch răng miệng sau khi ăn. Với áp lực dòng nước mạnh tăm nước có thể làm sạch thức ăn còn bám lại trên niềng răng, kẽ răng, làm giảm nguy cơ viêm lợi, hạn chế hình thành cao răng, giúp bạn niềng không bị mất tự tin sau khi ăn.
- Súc miệng sau ăn: trong trường hợp không có tăm nước, bạn vẫn nên súc miệng bằng nước sạch sau ăn và sử dụng tăm, chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn còn bám lại trên niềng răng, máng nâng khớp cắn.
- Đánh răng ngày 2 lần: chú ý đánh răng kỹ đặc biệt là tại vị trí gắn mắc cài, vào vị trí gắn giữa răng và cục nâng khớp do cặn thức ăn có thể tích tụ nhiều tại vị trí này.
☛ Xem chi tiết: Cách vệ sinh răng miệng khi niềng
6.3. Lưu ý một số vấn đề bất thường trong quá trình nâng khớp cắn

Để đảm bảo quá trình nâng khớp cắn niềng răng diễn ra thuận lợi, thì trong quá trình tiến hành nâng khớp bạn nên chú ý những điều sau:
- Khi gắn cục nâng khớp cắn, bạn nên kiểm tra xem khi cắn có điểm nào đau chói không hoặc có điểm nào gồ ghề gây khó chịu không, nếu có hãy báo cho bác sĩ để chỉnh sửa cục khớp cắn sao cho dễ chịu nhất.
- Nếu sau khi nâng khớp cắn, trong quá trình ăn nhai trên diện nâng khớp cắn bạn bị đau trong thời gian dài, mức độ đau không giảm dần thì nên báo với bác sĩ để có phương án điều chỉnh.
- Khi cục nâng khớp cắn bị vỡ, mẻ, hoặc bung ra khỏi răng, bạn cần báo với nha khoa ngay để đi gắn lại, đảm bảo cho việc chỉnh nha diễn ra theo đúng tiến trình.