Khi tiến hành chỉnh nha, một vài trường hợp sẽ cần sử dụng Minivis để đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển răng thay vì chỉ dùng mắc cài và dây cung. Tuy nhiên, sau khi cắm minvis một thời gian có nhiều người thấy vis bị lung lay. Vậy trong trường hợp này cần xử lý thế nào, mời bạn cùng nha khoa Quốc tế Phú Hòa theo dõi giải đáp chi tiết nhé.
Mục lục
1. Minivis có tác dụng gì?
Minivis là một loại khí cụ niềng răng có cấu tạo theo đường xoắn ốc, có đường kính trung trung bình khoảng 1,4 – 2mm, chiều dài khoảng 6 – 12mm. Minivis làm bằng chất liệu titanium rất cứng chắc và tương thích sinh học với cơ thể.

Tác dụng của việc cắm vis là tạo điểm neo chặn cố định, kết hợp với các khí cụ khác (lò xo, dây thun…) để kéo các răng dịch chuyển về đúng vị trí, thu hẹp khoảng trống trên cung hàm.
Ngoài ra, minivis còn hỗ trợ trong một số trường hợp đặc biệt như:
Trường hợp 1 – Niềng răng hô, vẩu
Đặc điểm của răng hô, vẩu là mọc chìa ra ngoài. Ngoài việc sử dụng mắc cài để dịch chuyển răng qua lại, các khí cụ chỉnh nha đặc biệt sẽ giúp xoay chuyển thế răng về vị trí đúng. Vì thế, bác sĩ sẽ cắm thêm minivis nhằm hỗ trợ hiệu quả chỉnh nha và đẩy nhanh tốc độ niềng răng.
Trường hợp 2 – Xương hàm quá cứng
Tình trạng xương hàm quá cứng cũng một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc răng di chuyển. Vậy nên, trong trường hợp này bạn bắt buộc phải dùng tới minivis để hỗ trợ răng di chuyển tốt hơn. Chúng sẽ giúp rút ngắn thời gian cho giai đoạn đóng khoảng, đồng thời cũng giúp răng nhanh chóng được dàn đều tại các vị trí răng bị nhổ.
Trường hợp 3 – Răng bị lệch hàm
Nếu cung hàm của bạn không cân đối, bị lệch kéo theo tình trạng khớp cắn vênh thì bác sĩ cũng chỉ định dùng thêm minivis trong quá trình niềng răng.
Minivis là giải pháp tối ưu giúp kéo thẳng thế răng, chỉnh hàm để đưa khớp cắn về đúng vị trí. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ rút ngắn thời gian chỉnh nha, đơn giản hóa quá trình điều trị nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao và hạn chế được tối đa các biến chứng.
Như vậy, việc cắm minivis trong quá trình chỉnh nha là cần thiết để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Quá trình kéo răng của bạn sẽ diễn ra nhanh chóng hơn cũng như rút ngắn được thời gian niềng cho bạn.
2. Cắm minivis bị lung lay là do đâu?
Cắm minivis là là lựa chọn của nhiều nha khoa trong quá trình niềng răng cho bạn. Đây là một kỹ thuật đơn giản và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, có một số trường hợp sau khi cắm vis bị lung lay. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy:
2.1. Do tay nghề của bác sĩ thực hiện
Minivis bị lung lay có thể có nguyên nhân do tay nghề của bác sĩ thực hiện:
- Bác sĩ phụ trách thiếu kinh nghiệm, thực hiện sai kỹ thuật, không vệ sinh sạch sẽ vis và nướu trước khi thực hiện cắm vào hàm. khiến lợi và nướu bị viêm tại vị trí cắm vis.
- Vật liệu cắm vis cũng như dụng cụ, trang thiết bị tại nha khoa chưa thật sự đạt chuẩn yêu cầu. Quy trình thực hiện không được vô trùng, thiếu an toàn. Vis không tương thích với cơ thể gây ra sưng và viêm nhiễm.
- Bác sĩ không kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn trước khi cắm, bỏ sót các trường hợp mắc bệnh lý về nướu.
2.2. Do vệ sinh hoặc ăn uống quá mạnh
Bên cạnh đó, nếu chế độ ăn uống và vệ sinh của bạn không phù hợp cũng có thể khiến vis bị lung lay. Ăn uống quá mạnh không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thích ứng của vis mà còn khiến cho thức ăn mắc vào vis gây viêm nhiễm.
Một trong những nguyên nhân khác khiến vis bị rơi ra đó là vệ sinh không đúng cách, vệ sinh chưa sạch hay dùng quá nhiều lực tác động mạnh đến vis cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chỉnh nha của bạn.
3. Cắm minivis bị lung lay phải xử lý thế nào?
Giai đoạn sau khi cắm vis là giai đoạn quan trọng. Nếu như chăm sóc không đúng cách, vị trí cắm vis không chỉ bị sưng tấy mà còn có thể làm vis bị lung lay. Vậy nên, bạn cần điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống phù hợp để quá trình chỉnh nha không bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn sau khi cắm minivis:
3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Những ngày tiếp theo, bạn cần phải có chế độ vệ sinh riêng cho vis bởi vì vis đóng vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha:
Thứ nhất, bạn cần có những lưu ý về việc chải răng như sau:
- Tuyệt đối không đẩy mạnh bàn chải vào vis và không để các sợi lông bàn chải tiếp xúc trực tiếp với mô lợi quanh vis. Vì điều đó khiến niêm mạc xung quanh vis tổn thương, gây đau cho bạn và làm vis bị lung lay.
- Hạn chế sử dụng bàn chải điện vì độ rung của bàn chải điện sẽ gây ra các dịch chuyển nhỏ, khiến vis không được cố định và dần dần bị lung lay, lâu ngày vis sẽ bị rụng.
- Tránh sử dụng máy tăm nước vì áp lực nước quá mạnh sẽ khiến cho nướu bị tổn thương và ảnh hưởng đến vis.
- Khuyến khích dùng tăm bông có thấm nước sát khuẩn như betadine hoặc nước muối, lau nhẹ nhàng đầu vis và làm sạch vị trí tiếp xúc giữa vis và lợi để loại bỏ thức ăn đọng lại trên vis.

Thứ hai, nếu không chăm sóc kĩ, minivis sẽ dễ bị viêm nhiễm và rụng do vis được cắm trực tiếp vào xương hàm qua lợi. Bên cạnh việc chải răng thì trước khi đi ngủ bạn nên súc miệng bằng nước muối để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc súc miệng sẽ ngăn chặn sự hoạt động của vi khuẩn, đồng thời giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn cũng như giảm thiểu nguy cơ đầu vis bị viêm nhiễm.
3.2. Lưu ý chế độ ăn uống
Để minivis không bị ảnh hưởng, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn một số thực phẩm dưới đây hậu cắm vis:
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng để tránh bị kích ứng tại vị trí mới cắm vis.
- Kiêng các thức ăn dai cứng và giòn vì như vậy thức ăn sẽ bị cuốn vào trong đầu vis. Đồng thời, chúng cũng khiến cho vis khó vệ sinh, khi lấy thức ăn ra sẽ tác động đến đầu vis làm tăng nguy cơ gãy và lung lay vis
- Tuyệt đối không nghiến, siết hoặc cắn chặt răng quá mạnh vào thức ăn vì khi dùng lực quá mạnh sẽ làm cho vis rung và không được ổn định.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, nước có gas, thuốc lá,… Chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình minivis thích ứng với hàm răng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh các thực phẩm cần hạn chế, bạn nên bổ sung một số loại thức ăn sau:
- Ưu tiên ăn những món mềm, lỏng, dễ nhai như cháo loãng, súp hoặc sữa,…mang lại nhiều khoáng chất và năng lượng cho bạn cũng như không gây ảnh hưởng đến vis.
- Uống thêm nước trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ cung cấp nước, năng lượng cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của bạn.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.
3.3. Thăm khám bác sĩ
Bác sĩ thường đặt lịch thăm khám cụ thể để kiểm tra vis sau khi cắm. Nên giữ liên lạc với bác sĩ điều trị sau khi cắm vis để nếu gặp vấn đề gì trong quá trình hồi phục, bạn có thể nhanh chóng đến gặp bác sĩ và được xử lý kịp thời.
4. Câu hỏi thường gặp khi cắm Minivis
Cắm vis không đúng kỹ thuật hoặc môi trường, dụng cụ, trang thiết bị tại nha khoa chưa đảm bảo có thể gây ra một số vấn đề như:
4.1. Làm sao để giảm đau sau khi gắn Minivis
Trước khi cắm minivis, bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê và nó sẽ có tác dụng trong quá trình thực hiện. Sau khi hết thuốc, tùy theo cơ địa và vị trí cắm vis của từng người, bạn sẽ cảm thấy không đau hoặc chỉ hơi đau và ê nhẹ trong một thời gian ngắn.
Nếu bạn cảm thấy quá đau nhức hoặc buốt nhiều thì nên chườm đá hoặc sử dụng thêm thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để cơn đau xua tan. Trong trường hợp bạn vẫn cảm thấy không chịu được thì nên đến ngay nha khoa để được thăm khám.
Xem thêm: Những cách khác để giảm đau sau khi gắn minivis
4.2. Rơi Minivis xử lý thế nào?
Sau một thời gian cắm vis, nhiều người gặp tình trạng vis không cố định và bị lung lay. Nguyên nhân có thể là do quy trình thực hiện bắt vis chưa đúng kĩ thuật hoặc do việc chăm sóc và ăn uống quá mạnh gây ảnh hưởng đến vis. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và cắm lại vis kịp thời. Bạn tuyệt đối không được để vis lung lay lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng rơi vis và ảnh hưởng đến thời gian điều trị.
4.3. Viêm nướu quanh Minivis nên làm gì?
Có một số người bị viêm nhiễm và sưng tấy vùng nướu sau khi cắm vis. Niêm mạc tại vis bị sưng nề và đỏ. Điều này sẽ giảm dần và hết trong một thời gian ngắn do đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với những người có cơ địa dễ sưng. Khi gặp trường hợp này, trước hết bạn nên thực hiện đúng các bước vệ sinh vis như đã được hướng dẫn kết hợp thường xuyên kiểm tra vis của bạn. Nếu vis vẫn cố định thì đây chỉ là viêm lợi bình thường và chỉ cần vệ sinh tốt sẽ đạt được hiệu quả.
Ngược lại, nếu vis bị lung lay và không còn liên kết với xương hàm thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra. Nguyên nhân có thể là do quy trình thực hiện bắt vis chưa được đảm bảo hoặc do bạn vệ sinh và ăn uống sai cách.
Ngoài những hiện tượng trên, nhiều người có thể bị vis cọ vào môi má, vis vùi vào niêm mạc, hay bị rỉ máu tại vị trí cắm vis,…. Thông thường, những tình trạng này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và cũng có phương án xử lý dễ dàng.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng cắm minivis bị lung lay. Rất mong bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp việc chăm sóc răng niềng dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo:
- http://www.myhealth.gov.my/en/orthodontic-mini-screws/
- https://www.orthodonticcentre.co.uk/orthodontic-mini-screw/
- https://www.zerodonto.com/en/2008/11/micro-screws-in-orthodontics-clinical-problems/