Mắc cài kim loại thường là loại mắc cài có lịch sử lâu đời nhất và có chi phí thấp nhất trong các phương pháp chỉnh nha. Vậy, liệu chúng ta có nên lựa chọn loại mắc cài này để niềng răng? Để giải đáp chi tiết câu hỏi, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây.
Mục lục
1. Hiểu nhanh về mắc cài kim loại thường
Mắc cài kim loại thường là loại mắc cài lâu đời nhất trong các phương pháp chỉnh nha.
Mắc cài kim loại thường là loại mắc cài được chế tạo từ chất liệu hợp kim không gỉ như niken – titanium, có độ bền chắc cao, an toàn và không gây kích ứng cho người sử dụng.
Mắc cài kim loại thường được thiết kết theo các thông số nhất định phù hợp với đặc điểm giải phẫu của từng răng và tạo ra tác dụng khi thực hiện chỉnh nha. Khi niềng răng, mỗi chắc răng sẽ được gắn một chiếc mắc cài kim loại phù hợp với răng đó và nó sẽ được cố định trên răng trong suốt quá trình niềng răng đến khi kết thúc.
Niềng răng bằng mắc cài kim loại thường áp dụng quy trình sử dụng bộ mắc cài, dây cung và chun buộc để tạo là lực thông qua mắc cài tác động lên răng, từ đó bác sĩ có thể di chuyển răng về vị trí mong muốn.
Hiện nay các thương hiệu mắc cài có chất lượng tốt thường được các nha khoa lựa chọn như: Victory Series Low Profile, 3M UGSL, Ormco,…
2. Có nên niềng răng mắc cài kim loại thường?
Mắc cài kim loại có thể áp dụng để chỉnh nha cho hầu hết các trường hợp sai lệch khớp cắn, cụ thể như:
- Trường hợp răng lệch lạc mất thẩm mỹ.
- Răng hô, khớp cắn hạng II.
- Răng cắn đối đầu.
- Khớp cắn ngược.
- Khớp cắn chéo, một vài răng bị khóa.
- Trường hợp răng mọc ngầm, cần kéo răng ngầm ra đúng vị trí.
- Trường hợp thiếu răng, mất răng cần tạo khoảng để trồng răng.

Để có thể đưa ra được quyết định dễ dàng hơn, bạn có thể xem chi tiết những thông tin so sánh của mắc cài kim loại với các phương pháp chỉnh nha khác ở phần nội dung bên dưới đây.
2.1. Xét về chi phí
Niềng răng mắc cài kim loại thường là phương án niềng răng có chi phí hợp lý nhất trong tất cả các loại mắc cài. Chi phí niềng răng bằng mắc cài kim loại thường hiện nay vào khoảng 20-35 triệu. Trong khi đó:
- Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng có chi phí từ 35 – 45 triệu.
- Niềng răc mắc cài sứ thường có chi phí từ 40-50 triệu
- Niềng răng mắc cài sứ tự đóng có chi phí từ 45-60 triệu
- Niềng răng mắc cài pha lê 40-45 triệu
- Niềng răng trong suốt có chi phí từ 50-150 triệu
Loại mắc cài này phù hợp với nhiều đối tượng khi cân nhắc đến vấn đề kinh tế, đặc biệt hiện nay nhiều nha khoa còn có chương trình trả góp đối với bệnh nhân chỉnh nha, bạn có thể trả phí niềng răng cho nha khoa thành nhiều đợt để nộp trong suốt quá trình điều trị, lộ trình trả góp có thể khác nhau tùy từng nha khoa.
☛ Xem thêm: Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Thường Giá Bao Nhiêu Tiền?
2.2. Hiệu quả chỉnh nha

Niềng răng bằng mắc cài kim loại thường có hiệu quả trong tất cả các trường hợp chỉnh nha từ ca răng lệch lạc đơn giản đến những ca răng mọc ngầm có độ phức tạp cao.
Niềng răng bằng mắc cài kim loại thường sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và chun buộc, bác sĩ có thể dễ dàng áp dụng các kỹ thuật bẻ dây cung, tính toán lực tác động vào răng bằng chun buộc. Điều này giúp cho bác sĩ có sự chủ động trong việc lên kế hoạch chỉnh nha, cũng như có những thay đổi phù hợp trong quá trình điều trị để đem lại kết quả tốt nhất.

Tùy vào từng trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các khí cụ chỉnh nha như khí cụ nong rộng hàm, khí cụ tạo khoảng, khí cụ đánh lún răng,… Các loại khí cụ này thường được sử dụng kết hợp với mắc cài kim loại thường do tính bền chắc cao và độ ma sát ổn định của vật liệu.
Mặc dù chi phí chỉnh nha thấp nhất, nhưng hiệu quả của mắc cài kim loại thường không hề kém cạnh so với các loại mắc cài tự động. Các thông số của mắc cài thường và loại tự đóng đều giống nhau về độ xoay và độ nghiêng. Theo một số nghiên cứu cho thấy, mắc cài kim loại tự đóng chỉ điều chỉnh răng nhanh hơn mắc cài thường ở giai đoạn đầu (dàn răng) nhưng xét về tổng quan dù bạn chọn lựa phương pháp nào, kết quả cuối cùng đạt được đều như nhau, tổng thời gian niềng răng không có khác biệt rõ ràng. Bạn kết thúc kế hoạch chỉnh nha mỹ mãn hay không là do phác đồ và kinh nghiệm của bác sĩ.
☛ Tham khảo: Niềng răng mắc cài kim loại hay sứ thì tốt hơn?
2.3. Tính thẩm mỹ
Mắc cài kim loại thường được chế tạo bằng kim loại, chính vì thế màu sắc giữa mắc cài và màu răng của bạn có sự khác biệt rõ rệt và dễ nhận biết. Vậy nên, nhược điểm lớn nhất khi niềng răng bằng mắc cài kim loại thường là tính thẩm mĩ của phương pháp này không cao.

Do đó, phương pháp này sẽ không phù hợp với những người có yêu niềng răng không lộ, thường xuyên phải giao tiếp, gặp gỡ nhiều người. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề mong muốn cá nhân, nếu bạn tự tin, bạn hoàn toàn có thể thoải mái với nó.
Có thể bạn chưa biết, rất nhiều khách hàng chỉnh nha yêu cầu nha khoa buộc dây cung bằng các loại dây chun có màu sắc khắc nhau, đây được xem như một cách để thể hiện cá tính, sự thu hút của bản thân, đồng thời khiến nụ cười của các bạn niềng răng không còn nhàm chán như trước.

2.4. Thời gian tái khám
Sự khác biệt lớn nhất giữa mắc cài kim loại thường và mắc cài kim loại tự động là ở phần khóa mắc cài.
Mắc cài tự đóng có phần chốt khóa (giống một cái nắp có thể gập xuống) để giữ dây cung, trong khi đó để giữ được dây cung mắc cài thường cần phải sử dụng tới dây chun.
Dây chun làm bằng chất liệu cao su, vì vậy nó có thể bị giãn nhanh chóng sau vài tuần, nếu như không thay mới kịp thời thì chun có thể bị đứt gây tuột dây cung, ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Chính vì vậy, khách hàng buộc phải tới cơ sở chỉnh nha thường xuyên hơn.
Thời gian tái khám khi niềng răng mắc cài kim loại thường là 3-4 tuần/ lần tùy theo yêu cầu của bác sĩ điều trị. Thời gian ngồi trên ghế chỉnh nha cũng lâu hơn, do bác sĩ mất nhiều thời gian để thực hiện thao tác đưa chun vào từng mắc cài. Trong khi đó, thời gian tái khám của mắc cài tự động thường là 4-6 tuần/lần, khay niềng trong suốt là 6-8 tuần/lần.
Điều này có thể gây bất tiện cho những bạn lựa chọn những nha khoa ở cách xa nơi mình sinh sống hoặc những người eo hẹp về thời gian.
2.5. Mức độ thoải mái
Mắc cài kim loại thường có thể dễ bị bong trong quá trình ăn uống

Mắc cài kim loại sẽ được gắn cố định trên răng bằng một loại chất gắn chuyên dụng trong nha khoa. Tuy nhiên, mắc cài vẫn có thể bong ra khỏi răng trong quá trình ăn uống nhất là khi bạn nhai đồ cứng vào vị trí mắc cài.
Thức ăn dễ mắc vào mắc cài, khó vệ sinh
Khi niềng răng, bạn có thể gặp một vài khó khăn trong quá trình ăn uống. Thức ăn có thể vị vướng, mắc vào dây cung, mắc cài khiến cho bạn cảm thấy ngại ngùng mất tự tin sau khi ăn uống.
Đồng thời, thức ăn thường móc vào các khe rãnh của mắc cài nên khá khó để vệ sinh. Việc khó vệ sinh răng miệng cũng làm tăng nguy cơ viêm nha chu, sâu răng ở người niềng răng. Do đó, bạn cần tỉ mỉ hơn khi đánh răng, sử dụng thêm bàn chải điện, máy tăm nước để làm sạch các ngóc ngách khó tiếp cận.
☛ Cụ thể hơn: Tại sao niềng răng nên dùng bàn chải điện?
Mắc cài có thể cọ vào môi má gây tổn thương
Dây cung bằng sắt được sử dụng khi niềng răng bằng mắc cài kim loại thường có thể cọ vài niêm mạc má gây tổn thương niêm mạc, và có thể tạo cơ hội gây nhiệt miệng. Bạn có thể dùng sáp nha khoa để che đi những cạnh sắc nhọn trên mắc cài, dây cung để cảm thấy dễ chịu hơn. Nói chung, tình trạng này thường chỉ xảy ra ở thời gian đầu, một khi bạn đã làm quen với các khí cụ trong miệng thì đó cũng không còn là vấn đề.
3. Niềng răng mắc cài kim loại thường cần lưu ý gì?
Chắc chắn, niềng răng mắc cài kim loại thường vẫn có những ưu điểm vượt trội khiến nhiều người ưu tiên lựa chọn. Đồng thời, bạn cũng không cần quá lo lắng khi những nhược điểm của mắc cài kim loại thường hoàn toàn có thể cải thiện.
Dưới đây là một số lưu ý khi niềng răng bằng mắc cài kim loại thường mà bạn có thể tham khảo để cải thiện những nhược điểm của phương pháp này nhé.
3.1. Tips ăn uống

Chắc chắn ăn uống là vấn đề bạn cần hết sức lưu ý khi niềng răng nói chung và niềng răng bằng mắc cài kim loại thường nói riêng nhằm giảm những cơn đau cũng như giảm nguy cơ bung mắc cài. Một số điều bạn cần lưu ý như:
- Trong giai đoạn kéo răng, do răng của bạn đang di chuyển nên sẽ gây cho bạn khá nhiều đau đớn khó chịu khi ăn uống. Lúc này, bạn nên ăn các loại đồ ăn mềm, dễ nhai để tránh đau răng, khi răng đã dần ổn định hơn bạn có thể tăng dần độ cứng của đồ ăn.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá cứng, nhai đồ quá cứng có thể khiến răng bạn bị sang chấn, đau nhức tăng và làm tăng nguy cơ bung mắc cài.
- Khi niềng răng nên có gắng cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn để hạn chế trường hợp phải cắn xé thức ăn dai gây đau răng.
- Tuy nhiên, người niềng răng cũng không nên kiêng khem quá nhiều thứ, đây chính là lý do khiến nhiều bạn có biểu hiện sụt cân khi niềng răng, cũng là nguyên nhân lớn gây tình trạng hóp thái dương hàm mà nhiều bạn lo lắng.
3.2. Cách vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là một trong những yêu cầu hàng đầu khi niềng răng, vệ sinh kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu, sâu răng và làm mất tự tin khi giao tiếp. Dưới đây là một số tips vệ sinh răng miệng khi sử dụng mắc cài kim loại thường mà bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng máy tăm nước: mỗi bạn niềng răng nên có cho mình một chiếc tăm nước để làm sạch răng miệng sau khi ăn. Với áp lực dòng nước mạnh tăm nước có thể làm sạch thức ăn còn bám lại trên mắc cài, kẽ răng, làm giảm nguy cơ viêm lợi, hạn chế hình thành cao răng, giúp bạn niềng không bị mất tự tin sau khi ăn.
- Súc miệng sau ăn: trong trường hợp không có tăm nước, bạn vẫn nên súc miệng bằng nước sạch sau ăn và sử dụng tăm, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ để loại bỏ những thức ăn còn bám lại trên mắc cài.
- Đánh răng ngày 2 lần: chú ý đánh răng kỹ đặc biệt là tại vị trí gắn mắc cài do cặn thức ăn có thể tích tụ nhiều tại vị trí này, nên đánh răng theo chiểu ngang để có thể làm sạch các rãnh của mắc cài.
☛ Chi tiết: Cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng khi niềng răng
3.3. Xử lý khi bị bung mắc cài

Trong quá trình niềng răng, bạn hoàn toàn có thể gặp trường hợp bung mắc cài, lúc này bạn cần lưu ý những điều sau:
- Giữ lại mắc cài bị bong để bác sĩ có thể gắn lại cho bạn.
- Hãy sắp xếp đến nha khoa sớm nhất có thể để gắn lại mắc cài, bung mắc cài có khiến bạn đau và ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.
- Khi mắc cài đã bung, bạn nên ăn uống nhẹ nhàng tại vị trí răng bị bung mắc cài, do răng không còn được cố định vào dây cung khiến quá trình ăn uống gặp nhiều khó chịu.
3.4. Mẹo giảm khó chịu khi niềng

Nhiều bạn khi niềng răng bằng mắc cài kim loại thường than phiền rằng mình gặp rất nhiều khó chịu khi mắc cài, dây cung cọ vào niêm mạc môi, má, gây tổn thương niêm mạc và hình thành nhiệt miệng. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:
- Sử dụng sáp nha khoa: sáp nha khoa là một chất liệu có thể sử dụng được trong miệng, bạn có thể dùng sáp để đắp lên những vị trí mắc cài, dây cung gây khó chịu.
- Đồng thời, khi đi khám, nếu trong miệng có vị trí dây cung khiến bạn bị đau, khó chịu, bạn nên nói với bác sĩ để có phương án giải quyết.
- Bị nhiệt miệng khi niềng răng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chấm tại chỗ nhiệt miệng kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giải quyết tình trạng này.
3. Nha khoa Quốc tế Phú Hòa – địa chỉ niềng răng uy tín top đầu Hà Nội
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được thành lập vào năm 2005 dưới sự điều trị trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Phú Hòa:
- Thủ khoa cao học khoa Nha Đại học Victor Segalent Bordeaux 2 – Cộng hòa Pháp năm 2004
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant quốc tế ICOI
- Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội năm 2015
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y Tế 24h

Khách hàng đến với nha khoa Quốc tế Phú Hòa sẽ có cơ hội tiếp cận với công nghệ làm đẹp từ các quốc gia có nền thẩm mỹ nha khoa hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore.
Dưới đây là một số dịch vụ chỉnh nha tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa với bảng giá tham khảo:

Sao e gắn mắc cài kl mà trông nó đen đen xỉn xỉn, răng thì vàng, mà bạn e gắn mắc cài ở chỗ khác thì trông sáng bóng. E làm ở tỉnh ạ.
Chào bạn Cùng một loại mắc cài kim loại nhưng có thể được sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau, chất liệu tạo nên mắc cài là hợp kim với tỷ lệ các thành phần khác nhau nên có thể tạo ra độ sáng, bóng và diện mạo khác...[Xem thêm]