Quá trình niềng răng sẽ bao gồm việc siết răng định kỳ với mục đích làm cho răng được đều và thẳng như mong muốn. Đây cũng là giai đoạn gây đau đối với bệnh nhân. Vậy để hiểu rõ tầm quan trọng của siết răng, cũng như các biện pháp giảm đau khi siết răng, hãy cùng theo dõi ở bài viết này nhé.
Mục lục
Siết răng là gì?
Đối với niềng răng mắc cài, dụng cụ quan trọng nhất đóng vai trò di chuyển răng chính là dây cung, nên chỉnh dây cung giúp điều hướng sự dịch chuyển của răng.
Còn với niềng răng trong suốt, người bệnh sẽ sử dụng một bộ niềng răng chuyên biệt, được chế tạo riêng cho từng người. Việc dùng khay niềng răng ưu điểm là có thể siết răng hay tháo lắp dễ dàng tại nhà.
Niềng răng bao lâu siết một lần?
Đối với niềng rang mắc cài, thời gian siết răng trung bình từ 4 – 6 tuần/ lần [1]. Lịch siết răng chính là lịch tái khám, tùy thuộc vào tình trạng răng nên mỗi người sẽ có thời gian hẹn khác nhau. Do đó, xuyên suốt quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ sát sao và thực hiện theo lịch tái khám của bác sĩ để tránh kéo dài thời gian niềng, cũng như ảnh hưởng đến kết quả. Đây có thể coi là việc làm bắt buộc, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của toàn bộ “hành trình” chỉnh nha của người niềng răng.
Đối với niềng răng trong suốt, trung bình 2 tuần/ lần, bạn cần thay 1 bộ khay niềng mới, đó cũng tương đương với việc siết răng ở niềng mắc cài. Một người cần đeo trung bình 20 – 40 bộ khay niềng để đảm bảo hoàn tất quá trình chỉnh nha. Khay niềng này bạn có thể tự thay tại nhà mà không cần tới nha khoa. Khay sẽ đánh số thứ tự để bạn biết chính xác bao lâu cần thay khay mới.

Có thể bạn quan tâm: Các giai đoạn của quá trình niềng răng
Quá trình siết răng khi niềng diễn ra như thế nào?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu siết răng khi niềng răng diễn ra như thế nào, thì bạn cần nắm được sơ qua cách thức niềng răng có tác dụng làm thẳng răng khấp khểnh, mọc chen chúc hay lệch lạc.
Niềng răng là việc tạo áp lực liên tục lên các răng, để nắn chỉnh hình dạng khuôn hàm theo mong muốn. Răng của bạn không được nối trực tiếp với xương hàm, nhưng một lớp màng bên dưới nướu bao quanh bởi xương sẽ nâng đỡ răng với xương hàm. Lớp màng này kiểm soát vị trí của răng và là lớp chịu áp lực trực tiếp do mắc cài gây ra.
Sau khi hiểu được vai trò và nguyên lý của niềng răng, bạn sẽ dễ dàng hình dung quy trình siết răng hơn:
- Bước đầu, bác sĩ sẽ tiến hành tháo các dây nối đàn hồi.
- Tiếp đến, thực hiện tháo dây vòm chính.
- Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng. Sau đó, đến giai đoạn quan trọng là tiến hành siết răng để chúng di chuyển vào vị trí mong muốn. Quá trình này sẽ khiến bạn có cảm giác đau vì kéo lò xo, gây ra áp lực lên răng.
- Cuối cùng, đặt dây vòm trở lại giá đỡ, rồi thêm các mối ghép đàn hồi vào để giữ giá đỡ và dây vòm. Đây cũng là bước kết thúc quá trình kiểm tra và siết răng.

Siết chặt niềng răng có đau không? Cách khắc phục
Dù dùng phương pháp niềng răng nào, thì việc siết chặt niềng răng đều gây đau. Tuy nhiên, đối với niềng răng Invisalign thì đỡ đau hơn, nhanh hết đau.
Nhìn chung, cơn đau sẽ tồn tại sau khi bạn siết chặt niềng răng, nhưng điều này không quá nghiêm trọng. Đa phần cơn đau kèm sự khó chịu sẽ biến mất trong vài ngày.
Mặt khác, siết răng làm tăng sự nhạy cảm cho răng. Khi bạn ăn, nướu hoặc răng có thể sẽ gây đau. Do đó, cần có các biện pháp để khắc phục cơn đau này.
Chườm đá lạnh
Sau mỗi lần siết răng, nếu bạn cảm thấy ê răng kèm cảm giác đau nhức thì có thể dùng đá lạnh, bọc vào khăn sạch để chườm lên vị trí hay khu vực bị đau bên ngoài hàm và má dưới sẽ làm dịu cơn đau của răng [3]. Chỉ cần chườm trong khoảng vài phút. Hơi lạnh của đá sẽ làm mạch máu ở vùng đau co lại, giúp giảm phản ứng đau, khó chịu. Đồng thời, giảm viêm nhanh chóng. Ngoài ra, có thể uống nước đá lạnh để làm tê nướu bị đau và giảm viêm.

Chườm nóng
Chườm nóng cũng có thể giúp bạn thư giãn hơn, giảm nhẹ cơn đau. Bạn có thể dùng chiếc khăn ấm, giữ nhiệt tốt để chườm hai bên má, vùng bị đau. Không nên để lâu một bên má để tránh gây hại cho vùng da mặt, mà cần thay đổi qua lại giữa hai bên.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm có tác dụng làm dịu cơn đau và sưng tấy của việc siết răng. Bên cạnh đó, nước muối có khả năng vệ sinh răng miệng tốt, nên cần súc miệng vài lần một ngày bằng nước muối để vừa giảm đau và sát khuẩn được khoang miệng.
Massage nướu nhẹ nhàng
Massage nướu là một trong những cách giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả cho những ai vừa thực hiện siết răng. Bạn đưa các ngón tay của mình xoa nhẹ lên nướu nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 1 phút, rồi massage theo chiều ngược lại. Có thể dùng một viên đá lạnh trước khi thực hiện massage để nhân đôi hiệu quả giảm đau.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng biện pháp này vì đôi lúc bạn dùng lực không đều hoặc massage sai cách.
Dùng ngón tay xoa bóp nướu và hàm để tăng lưu lượng máu, giúp giảm đau đáng kể
Ăn các thức ăn mềm
Sau khi siết răng, bạn không nên ăn thức ăn cứng và dai vì có thể tăng nguy cơ trầm trọng hơn các cơn đau. Thay vào đó, hãy tiêu thụ những thức ăn mềm hoặc đồ ăn không cần phải nhai, hoạt động cơ hàm nhiều như: cháo, súp, ngũ cốc…
Xem chi tiết: Thực đơn ăn uống khoa học cho người niềng răng
Sử dụng sáp chỉnh nha và dụng cụ bảo hộ
Khi niềng răng, đặc biệt là sử dụng phương pháp mắc cài có thể là nguyên nhân làm cho nướu, lợi bị tổn thương do sự cọ xát. Vì vậy, sử dụng thêm sáp chỉnh nha tạo lớp bảo vệ, ngăn cách các vùng mô mềm trong khoang miệng và má tránh được sự tiếp xúc trực tiếp với các mắc cài. Điều này phần nào cũng làm giảm đi sự đau nhức sau quá trình siết mắc cài khi niềng răng.
Sử dụng thuốc giảm đau
Mặc dù siết răng gây đau nhưng rất ít người phải dùng đến thuốc giảm đau không kê đơn. Các thuốc thường được dùng: paracetamol hoặc inbuprofen. Chỉ sử dụng những loại thuốc này trong một vài ngày. Mặt khác, nếu cơn đau vẫn kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Tháo niềng răng có đau không?
Siết răng khi chỉnh nha an toàn, hiệu quả tại Nha khoa Phú Hòa
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp về lĩnh vực răng – hàm – mặt ngày càng cao, nên các cơ sở niềng răng, thẩm mĩ được thành lập rất nhiều. Mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một địa chỉ để thực hiện chỉnh nha, niềng răng. Tuy nhiên, để chọn được cơ sở uy tín, tin cậy thì lại không dễ dàng.
Nha khoa quốc tế Phú Hòa xứng đáng trở thành nơi trao gửi niềm tin yêu của khách hàng, tự hào là địa chỉ đồng hành uy tín mang lại nụ cười rạng rỡ, tự tin cho các khách hàng thân yêu.
Nha khoa Phú Hòa lấy tôn chỉ: “Nụ cười rạng rỡ của khách hàng chính là niềm vui và nguồn động lực lớn lao để chúng tôi luôn phấn đấu, không ngừng nỗ lực phát triển hơn nữa trên chặng đường chăm sóc, kiến tạo lên những nụ cười đẹp”.

- Tốt nghiệp Thủ khoa cao học Việt Pháp khóa 1 khoa Nha Đại học VICTOR SEGALENT BORDEAUX2 (Cộng hòa Pháp) năm 2004,
- Bác sỹ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Đại học Y Hà Nội.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thành viên Hiệp hội Cấy ghép Nha khoa Quốc tế ICOI – The International Congress of Oral Implantologists) cùng với sự trợ giúp của các đồng nghiệp đến từ Mỹ, Pháp, Hàn Quốc và Thái Lan.
- Cố vấn chuyên môn VOV và VTV.
Xem thêm: Hình ảnh thay đổi bất ngờ của khách hàng niềng răng tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về tần suất siết răng khi niềng, cũng như những biện pháp giảm đau mỗi khi siết răng. Hy vọng qua nội dung này, sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về việc niềng răng, cũng như an tâm hơn khi quyết định thực hiện chỉnh nha nhằm mang lại một nụ cười tỏa sáng cho bản thân.
Nguồn tham khảo
[1] https://www.thurmanortho.com/braces-tightening/
[2] https://www.putnamorthodontics.com/tighten-braces/
[3] https://www.putnamorthodontics.com/10-remedies-for-braces-pain-relief/
Có cách nào niềng nhưng không phải siết răng không ạ?
Chào bạn. Nếu muốn không phải siết răng thì bạn có thể chọn phương pháp niềng invisalign. Với phương pháp này bạn sẽ không phải siết răng như mắc cài truyền thống, thay vào đó, cứ mỗi 2 tuần bạn chỉ phải thay một bộ khay niềng trong suốt khác,...[Xem thêm]
Sau khi siết răng xong em thấy hai răng cửa bị tách ra dù trước đó răng cửa của em đều khít. Như vậy có bình thường không ạ?
Chào bạn! Nếu răng cửa của bạn bản chất đã đều khít và quá trình siết răng đúng thì sẽ không có hiện tượng răng cửa bị tách ra sau khi siết răng. Tình trạng bị tách ra có thể do lực siết không cân đối giữa 2 răng cửa...[Xem thêm]
Em muốn hỏi là nếu mình đến siết răng muộn hơn lịch hẹn thì có ảnh hưởng gì không thưa chuyên gia?
Chào bạn! Lịch hẹn tái khám, siết răng đều đã được bác sĩ tính toán, lên phác đồ phù hợp cho mỗi người. Vậy nên, để kết quả niềng răng tối ưu nhất thì bạn hãy đến đúng hẹn. Nếu có việc bận thì bạn có thể báo lại bác...[Xem thêm]
Bình luận của bạn đã được gửi thành công.
Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất.