Đóng khoảng trong niềng răng là giai đoạn quan trọng, cũng như mang tính thách thức nhất trong quá trình chỉnh nha. Vậy giai đoạn đóng khoảng diễn ra như thế nào? Thời gian đóng khoảng phụ thuộc vào yếu tố nào? Có khí cụ hay cơ chế nào hỗ trợ hay không? Để giải đáp những thắc mắc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Đóng khoảng niềng răng là gì?
Đóng khoảng là quá trình dịch chuyển một răng hoặc một nhóm răng lại gần nhau, tránh tạo ra khe thưa ở trên cung hàm. Đóng khoảng niềng răng thường gồm hai giai đoạn: Đóng khoảng 2 thì và đóng khoảng 1 thì. Tuy nhiên, chúng đều chung cơ chế như sau:
Cơ chế trượt
Với cơ chế này, lực được đặt ở giữa các răng hoặc các nhóm răng để trượt trên đoạn dây cung được gài vào. Khi đó, lực ma sát giữa dây cung và mắc cài sẽ được tạo ra. Chính vì vậy, cơ chế này còn có tên gọi khác là cơ chế đóng khoảng có ma sát.
Đây là phương pháp phổ biến, được bác sĩ áp dụng chủ yếu hiện nay. Các khí cụ đi kèm với cơ chế trượt thường gồm: chun chuỗi hoặc lò xo (khí cụ này cần có thêm sự hỗ trợ của minivist – phụ thuộc vào tình trạng hô ít hay hô nhiều mà sử dụng minivist phù hợp).

Đóng khoảng trong niềng răng là một cơ chế mang lại nhiều ưu điểm đáng kể. Thao tác trong quá trình chỉnh nha trở nên dễ dàng hơn, giúp thời gian tiến hành ngắn hơn so với các phương pháp khác. Người niềng răng cũng dễ dàng vệ sinh miệng và cảm thấy thoải mái hơn khi đeo niềng, nhờ vào thiết kế thông minh.
Bên cạnh đó, việc thực hiện với dây cung Niti cũng rất thuận lợi, cho phép kiểm soát cả cung hàm chỉ với một dây cung duy nhất. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao hiệu quả điều trị, mang lại sự thoải mái tối đa cho người dùng.
Tuy nhiên, cơ chế đóng khoảng trong niềng răng cũng tồn tại một số hạn chế đáng lưu ý. Một trong những vấn đề lớn nhất là khó kiểm soát, có thể dẫn đến tình trạng mất neo chặn, từ đó kéo dài thời gian chỉnh nha hơn dự kiến. Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng dây chun chuỗi, người niềng có thể gặp phải tình trạng quặp các răng lại hoặc làm trồi các răng, gây ra hiện tượng cười hở lợi. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha mà còn có thể tác động tiêu cực đến sự tự tin và thẩm mỹ của người sử dụng. Do đó, việc theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Cơ chế phân đoạn
Ở cơ chế này sẽ gồm các loop (dây cung được uốn cong để đóng khoảng), gắn trên từng phân đoạn của hàm răng. Răng di chuyển nhờ vào việc kích hoạt loop trên dây cung, để giải phóng ra lực nhỏ và momen. Cơ chế này ngược với cơ chế nói trên, nên còn được gọi là cơ chế đóng khoảng không ma sát, chỉ phụ thuộc vào lực kéo của loop.

Cơ chế hoạt động của phương pháp chỉnh nha này khá phức tạp, yêu cầu thực hiện các bước bẻ các loop đặc biệt.
Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên, cơ chế này cho phép kiểm soát lực một cách hiệu quả, từ đó giúp dự đoán chính xác các cơ chế di chuyển của răng. Mức lực và mô men lực được đo lường một cách tốt nhất, đảm bảo quá trình điều chỉnh diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh đó, việc kéo dài khoảng cách giữa các điểm đặt lực không chỉ giảm tỉ lệ biến dạng mà còn tăng tính đàn hồi, góp phần nâng cao hiệu quả của liệu trình. Đặc biệt, thời gian chỉnh nha với phương pháp này thường ngắn hơn so với cơ chế trượt, giúp người niềng nhanh chóng đạt được hàm răng như ý.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, cơ chế này cũng kéo theo một số hiệu ứng phụ đáng chú ý. Đầu tiên, quá trình bẻ loop yêu cầu nhiều thời gian, điều này có thể làm chậm tiến độ chỉnh nha. Ngoài ra, việc này còn gây khó chịu cho người sử dụng, đồng thời gây khó khăn trong việc vệ sinh, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng. Hơn nữa, việc kiểm soát chuyển động theo chiều ngang trở nên khó khăn hơn so với phương pháp ma sát trượt, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh. Do đó, mặc dù cơ chế này mang lại nhiều lợi ích, người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng để quyết định có nên lựa chọn hay không.
Giai đoạn đóng khoảng kéo dài bao lâu?
Đóng khoảng diễn ra ở giai đoạn nào khi niềng răng?
Thông thường, quá trình cơ sinh học di chuyển răng sẽ phải trải qua lần lượt 4 giai đoạn: Làm đều và thẳng cung răng, giai đoạn đóng khoảng, tinh chỉnh khớp cắn và tháo bỏ niềng răng và đeo hàm duy trì.
Do đó, đóng khoảng sẽ ở giai đoạn 2 trong toàn bộ quá trình chỉnh nha. Mục tiêu của giai đoạn này là làm cho răng bạn bớt hô, móm và có thể xếp khít nhau.

Thời gian đóng khoảng bao lâu? Phụ thuộc yếu tố nào?
Thời gian trung bình để đóng khoảng thường rơi vào 3 – 6 tháng, dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Tình trạng răng của bệnh nhân
Bệnh nhân có hàm răng phức tạp, gặp nhiều vấn đề như: khớp cắn ngược, răng hô nặng hay chen chúc thì trước khi thực hiện đóng khoảng cần phải xử lý. Ngược lại, những trường hợp có ít vấn đề, chẳng hạn như răng hô đơn thuần thì thời gian đóng khoảng rút ngắn, không phải tốn thời gian xử lý tình trạng đang gặp phải.
Yếu tố tuổi tác
Tuổi càng cao, thời gian đóng khoảng càng lâu. Bởi khi trưởng thành, mật độ xương xung quanh răng sẽ càng trở nên cứng chắc hơn, đặc hơn nên việc di chuyển răng sẽ khó khăn hơn.
Đối với trẻ nhỏ, thì tình trạng trên hoàn toàn ngược lại. Mật độ xương mềm hơn, việc di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn nhiều. Từ đó, thời gian đóng khoảng ở đối tượng này sẽ được rút ngắn đi.

Cơ chế kéo răng và đóng khoảng
Phương pháp cơ chế phân đoạn hay chỉnh răng bằng loop sẽ rút ngắn thời gian so với cơ chế ma sát. Bởi phải mất thời gian lò xo trượt trên dây cung tạo lực ma sát, làm dịch chuyển lâu hơn.
Phụ thuộc vào khí cụ thực hiện
Khí cụ tốt, chất lượng cao sẽ thúc đẩy quá trình đóng khoảng diễn ra nhanh hơn. Trường hợp nếu như bác sĩ sử dụng khí cụ tốt, chất lượng cao để thực hiện. Thì quá trình đóng khoảng trong niềng răng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và ngược lại.
Vị trí răng và mật độ xương xung quanh
Răng nanh có độ dài và cao hơn. Do vậy nếu răng cần dịch chuyển là răng nanh thì thời gian sẽ chậm hơn so với các răng khác. Ngoài ra, nếu bạn có chỉ định nhổ răng thì thời gian đóng khoảng kéo dài hơn, khoảng 12 tháng.

Phụ thuộc vào cơ mặt và kiểu hình xương của mỗi người
Với trường hợp người có kiểu mặt ngắn, góc hàm đóng, cơ mặt hoạt động mạnh sẽ là những nguyên nhân gây cản trở việc di chuyển răng. Còn người có kiểu mặt dài, góc hàm mở và cơ mặt hoạt động yếu thì răng dễ di chuyển hơn. Từ đó, việc đóng khoảng răng sẽ được rút ngắn đi nhiều.
Phương pháp đóng khoảng trong niềng răng
Răng trong quá trình đóng khoảng sẽ được dịch chuyển nhờ các khí cụ hỗ trợ như: dây chun, lò xo, minivist, loop kéo đóng khoảng… Tương ứng với các khí cụ này là các phương pháp sau:
Sử dụng minivist
Minivist là những chiếc ốc vít nhỏ, giống như mỏ neo, giúp cố định và làm chân trụ cho quá trình di chuyển răng trong chỉnh nha. Phương pháp này, kết hợp với chun chuỗi để khép khoảng trống sau khi nhổ răng, là bước đột phá trong tối ưu hóa dịch chuyển răng.
Tuy nhiên, bác sĩ cần phải có sự khéo léo và tính toán chính xác, vì mỗi milimet khoảng trống đều quan trọng và có thể dẫn đến việc cắm vis xa hơn. Minivist thường được sử dụng trong các trường hợp hô, móm, hoặc khớp cắn sâu. Phương pháp này không gây đau đớn, và nếu có cảm giác nhức, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc giảm đau và chống viêm.
Sử dụng chun đóng khoảng
Quá trình đóng khoảng dùng dây chun để kéo các răng vào đúng vị trí. Bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn các giá đỡ vào răng của bạn và đặt một dây chun đi qua.

Sử dụng chun chuỗi đàn hồi có thể thu hẹp khoảng cách trong vòng ít nhất là sáu tuần đến sáu tháng. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi dựa trên một số yếu tố: kích thước và số lượng khoảng trống, tình trạng của nướu và tuổi của bệnh nhân.
Mặt khác, phương pháp này chỉ sử dụng trong trường hợp muốn đóng những khoảng trống nhỏ, chẳng hạn răng chen chúc nhiều, sau khi đã được sắp đều thì chỉ còn một ít khoảng nhổ răng. Lúc này bác sĩ sẽ dùng chun chuỗi để đóng nốt các khoảng còn lại. Chuỗi trợ lực thường là bước cuối cùng trong quá trình niềng răng vì các vấn đề khác như chỉnh răng đều được xử lý trước khi đóng các khoảng trống.
Sử dụng móc kéo
Móc kéo được sử dụng trong chỉnh nha có nhiều loại, nên dựa theo mục đích mà cần sử dụng loại nào cho phù hợp. Khi sử dụng móc kéo thì bạn sẽ không phải gắn các minivist nữa. Tuy nhiên, có một số loại móc có thể tạo ra cảm giác vướng víu, bất tiện trong sinh hoạt. Thế nhưng, cảm giác này chỉ xuất hiện vào những ngày đầu rồi sẽ biến mất.

Bạn có thể gặp vấn đề gì trong giai đoạn đóng khoảng niềng răng?
Ê đau khi kéo, di chuyển răng
Tình trạng này thường gặp trong 2 – 3 ngày đầu tiên khi bắt đầu tiến hành kéo dãn chun hay kích hoạt móc. Cách để khắc phục là bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cảm thấy rất đau hoặc áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như: chườm nóng, chườm lạnh, ăn các món ăn lỏng như cháo, súp, nước sinh tố để hạn chế làm trầm trọng hơn các cơn ê nhức.
Lò xo, móc bị tì vào lợi gây xước
Trường hợp này bạn có thể báo với bác sĩ hoặc sử dụng sáp chỉnh nha để bọc lại các cạnh móc sắc nhọn. Tình trạng này sẽ giảm hoặc hết sau vài ngày khi bạn đã quen dần với sự có mặt của những khí cụ này.

Răng bị lung lay nhẹ
Nếu răng bị lung lay nhẹ thì điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu răng lung lay mạnh, nhiều kèm theo đau nhiều thì cần liên hệ với bác sĩ nhanh chóng.
Dây cung thừa đâm vào má
Sau khi răng di chuyển vào sẽ gây ra hiện tượng dây cung thừa, chọc vào má. Giải pháp là bạn có thể dùng sáp chỉnh nha để bọc đầu dây lại hoặc đến cơ sở nha khoa để bác sĩ tiến hành cắt bỏ phần dây thừa này.
Niềng răng an toàn, hiệu quả tại Nha khoa Phú Hòa
Đóng khoảng trong chỉnh nha là giai đoạn quan trọng nhất và yêu cầu kỹ thuật cao, vững chuyên môn của bác sĩ. Chính vì vậy, lựa chọn cơ sở uy tín để niềng răng sẽ giúp nâng cao hiệu quả, cũng như tránh được những hiệu ứng phụ phát sinh.
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa được nhiều người lựa chọn, là điểm đến tin tưởng của hơn 100.000 khách hàng trong suốt 20 năm qua. Cơ sở đã trải qua hơn thập kỷ phát triển, là một trong những trung tâm nha khoa top đầu Việt Nam với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành được dẫn dắt bởi TS.BS Nguyễn Phú Hòa cùng trang thiết bị y tế tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa, chuyên gia thẩm mỹ răng quốc tế, là một trong những bác sĩ dày dạn thành tích trong việc chăm sóc răng miệng và nụ cười. Ông tốt nghiệp Thủ khoa cao học Việt Pháp khóa 1 khoa Nha tại Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 (Cộng hòa Pháp) năm 2004. Hiện nay, bác sĩ công tác tại Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương và là giảng viên thỉnh giảng tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Ông cũng là thành viên của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Cấy ghép Nha khoa Quốc tế (ICOI), cùng với sự hợp tác của các đồng nghiệp từ Mỹ, Pháp, Hàn Quốc và Thái Lan. Ngoài ra, bác sĩ còn đảm nhận vai trò cố vấn chuyên môn cho các đài VOV và VTV.
Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa đều tốt nghiệp chuyên ngành răng – hàm – mặt tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Đặc biệt, họ đều vững vàng chuyên môn, tay nghề cao ở lĩnh vực nha khoa và thẩm mỹ, tạo nên nụ cười đẹp hoàn hảo cho từng khách hàng.

Nhằm mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho từng khách hàng, tại Nha Khoa Quốc tế Phú Hòa không ngừng cập nhật chuyên môn và hoàn thiện bản thân từng ngày.
Không chỉ phát triển tốt về mặt chuyên môn, mà chất lượng phục vụ tại Nha khoa cũng làm hài lòng mọi khách hàng. Bằng tất cả sự chu đáo, tận tâm và chuyên nghiệp, Nha Khoa Quốc tế Phú Hòa luôn mang đến bạn nụ cười hoàn hảo nhất.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về giai đoạn đóng khoảng trong chỉnh nha. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết, cũng như yên tâm hơn khi niềng răng.
E 19 tuổi, răng cửa hàm trên có khe thưa nhỏ, hàm dưới chen chúc thì độ tuổi này niềng còn hiệu quả không?
Chào bạn!
Trường hợp của bạn vẫn có thể chỉnh nha cho hiệu quả tốt, bạn nên tới các trung tâm niềng răng uy tín để được tư vấn thêm về phác đồ điều trị.
Mình răng thưa, đã niềng 4 tháng nhưng vẫn chưa thấy các khe có dấu hiệu khít lại, như vậy có bình thường ko?
Chào bạn! Tùy thuộc vào tình trạng răng mà thời gian đóng khoảng khe thưa cũng khác nhau. Thông thường trong những tháng đầu của quá trình niềng là giai đoạn làm đều và thẳng cung răng, tiếp theo đó mới là đóng khoảng. Bạn hãy hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị những thắc mắc về tiến trình niềng răng của mình để được giải đáp chính xác nhất.
Nếu chỉ bị thưa nhẹ thì giai đoạn đóng khoảng chỉ cần dùng chun là được phải không?
Chào Ngọc Anh! Nếu các răng đã thẳng đều, chỉ có những khoảng trống nhỏ thì bác sĩ sẽ dùng chun đóng kẽ để kéo khít các khe thưa. Trường hợp răng bạn đều, thưa ít cũng sẽ được áp dụng phương pháp này để đóng khoảng