Rất nhiều người đang có ý định niềng răng vì mong muốn bản thân sở hữu một hàm răng đẹp. Tuy nhiên khi tìm hiểu thông tin trên mạng vì một số bình luận tiêu cực như: Niềng răng gây đau nhức ảnh hưởng tới sức khỏe mà từ bỏ. Vậy rốt cục niềng răng có đau không? Và cách giảm đau khi niềng răng thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Niềng răng có đau không?
Niềng răng sử dụng lực được tạo ra từ dây cung hoặc khay niềng tác động trực tiếp lên răng bị sai lệch. Dưới lực tác động này, răng sai lệch sẽ dần được dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Trong quá trình dịch chuyển của răng, xương hàm và ổ chân răng sẽ được nới rộng ra, từ đó tạo đủ khoảng trống cho răng có thể dịch chuyển dễ dàng. Việc nới rộng ổ chân răng đôi khi sẽ tạo cảm giác căng tức. Trong các giai đoạn của quá trình chỉnh nha những lần siết răng có thể khiến bạn cảm thấy hơi đau. Cảm giác này nhẹ nhàng hơn ở những người niềng răng trong suốt.
Những cơn đau khi niềng răng không chỉ là do siết dây cung hay thay máng niềng răng trong suốt. Trong quá trình chỉnh nha, nếu gắn thêm các khí cụ khác, bạn cũng có thể cảm thấy đau. Chẳng hạn, cảm giác đau khi nhổ răng, đau khi gắn thun tách kẽ răng hàm, cảm giác đau khi cấy minivis, đau khi gắn thun liên hàm hay lò xo, đau khi nong hàm…

Tất nhiên, không phải mọi ca niềng răng đều được “trải nghiệm” những cơn đau này, vì tình trạng sai lệch ở mỗi người là khác nhau nên việc chỉ định sử dụng các khí cụ nắn chỉnh cũng khác nhau.
2. Niềng răng đau bao lâu?
Cảm giác đau có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau trong suốt quá trình niềng răng nhưng nó không phải là liên tục. Cơn đau thường chỉ kéo dài vài ngày là hết. Nói chung những cơn đau này nằm ở ngưỡng hoàn toàn có thể chịu đựng được.
Ở niềng răng mắc cài, đối với mắc cài thường, do sử dụng dây thun để neo giữ dây cung trong rãnh mắc cài, dây thun này sẽ tạo ra lực siết mạnh hơn hệ thống niềng răng mắc cài tự đóng (cải tiến). Do đó, những người niềng răng mắc cài kim loại thường/ sứ thường/ pha lê thường sẽ thấy đau hơn những người niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/ sứ tự đóng/ pha lê tự đóng.
Đối với những người niềng răng trong suốt, các khí cụ ít phải sử dụng hơn, khay niềng nắn chỉnh tạo ra lực đồng đều và nhẹ hơn nên cảm giác đau ít và nhanh hết hơn niềng răng mắc cài.
3. Giai đoạn niềng răng nào đau nhất?
Thông thường. Niềng răng sẽ bao gồm 5 giai đoạn chính là:
Giai đoạn 1: Thăm khám tổng quát tình trạng răng, xây dựng phác đồ điều trị
Giai đoạn 2: Đeo mắc cài hoặc khay niềng để làm đều và phẳng cung răng (4 – 6 tháng)
Giai đoạn 3: Chỉnh tương quan hàm răng và đóng khoảng (9 – 12 tháng)
Giai đoạn 4: Tinh chỉnh kết thúc (3 – 6 tháng)
Giai đoạn 5: Tháo khí cụ và sử dụng hàm duy trì (đeo hàm duy trì 6 – 12 tháng)
Ở 5 giai đoạn kể trên, cảm giác đau khi niềng răng xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn 2 và 3. Vì đây là giai đoạn cần sự hỗ trợ của nhiều khí cụ để nắn chỉnh răng, số lần tinh chỉnh răng nhiều hơn, thời gian ngồi trên ghế nha khoa mỗi lần cũng nhiều hơn. Ở giai đoạn 4, khi quá trình tinh chỉnh kết thúc, giai đoạn này chủ yếu duy trì sự ổn định của răng nên tần suất thăm khám ít hơn hẳn.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Thăm khám và điều trị trước khi niềng răng có đau không?
Là giai đoạn tiền kỳ trước khi bắt đầu thực hiện niềng răng. Bác sĩ nha khoa sẽ phải kiểm tra tình hình “sức khỏe” của răng răng miệng. Việc này sẽ đảm bảo răng có đủ điều kiện để thực hiện niềng răng.
Trong trường hợp, phát hiện khoang miệng gặp một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến kết quả niềng răng như: Viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng….. Hoặc một số bệnh lý khác. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị răng trước khi bắt đầu giai đoạn 2.
- Khách hàng tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng trước niềng răng tại nha khoa Phú Hòa
Trong một vài trường hợp nhất định, khi khung xương hàm của bạn không có đủ khoảng trống cho răng dịch chuyển. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để mở rộng không gian.
Không phải bạn nào cũng phải nhổ răng khi niềng răng. Nhưng với những bạn cần nhổ răng (thường là nhổ răng mọc khôn, răng số 4). Thì chúng ta sẽ được nhổ cùng ngày với ngày đặt thun tách kẽ. Nếu có nhiều răng cần nhổ thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ tách ngày cho bạn.
Trong quá trình điều trị răng. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê. Nhờ đó, bạn sẽ không cảm thấy bất cứ cảm giác gì trong thời gian điều trị. Cho đến khi công hiệu của thuốc tê kết thúc. Khi đó, cơn đau và tê buốt sẽ xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, việc tê nhức này là hoàn toàn bình thường và sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 1-3 ngày. Vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
4.2. Gắn mắc cài hay tháo mắc cài có đau không?
Khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đánh bóng bề mặt răng sau đó dính keo nha khoa, chiếu ánh sáng và gắn chân đế mắc cài lên răng. Thao tác gắn mắc cài và dây cung mất khoảng 30 – 60 phút. Bạn sẽ không cảm thấy đau nhưng có thể thấy hơi mỏi hàm vì phải há miệng trong thời gian dài.
Tương tự thì việc tháo mắc cài ra khỏi răng cũng không gây đau đớn, không cần dùng thuốc tê. Tuy nhiên, thao tác tháo mắc cài cần phải dùng lực để tách mắc cài khỏi răng nên đối với các răng cửa có thể bạn sẽ cảm thấy hơi cấn nhẹ. Điều quan trọng là bạn phải thả lỏng cơ thể và tin tưởng nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, để giúp cho bác sĩ thực hiện thao tác dễ dàng, nhanh chóng hơn.
5. Cách giảm đau khi niềng răng
Nếu muốn sở hữu một hàm răng đều đẹp, việc trải qua cảm giác ê buốt là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên vẫn có một vài cách giảm đau giúp bạn nhanh chóng thích ứng với “người bạn mới” trong khoảng thời gian tới. Dưới đây là những cách giảm đau khi niềng răng hữu hiệu nhất mà bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể áp dụng cho tất cả các phương pháp niềng răng từ niềng răng trainer, niềng mắc cài đến niềng tháo lắp.
5.1. Sử dụng thức ăn, thực phẩm hợp lý
Ở thời điểm đầu khi mới niềng răng. Những món ăn mềm lỏng: cháo, súp, sữa chua, nước ép trái cây…. Là sự lựa chọn tuyệt hảo dành cho bạn. Không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, giúp cơ thể bạn nhanh chóng thích ứng với lực tác động mới. Nó còn tránh tạo ra những tổn thương, hoặc tác động mạnh lên răng và khí cụ niềng răng. Điều này sẽ giúp lực kéo được duy trì ổn định. Từ đó, thời gian thích ứng giữa hàm và khí cụ niềng cũng được giảm xuống.
Xem đầy đủ: Chế độ ăn uống khoa học khi niềng răng
-
Thực phẩm lỏng, mềm giúp người vừa nhổ răng khôn dễ nhai nuốt hơn
5.2. Giảm đau khi niềng răng bằng chườm đá lạnh
Trong một vài trường hợp khi bạn có khung xương hàm răng khá nhạy cảm. Hoặc xuất hiện tình trạng không mong muốn như: nhiệt miệng, viêm loét…. Bạn có thể sử dụng đá lạnh chườm lên khu vực đau nhức. Cơn lạnh sẽ giúp cắt đứt cảm giác đau nhức khó chịu đó.
5.3. Sử dụng sáp nha khoa
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sáp nha khoa bôi lên bề mặt của mắc cài hay vị trí dây cung dễ làm tổn thương mô mềm trong miệng. Sáp nha khoa là loại sáp mềm đảm bảo an toàn cho cơ thể người sử dụng. Việc sử dụng sáp mềm nha khoa sẽ giúp hạn chế được sự ma sát giữa mắc cài/ dây cung với 2 bên thành má gây ra khi ăn uống hoặc giao tiếp.
6. Niềng răng Invisalign – ăn nhai thoải mái
Bên cạnh phương pháp niềng răng bằng mắc cài truyền thống. Hiện nay, Invisalign là phương pháp niềng răng trong suốt được nhiều người quan tâm vì những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.
Nếu bạn là người không thể chịu được đau, bạn có thể suy nghĩ đến phương pháp niềng răng không cố định Invisalign.
Không giống như phương pháp niềng mắc cài truyền thống, niềng Invisalign sử dụng một loạt các khay niềng được thiết kế ôm sát vào toàn bộ thân răng. Khay niềng tạo lực nhẹ và nhất quán giúp răng dịch chuyển theo đúng lộ trình mà cảm giác đau lại ít hơn, nhanh hết hơn so với mắc cài.
Ưu điểm đáng nói của khay niềng Invisalign:
- Khay niềng trong suốt gần như vô hình, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, niềng như không niềng.
- Bề mặt khay trơn, ôm sát viền nướu, không cọ sát môi má hay lưỡi, thoải mái giao tiếp.
- Khay có thể tháo lắp dễ dàng, thuận tiện ăn uống, chơi thể thao, vệ sinh răng miệng.
- Invisalign nắn chỉnh được mọi trường hợp sai lệch răng, dù là sai lệch phức tạp.
- Với một số trường hợp nhất định, Invisalign có thể rút ngắn thời gian niềng răng so với mắc cài.
- Niềng răng Invisalign giảm tối đa nguy cơ sâu răng, sự hỗ trợ của Itero sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh răng miệng khi niềng.
- Niềng răng Invisalign, số lần thăm khám thưa hơn, thời gian khám nhanh hơn.
Xem chi tiết: DỊCH VỤ NIỀNG RĂNG INVISALIGN
-
Hoa Hậu Ngọc Hân – khách hàng niềng răng Invisalign tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Niềng răng cùng bác sĩ Phú Hòa tại nha khoa Quốc Tế Phú Hòa – một trong những chuyên gia đầu tiên đặt nền móng cho chỉnh nha Invisalign tại Việt Nam. Bác sĩ có 6 năm liên được đạt thứ hạng Diamond (Kim Cương) trên bản đồ Invisalign toàn cầu (bản đồ xác định thứ hạng kinh nghiệm của các bác sĩ chỉnh nha Invisalign).
Tháng 10/2022 – Invisalign vinh danh Bác sĩ Hòa là chuyên gia có số lượng ca niềng Invisalign thành công cao tại Việt Nam (Xem chi tiết)
Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Phú Hòa người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nha khoa. Chuyên gia của VTV