Vì Sao Phải Sử Dụng Mắc Cài Cố Định Chân Răng Sau Khi Tháo Niềng
Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha yêu cầu thời gian điều trị dài, vì thế mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng mong ngóng từng ngày để được tháo niềng răng. Thế nhưng, có thể mọi người đều chưa biết, sau niềng răng bạn vẫn phải tiếp tục đeo mắc cài để cố định chân răng. Đây cũng là một bước quan trọng trong liệu trình điều trị. Vậy mắc cài cố định chân răng là gì? Tại sao phải đeo mắc cài chân răng sau khi tháo niềng? Để trả lời tất cả câu hỏi trên mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Mục lục
1. Mắc cài cố định chân răng là gì?
Mắc cài cố định chân răng (hay còn gọi là hàm duy trì) là một dụng cụ sử dụng trong chỉnh nha, cụ thể là sau khi hoàn tất quá trình niềng nhằm có tác dụng ổn định răng, hạn chế tình trạng xô lệch, răng di chuyển trở lại vị trí ban đầu. Từ đó đảm bảo kết quả của quy trình niềng răng, đạt hiệu quả lâu dài.
Hiện nay có 3 loại hàm duy trì phổ biến nhất trên thị trường. Gồm:
– Hàm duy trì bằng nhựa trong suốt tháo rời được: Ưu điểm của dụng cụ này là vừa vặn, ôm khít đến chân răng mà không hề có cảm giác khó chịu, có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh do tháo lắp đơn giản. Vậy nhưng, việc tháo lắp lại cũng là một điểm yếu của hàm duy trì làm bằng nhựa, do đôi khi nó có thể bị rơi ra bên ngoài.

– Hàm duy trì bằng kim loại tháo rời được: Nhờ làm bằng kim loại nên dụng cụ chắc chắn, ổn định và có độ bền tốt hơn hàm duy trì bằng nhựa. Dụng cụ cũng có thể tháo lắp dễ dàng khi ăn uống hoặc khi vệ sinh răng miệng. Nhưng ngược lại, đôi khi bệnh nhân cảm thấy vướng víu, bị kích ứng lợi và có tính thẩm mỹ kém.

– Hàm duy trì cố định bằng kim loại: Vì là cố định nên dụng cụ này rất chắc chắn, mang lại sự cố định vững chãi cho kết cấu của hàm và răng. Nhược điểm là nó đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong việc vệ sinh để vừa đảm bảo dụng cụ vẫn được giữ đúng vị trí nhưng thỏa mãn sự sạch sẽ.

>>> Xem thêm: Có Mấy Loại Mắc Cài Niềng Răng, Ưu Nhược Điểm Là Gì?
2. Vì sao cần sử dụng mắc cài cố định chân răng sau khi tháo niềng
Bởi do sau khi mới tháo niềng răng, mô răng còn mềm, xương hàm và răng chưa ổn định hoàn toàn làm cho chúng có xu hướng chuyển dịch về vị trí ban đầu. Đeo mắc cài cố định chân răng hay hàm duy trì là cách cố định, hạn chế tình trạng dịch chuyển đó xảy ra.
Mắc cài cố định chân răng là công cụ cố định răng được sử dụng vào giai đoạn cuối cùng sau khi đã được tháo niềng ra khỏi khung hàm. Có rất nhiều bệnh nhân chủ quan, không chú trọng tuân thủ đúng thời gian đeo hoặc không đeo hàm duy trì này sau khi tháo niềng khiến hàm răng bị xô lệch, bị di chuyển.
Do đó, khuyến cáo bệnh nhân tháo đeo hàm duy trì hoặc không đeo đủ thời gian. Trong thời gian sử dụng mắc cài cố định chân răng bạn cũng không được quên chăm sóc răng miệng cẩn thận để đảm bảo hiệu quả của liệu trình trình đạt được cao nhất.

Hiện nay, thời gian đeo mắc cài chân răng cố định là tối thiểu 6 tháng. Bệnh nhân phải đeo liên tục và chỉ tháo ra lúc ăn hoặc khi vệ sinh răng miệng. Dần dần là chuyển sang chỉ đeo trước khi ngủ và càng về sau thì thời gian đeo hàng càng giảm dần, đôi khi chỉ cần đeo cách ngày là được.
3. Những điều cần chuẩn bị trước khi tháo niềng?
Sau một khoảng thời gian nắn chỉnh răng bằng niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt, răng đã di chuyển theo đúng vị trí mong muốn thì bác sĩ sẽ hẹn gặp bạn và quyết định tháo niềng răng. Sau đây là một số điều bạn cần chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ:
Thứ nhất là ghi nhớ rõ lịch hẹn và thời điểm chính xác gặp bác sĩ để tháo niềng. Đôi khi dù đã lên lịch hẹn nhưng bác sĩ vẫn có thể phải hoãn việc tháo niềng vì phát hiện một số vấn đề khi khám trực tiếp trên miệng. Vậy nên nếu răng chưa di chuyển đủ, hay chưa đúng vị trí thì sẽ không thể tháo niềng răng được. Việc trì hoãn này là hoàn toàn tốt cho bệnh nhân. Hãy kiên trì chờ đợi thêm một chút nữa để đạt được kết quả tốt nhất. Khoảng thời gian này thường chỉ lùi lại khoảng 1 – 2 tuần.
Thứ hai là nắm rõ quy trình niềng răng như trong phác đồ điều trị chi tiết. Bên cạnh đó là tìm hiểu, cập nhật thêm các thông tin khác liên quan như thời điểm tháo niềng răng thông thường, quy trình tháo, các việc cần làm hoặc những lưu ý sau khi tháo niềng răng,… để đảm bảo quá trình chỉnh ra đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ ba là giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, lưu ý hạn chế một số loại thức ăn cứng, dính. Có một số bệnh nhân lơ là, chểnh mảng trong vấn đề chăm sóc răng miệng vì lý do sắp tháo niềng răng. Thế nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan vì màu sắc, sức khỏe răng miệng sau tháo niềng phụ thuộc rất nhiều vào thói quen và cách vệ sinh răng miệng trước đó. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách là một việc làm phải được làm thường xuyên, luôn luôn duy trì để tránh các bệnh lý về răng như: răng sâu, răng vàng,…
Mặt khác, bạn cũng phải tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian niềng răng và thời gian đầu mới tháo niềng. Tránh hoặc hạn chế các thức ăn cứng, dai, dính làm bung tuột mắc cài hoặc làm xoắn dây cung,…. Đừng để vì một phút thèm ăn mà khiến buổi tháo niềng bị trì hoãn lâu hơn.
Cuối cùng là ghi lại những tấm ảnh của hàm răng trước và trong khi niềng răng. Vì đây là một giai đoạn, dấu mốc đặc biệt trong cuộc đời bạn. Để sau khi tháo niềng, bạn có thể mang ra đối chiếu so sánh với hàm răng, khuôn mặt của mình sau và trước khi điều trị.
4. Quy trình tháo niềng sau niềng răng diễn ra như thế nào
Quy trình tháo niềng răng được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng kìm để tháo nhẹ nhàng nhất có thể từng chiếc mắc cài dính trên bề mặt răng. Vì được dán bằng loại keo chuyên dụng đặc biệt nên mắc cài bám rất chắc, khi tháo có thể làm răng bị rung nhẹ. Do đó, bệnh nhân nên cắn chặt bông nhằm giữ ổn định hàm hoặc nha sĩ sẽ chủ động ấn ngón tay lần lượt các răng khi siết kìm để giữ chặt răng hơn. Thông thường, việc tháo mắc cài này sẽ không gây đau. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân bị nhảy cảm thì sẽ được tiêm thêm thuốc tê để quá trình diễn ra suôn sẻ.
- Bước 2: Xử lý các chất keo gắn dư còn bám trên bề mặt răng. Công đoạn này bác sĩ sẽ sử dụng một mũi khoan mịn rà bề mặt răng. Có thể kết hợp lấy cao răng nhằm giúp cho mô lợi được chắc khỏe.
- Bước 3: Lấy dấu răng để làm hàm duy trì thích hợp. Đây là giải pháp cố định răng sau khi tháo niềng phổ biến nhất và cũng được coi là một bước quan trọng trong quá trình điều trị.

Thông thường thời gian tháo niềng sẽ rơi vào khoảng 1 giờ đồng hồ. Thế nên, hãy nắm rõ quy trình, thông tin để sắp xếp thời gian hợp lý. Thời gian tháo niềng răng có thể sớm hoặc muộn hơn từ 1-2 tháng phụ thuộc vào tình trạng khớp cắn đã được đảm bảo như mong muốn hay chưa. Bệnh nhân cần phải được thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra quyết định cẩn trọng để đạt được kết quả niềng răng tốt nhất. Trong quá trình tháo niềng răng cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
(1). Khi thực hiện tháo niềng răng các bác sĩ sẽ lấy toàn bộ dấu ở tất cả các răng và cả mắc cài ở hai bên hàm. Kết quả này sẽ được sử dụng để làm căn cứ trong trường hợp cần chỉnh nha lại sau khi tạm tháo mắc cài. Và ở những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành gắn lại mắc cài vào chính xác vị trí ban đầu để tiếp tục quy trình niềng răng.
(2). Sau khi kết thúc quá trình tháo mắc cài, bệnh nhân không được dùng tay sờ lên răng. Vì hành động này có thể làm lung lay răng. Đặc biệt là ở những bệnh nhân được tháo niềng sớm hơn so với kế hoạch thường có động tác này. Nếu lực tác động quá mạnh có thể gây ê buốt răng, tổn thương hoặc thậm chí là rụng mất răng.
(3). Bệnh nhân sẽ được cố định răng bằng mắc cài cố định chân răng để giữ cho răng đúng vị trí trong thời gian tạm tháo niềng răng. Thời gian đeo hàm duy trì là khoảng 20 tiếng mỗi ngày trong 1 – 6 tháng đầu để ổn định khớp cắn, đảm bảo răng không bị chạy lại về vị trí cũ.
>>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài nào tốt nhất hiện nay? Tìm hiểu chi tiết
5. Lưu ý chăm sóc sau khi tháo niềng để đạt hiệu quả cao nhất
Chăm sóc sau khi tháo mắc cài niềng răng rất quan trọng để đảm bảo răng vẫn giữ được vị trí mới và không bị di chuyển trở lại. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc sau khi tháo mắc cài niềng để đạt hiệu quả cao nhất:
Tiếp tục thói quen ăn uống như trong khi niềng răng ở giai đoạn đầu: Sau khi tháo mắc cài niềng, bạn nên tránh những thức ăn quá cứng hoặc những thức ăn có thể gây ra va chạm mạnh lên răng. Hạn chế sử dụng thực phẩm như hạt cứng, kẹo caramel cứng, bánh mì cứng, để tránh gây tổn thương hoặc di chuyển răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vẫn tiếp tục duy trì thói quen chải răng hàng ngày để ngăn vi khuẩn tích tụ và duy trì vệ sinh răng miệng. Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng không chứa flour để tránh gây tổn thương cho men răng sau khi tháo niềng.
Sử dụng miếng dán bảo vệ: Nha sĩ có thể cung cấp cho bạn miếng dán bảo vệ để đặt lên răng sau khi tháo mắc cài niềng. Miếng dán này giúp bảo vệ răng khỏi va đập và tránh việc răng di chuyển quá nhanh sau khi tháo niềng.
Tuân thủ hẹn kiểm tra: Theo dõi lịch hẹn kiểm tra định kỳ với nha sĩ sau khi tháo niềng. Nha sĩ sẽ theo dõi tình trạng răng của bạn và đảm bảo rằng chúng không bị di chuyển trở lại vị trí cũ. Luôn luôn tuân thủ các hướng dẫn và lời khuyên của nha sĩ của bạn để đảm bảo quá trình sau khi tháo mắc cài niềng diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đeo hàm duy trì (mắc cài cố định chân răng): Thường sau khi tháo niềng, nha sĩ sẽ tạo cho bạn retainer để đeo vào ban đêm hoặc theo chỉ định của họ. Hàm duy trì giúp duy trì vị trí mới của răng và ngăn chúng di chuyển trở lại.
Tránh các thói quen có hại: Tránh thói quen ngậm bút, bút bi, móng tay, hoặc bất kỳ đồ vật nào khác với răng sau khi tháo niềng, vì điều này có thể gây di chuyển răng. Tránh cố gắng điều chỉnh răng bằng cách áp dụng lực hoặc nhấn vào chúng. Điều này có thể gây tổn thương và làm răng di chuyển không đúng cách.

Điều chỉnh thói quen ngôn ngữ: Nếu bạn đã phải thay đổi thói quen ngôn ngữ trong quá trình đeo niềng, hãy tiếp tục thực hành những thay đổi đó sau khi tháo niềng để tránh tác động tiêu cực đến vị trí mới của răng.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Quốc tế Phú Hòa về nội dung “Mắc cài cố định chân răng”. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về các phương pháp niềng răng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và điều trị từ những chuyên gia chỉnh nha hàng đầu tại Việt Nam.