Thời gian mang thai và nghỉ thai sản khá dài nên nhiều phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang trong thai kỳ muốn tận dụng để chỉnh nha tạo một diện mạo mới khi đi làm trở lại. Hay cả trong trường hợp đang niềng răng thì kết hôn và mang thai. Họ lo ngại rằng những can thiệp chỉnh nha gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Vậy mang bầu có niềng răng được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Mang bầu có niềng răng được không?
Mối quan tâm lớn nhất của nhiều phụ nữ là khi họ đang mang thai thì liệu niềng răng có an toàn cho thai nhi hay không. Về vấn đề này, các chuyên gia chỉnh nha khẳng định rằng bạn hoàn toàn có thể niềng răng trong khi mang thai, gồm cả niềng mắc cài hay khay trong suốt. Bởi niềng răng đúng cách không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể mà có phác đồ hợp lý cho phụ nữ đang chuẩn bị mang thai và phụ nữ đã có bầu. Bởi những thay đổi trong khi mang thai tác động tới việc chỉnh nha, cũng như việc chỉnh nha có gây ảnh hưởng tới mẹ bầu.
Thứ nhất, những thay đổi trong thai kỳ có thể ảnh hưởng tới việc chỉnh nha như:
– Tăng nguy cơ bị viêm lợi, phì đại lợi, sâu răng:
Một trong những vấn đề thường gặp nhất là bị viêm lợi khi mang thai. Khoảng 65% phụ nữ mang thai bị viêm nướu với các biểu hiện như đỏ, sưng, đau…
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do khi mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu bị thay đổi nên sức khỏe, vấn đề răng miệng cũng có thể ảnh hưởng. Ngoài ra, mắc cài khó vệ sinh răng miệng hơn nên dễ hình thành mảng bám làm tăng nguy cơ bị viêm lợi, ảnh hưởng tới hiệu quả nắn chỉnh răng.
Nếu không được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, bệnh viêm lợi nặng, kéo dài có thể dẫn đến trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng, nhẹ cân hơn so với bé khác.
– Sâu răng khi mang thai:
Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ sâu răng cao hơn. Theo CDC, cứ 4 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 1 người bị sâu răng mà không được điều trị. Chủ yếu là do thay đổi thói quen ăn uống, mẹ bầu thường thích ăn đồ ngọt và ăn nhiều lần trong ngày. Điều này gây khó khăn trong việc chỉnh nha, và ảnh hưởng tới sức khoẻ răng miệng của người mẹ do làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sang các răng khác.
– Giảm tốc độ di chuyển răng, kéo dài thời gian chỉnh nha:
Khi mang bầu, các hormon như estrogen, progesteron… tăng lên làm giảm nguyên bào tạo xương.
Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng canxi của mẹ bầu cũng cao hơn để đảm bảo con phát triển bình thường. Tuy nhiên, việc dùng các thuốc chứa canxi cũng tác động tới việc di chuyển răng hoặc tái cấu trúc xương.
Vì vậy, răng khó di chuyển hơn dẫn tới kéo dài thời gian chỉnh nha.
– Mẹ bầu hay sử dụng thuốc bổ:
Phụ nữ chuẩn bị mang thai thường sử dụng các thuốc làm tăng cường chuyển hóa hormon, hay mẹ bầu uống canxi, thuốc tăng cường chuyển hóa vitamin D… có thể ảnh hưởng tới tốc độ dịch chuyển của răng.
Thứ 2, việc chỉnh nha cũng tác động lại đến sức khỏe mẹ bầu như sau:
– Niềng răng gây khó chịu khi mang thai:
Nhìn chung, niềng răng đều gây ra những cơn đau cho bất kỳ đối tượng nào. Mẹ bầu có thể nhạy cảm hơn với m sưng, đau nhưng thường tình trạng này chỉ kéo dài trong vài ngày đầu và sẽ giảm dần theo thời gian.
– Chế độ ăn:
Một số vấn đề khác nữa là niềng răng ảnh hưởng tới chế độ ăn uống của mẹ bầu. Tinh chỉnh nha khoa chắc chắn không thể tránh khỏi những cơn đau ở các mức độ khác nhau.
Cộng thêm những thay đổi sinh lý thai kỳ, phụ nữ mang thai trở lên mệt mỏi hơn, các triệu chứng đau có thể ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của họ.
Nghén và đau răng đồng thời làm giảm ham muốn ăn uống của phụ nữ mang thai. Như vậy, niềng răng sẽ ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu.
– Với những phụ nữ đang có kế hoạch bầu, nhưng răng bắt buộc phải nhổ, hay cấy minivis… mới đem lại kết quả tốt thì nên thực hiện trước khi mang bầu hoặc trì hoãn sau khi sinh em bé. Do việc nhổ răng phải tiêm thuốc tê, uống thuốc giảm đau nên sẽ ảnh hưởng tới bé.
Xem thêm: Niềng răng trường hợp nào phải nhổ?
Ngoài ra, mọi người cần phải chụp x-quang để xác định tình trạng răng miệng trước khi niềng răng. Mặc dù tia X này rất nhỏ, hầu như an toàn nhưng tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với bức xạ trong khi mang thai. Tốt nhất không nên thực hiện chụp x-quang ở 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối của thai kỳ.
Như vậy, các vấn đề trong chỉnh nha làm ảnh hưởng tới chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng như các kỹ thuật gây tác động đến thai nhi nhưng chúng có thể trì hoãn để đảm bảo an toàn cho bé.
2. Những lưu ý niềng răng khi mang thai
Khi đã biết được các mối nguy cơ trên, phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai hoàn toàn có thể niềng răng nếu tuân thủ những nguyên tắc nhất định như sau:
2.1. Lựa chọn cơ sở nha khoa, bác sĩ chỉnh nha tốt
Nếu trong khi mang thai có ý định niềng răng thì điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu là lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín và bác sĩ chỉnh nha có nhiều kinh nghiệm. Từ đó mới xây dựng được phác đồ đúng đắn, căn chỉnh thời gian thích hợp để hạn chế tối đa việc niềng răng tác động đến thai nhi. Một bác sĩ giỏi sẽ biết sử dụng các khí cụ đơn giản, nhẹ nhàng và êm ái nhất giúp giảm cơn đau cho bà bầu.
Đồng thời, một nha khoa uy tín có dịch vụ chăm sóc tốt sẽ giúp theo dõi sức mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Như vậy, giúp phụ nữ mang thai yên tâm và thoải mái hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên đến nha khoa thường xuyên hơn. Để duy trì niềng răng hiệu quả và bảo vệ sức khỏe răng miệng, khắc phục ngay những bất thường ở nướu thì bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha nhiều hơn. Dù việc đi lại khi mang bầu khó khăn nhưng điều này giúp kiểm soát tốt các vấn đề khi niềng răng.
2.2. Chăm sóc răng miệng cẩn thận
Vệ sinh răng miệng chính là điều quan trọng nhất khi niềng răng ở phụ nữ mang thai. Quy trình chuẩn giúp làm sạch tối đa khi niềng răng như sau:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày ngay sau khi ăn uống. Với niềng răng bằng mắc cài bạn cần cẩn thận hơn, không chỉ làm sạch bề mặt răng mà còn đảm bảo không còn mảnh thức ăn nào mắc kẹt trong dây cung và xung quanh mắc cài.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên răng.
- Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng ít nhất 1 lần mỗi ngày.
Hiện nay cũng có nhiều thiết bị giúp làm sạch răng tối đa cho người niềng răng mà mẹ bầu có thể sử dụng. Ví dụ như máy tăm nước, bàn chải điện… đánh bay mảng bám trên các loại mắc cài, đảm bảo vệ sinh răng miệng trong suốt quá trình niềng răng.
2.3. Chế độ dinh dưỡng
Khi mang bầu, chế độ dinh dưỡng hết sức đặc biệt. Nhất là trong 3 tháng đầu, thai nghén làm giảm mong muốn ăn uống. Cùng với đó, việc đau trong quá trình niềng cũng khiến bạn phải hạn chế các loại thực phẩm cứng như bánh kẹo, táo, cà rốt sống…
Lúc này, bạn có thể có thể chuyển sang tiêu thụ các món ăn mềm hay nước nước ép nhiều hơn hoặc chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi.
Đặc biệt là bạn bổ sung canxi trong quá trình mang thai, đảm bảo cho mật độ khoáng trong xương ổn định. Một số thực phẩm chứa hàm lượng cao canxi như sữa chua, các loại cá, các loại rau xanh…
2.4. Hạn chế tiếp xúc với nguồn phóng xạ
Những can thiệp như chụp x-quang răng, nhổ răng, cắm minivis… nên được trì hoãn trong khi mang thai. Thích hợp nhất là sau khi sinh em bé, tuyệt đối không nên thực hiện trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ chỉnh nha để có lộ trình điều trị an toàn và hiệu quả.
2.5. Lựa chọn loại mắc cài thích hợp
Việc lựa chọn loại mắc cài trong khi mang thai cũng hết sức quan trọng. Bác sĩ chỉnh nha thường khuyên mẹ bầu hay phụ nữ chuẩn bị mang bầu nên sử dụng mắc cài tự đóng thay vì mắc cài truyền thống nếu kinh tế vừa đủ. Chúng cần ít thời gian tái khám và ngồi trên ghế nha khoa hơn so với mắc cài thường.
Nếu có điều kiện kinh tế, mẹ bầu tốt nhất nên sử dụng khay niềng răng trong suốt. Bởi chúng có thể tháo lắp được bất cứ lúc nào nên dễ dàng vệ sinh, giúp làm sạch răng miệng hơn cũng như không ảnh hưởng tới chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, thời gian kiểm tra định kỳ với khay điều trị trong suốt cũng lâu hơn nên bạn sẽ ít cần đến nha sĩ hơn. Từ đó, niềng răng bằng khay trong suốt giảm khó chịu tối đa cho mẹ bầu.