Giá niềng răng lệch khớp cắn bao nhiêu tiền? Cải thiện tình trạng răng mọc lệch khớp cắn bằng cách nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua nội dung bên dưới.
Mục lục
Các trường hợp răng lệch khớp cắn
Răng khớp cắn sâu
Đặc điểm
Khớp cắn sâu là tình trạng sai khớp cắn gây ra sự mất cân đối của hai hàm trên và dưới. Khiến cho hàm dưới lọ sâu ở trong răng hàm trên. Để nhận biết bị khớp sâu, bạn có thể nhận biết qua một số đặc điểm sau đây:
-
Khớp sâu có răng hàm trên chìa ra nhiều so với răng dưới
- Rìa răng dưới không khít vào răng trên. Nó sẽ chạm vào nướu của hàm trên
- Tỷ lệ tương quan hàm trên và hàm dưới không chuẩn. Răng trên sẽ che khuất toàn bộ răng hàm dưới. Khi miệng ngậm ở trạng thái tĩnh sẽ không thấy hoặc thấy rất ít răng dưới.
- Tỷ lệ tương quan mũi – cằm – trán bình thường
- Nhóm răng sau vẫn được tiếp xúc khít nhau, nhưng độ khít nhiều hay ít phụ thuộc vào mức cắn sâu nặng hay nhẹ.
- Đường thẳng nối 3 điểm cằm – mũi – trán có thể thẳng hoặc gãy khúc tùy vào độ sâu.
Nguyên nhân
Tình trạng cắn sâu được hình thành chủ yếu do:
- Răng hàm dưới mọc sâu vào trong
- Xương trên quá to và dài, hàm dưới lại ngắn và nhỏ
Tác hại
Khi bị răng khớp sâu, bệnh nhân sẽ chịu một số ảnh hưởng sau:
Giảm tính thẩm mỹ: Làm cho khuôn mặt thiếu cân đối, bị lệch lạc. Răng hàm trên nhô và dưới cụp vào cằm khiến bạn tự ti khi cười. Gây ra tâm lý mất tự nhiên khi cười nói giao tiếp.
Tổn thương nướu: Do rìa răng dưới va chạm lâu ngày với mặt trong của răng trên.
Mặt răng cửa hàm trên có thể bị mòn nặng, gây lộ ngà ê buốt khi ăn nhai. Thái dương hàm bị ảnh hưởng, lâu ngày dẫn đến tình trạng loạn năng thái dương khá nguy hiểm.
Giảm chức năng ăn nhai: Răng dưới khó đưa ra ngoài, cho nên rìa răng cửa của hai hàm không khít được nhau. Khiến việc ăn nhai khó khăn, thức ăn khó có thể nghiền kỹ.
Răng khớp cắn ngược
Đặc điểm
- Khớp ngược hay còn gọi là răng mọc móm. Đây là tình trạng hàm dưới phát triển quá dài. Bị chìa ra trước quá nhiều, trong khi đó xương hàm trên quá ngắn cụp vào trong.
- Khi ngậm miệng lại, răng dưới chìa ra nhiều hơn so với răng hàm trên.
Nguyên nhân
Thông thường gây ra khớp ngược chủ yếu là:
Do răng: Tình trạng này có biểu hiện răng cửa trên mọc muộn hơn răng hàm dưới. Hoặc do lúc bé trẻ có thói quen đưa hàm sang 2 bên.
Do xương hàm: Hàm trên kém phát triển, trong khi đó hàm dưới lại phát triển mạnh. Hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương trên thiếu hụt tỷ lệ theo chiều ngang và chiều trước sau. Làm cho răng cửa trên luôn ở phía trong so với răng dưới.
Tác hại
Cũng giống như trường hợp trên, khớp ngược làm mất cân đối khuân mặt. Khiến mặt bị kéo dài ra và cằm bị chìa ra phía trước. Bản thân không tự tin giao tiếp nói chuyện.
Việc ăn nhai bị ảnh hưởng: tương quan 2 hàm không chuẩn tỷ lệ. Cho nên việc nghiền xé thức ăn kém. Khiến dạ dày tiêu hóa kém dễ bị đau dạ dày.
Việc phát âm gặp khó khăn: Cấu trúc hàm sai lệch nên một số bệnh nhân sẽ khó khăn phát âm chuẩn. Có thể bị nuốt âm hoặc bị nghịu miệng.
Răng khớp cắn hở
Nhiều người thường nghĩ rằng răng khớp cắn hở là răng thưa. Tuy nhiên, thực tế khớp cắn hở lại có những sự khác biệt hoàn toàn như:
Đặc điểm khác biệt

- Có các răng cửa chính, phụ, răng nanh không khít với nhau. Tạo nên một khoảng hở ở phía trước, các răng muốn chạm nhau rất khó khăn. Cho dù bạn có cố gắng tới đâu.
- Cung răng ở hàm trên tạo thành kiểu chữ V
- Nhóm các răng tiền hàm, răng hàm tiếp xúc mặt nhai với nhau bình thường
- Tương quan cằm – mũi – trán: nằm trên một đường thẳng và không bị gấp khúc
Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân chính gây ra:
Khớp hở do bẩm sinh, di truyền gây ra. Hoặc do trẻ có thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, ngâm vú giả, cắn bút lúc bé.
Tác hại
Gây mất thẩm mỹ: Hàm bị hở, có thể nhìn thấy lợi. Răng có thể bị vẩu, khiến nụ cười không được tự nhiên do khoảng hở của nhóm răng cửa.
Việc xé thức ăn bằng răng trở nên khó khăn cho bạn. Khi bị hở, có thể dẫn đến bệnh lý xoang và bệnh về hô hấp.
Răng khớp cắn đối đầu
Đặc điểm

Tình trạng sai lệch cắn ngược ở mức nhẹ. Điểm nối trán – mũi – cằm là một đường thẳng khi nhìn thẳng. Nhưng khi quan sát theo góc nghiêng, bạn sẽ thấy ở trên hơi thụt vào trong so với hàm dưới.
Với các răng cửa, khi ở trạng thái nghỉ chúng lại đối chạm nhau. Những nhóm răng hàm không chạm nhau tạo ra khoảng trống giữa 2 hàm.
Nguyên nhân
Răng bị khớp đối đầu cũng do răng và do xương hàm gây ra.
Tác hại
Khi đỉnh của răng cửa ở trên và đỉnh răng của hàm dưới chạm lên nhau. Sẽ gây ra một số tác hại sau:
- Mòn men răng, nguy cơ vỡ răng hoặc gãy
- Khuôn mặt bị ngắn lại gây mất thẩm mỹ
- Giảm khả năng ăn nhai
- Khớp thái dương đau nhức
Phương pháp điều trị lệch khớp cắn
Đối với điều trị khớp cắn sâu
-
Khách hàng tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng trước niềng răng khớp cắn sâu tại nha khoa Phú Hòa
Điều trị cắn sâu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, hay tình trạng khớp cắn nặng hay nhẹ. Khi bạn đến thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ biết rõ thực trạng và đưa ra phương pháp cụ thể.
Khớp sâu vì xương hàm: Nếu do xương hàm, chỉ có giải pháp duy nhất cho người bệnh đó là phẫu thuật. Thực hiện cắt xương hàm để giúp khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn nhất định.
Khớp sâu vì răng: Tình trạng này có thể cải thiện bằng cách niềng khớp sâu. Giúp răng di chuyển theo phác đồ đưa ra để đưa hàm trên và dưới khít với nhau.Quy trình niềng khớp sâu được thực hiện đảm bảo, an toàn.
Đối với điều trị khớp cắn ngược
Cũng giống cắn sâu, khớp ngược phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau:
- Ngược do răng
Bằng cách sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên biệt. Niềng răng sẽ thay đổi tình trạng khớp ngược. Tuy nhiên, nếu niềng cần lựa chọn thời điểm độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi. Phương pháp chỉnh nha nhờ tác động của mắc cài để đưa răng về đúng vị trí. Tùy theo mức độ răng tật mà thời gian niềng khoảng 12 đến 24 tháng.
- Ngược do xương hàm
Đây là phương pháp hiện đại, có thể cải thiện khớp hở nhanh chóng. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra cách mài răng bên ngoài. Sau đó mới tiến hành bọc lớp mão răng sứ mới, tạo nên sự cân đối với các răng khác.
Lựa chọn 3: Phẫu thuật xương hàm
Trường hợp do xương hàm gây ra sẽ được bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Nhằm điều chỉnh sự tương quan của khớp cắn.
Đối với điều trị khớp cắn đối đầu
Khớp đối đầu thông thường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Vì thế, đây không phải là khiếm khuyết xấu. Do đó, bác sĩ sẽ không khuyến khích việc điều trị cắn đối đầu.
Quy trình niềng răng sai khớp cắn
Để cải thiện tình trạng sai khớp cắn, người bệnh có thể chọn niềng. Quy trình niềng răng khớp cắn sâu hay khớp cắn khác cần được thực hiện chuẩn theo các bước sau:
Bước 1: Tư vấn, chuẩn bị
Bác sĩ sẽ tư vấn và lên kế hoạch điều trị cụ thể. Bạn sẽ được thực hiện khám tổng quát, lấy dấu mẫu hàm của khách hàng. Sau đó tiến hành chụp x quang và lên kế hoạch điều trị.
Nếu bạn gặp các vấn đề như cao răng, viêm nha chu… thì sẽ được tiến hành điều trị khỏi trước khi niềng. Mục đích là để đảm bảo tốt răng có sức khỏe tốt nhất khi niềng. Đem lại hiệu quả tốt nhất sau khi niềng răng.
Trong trường hợp mang thai và có ý định niềng răng. Bạn cần phải nói rõ cho bác sĩ điều trị để có phương hướng xử trí tốt nhất.
Bước 2: Gắn khí cụ niềng răng
Đây là giai đoạn quan trọng để tiến hành lấy dấu, tách kẽ để gắn khí cụ niềng. Bạn nên chọn đơn vị nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho suốt quá trình niềng.
Bước 3: Kiểm tra định kỳ
Sau khi tiến hành gắn mắc cài, bạn sẽ được đánh bóng các bề mặt răng. Sử dụng keo nha khoa chuyên biệt và làm khô bằng ánh sáng. Sau khi các mắc cài đã được hoàn thiện, dây cung sẽ được đặt trên rãnh mắc cài và cố định dây thun.
Sau 1 đến 1,5 tháng, bạn sẽ đi tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra. Tăng hoặc giảm lực siết để giúp răng điều hướng về đúng vị trí. Trong thời gian này, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc răng được bác sĩ đưa ra để kết quả đạt tốt nhất.
Bước 4: Tháo niềng, tiếp tục đeo hàm duy trì
Kết thúc thời gian niềng răng, tùy theo mỗi bệnh nhân sẽ dao động khoảng 1 đến 2 năm. Bạn sẽ được tháo niềng và đeo hàm duy trì sau đó. Thời gian này bạn nên chú ý vì xương và răng chưa kịp thích nghi nên dễ dàng đi về vị trí ban đầu. Do đó, đeo hàm duy trì cần được thực hiện khoảng 6 tháng để giữ răng ổn định ở vị trí mới của nó.
Bước 5: Khám định kỳ
Sau khi tháo niềng, bác sĩ khuyên bạn nên đi khám thường xuyên. Để bảo vệ hàm răng khỏe mạnh cũng như duy trì hàm răng đẹp sau tháo niềng. Thời gian đi khám nên là 6 tháng/ lần.
Giá niềng răng sai khớp cắn
Giá niềng răng sai khớp cắn sẽ thay đổi tùy theo phương pháp niềng cụ thể. Dưới đây là bảng giá niềng răng tại nha khoa Quốc tế Phú hòa bạn có thể tham khảo.
Những khiếm khuyết về lệch khớp cắn ở răng rất khó nhận biết. Nếu điều trị sai sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng ví dụ răng đã khớp cắn ngược còn ngược hơn. Vì vậy nên đến nha khoa uy tín và đặt lịch thăm khám bởi bác sĩ có tay nghề
Điều trị sai khớp cắn tại Nha Khoa Quốc tế Phú Hòa
Bạn đang muốn biết rõ giá niềng răng lệch khớp cắn thế nào? Hãy đến với Nha khoa Quốc tế Phú Hòa. Chúng tôi là một đơn vị nha khoa hàng đầu tại Hà Nộ với kinh nghiệm làm việc hơn 10 năm/
Cung cấp các dịch vụ làm răng thẩm mỹ, niềng răng, bọc răng sứ…Sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Trang thiết bị hỗ trợ an toàn, mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Đặc biệt, khi điều trị khớp cắn tại đây, bạn sẽ được bác sĩ, tiến sĩ Nguyễn Phú Hòa trực tiếp khám và điều trị. Là người có nhiều thành tích chuyên môn, với giải thưởng vinh danh cao quý niềng răng Invisalign thành công đầu tiên tại Việt Nam do Hoa Kỳ trao.
Quy trình thăm khám và điều trị tại đây đạt chuẩn quốc tế. Bạn sẽ không cần chờ đợi lâu, khi đến sẽ được bộ phận chăm sóc tiếp đón chu đáo.
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về giá niềng răng khớp cắn ngược và sâu. Để được tư vấn rõ ràng và đặt lịch khám điều trị sớm nhất. Kết nối ngay với chúng tôi ngay bây giờ nhé.