Trồng răng là một giải pháp hữu hiệu trong thẩm mỹ nha khoa giúp mang lại cho bạn hàm răng đẹp, nụ cười tự tin rạng ngời. Các thông tin, quy trình, lưu ý cũng như các phương pháp trồng răng hiện nay vẫn là vấn đề được mọi người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề phương pháp trồng răng nên lựa trọn trong trường hợp mất chân răng.
1. Có trồng răng khi còn chân răng được không?
Răng gồm ba phần là men răng, ngà răng và tuỷ răng. Men răng là phần cứng nhất, không có tế bào sống do đó không có khả năng tự lành lại. Theo đó, khi có tổn thương, chấn thương gây vỡ răng… thì chiếc răng đó sẽ gắn liền với bạn suốt đời.

Trồng răng sứ lúc này một trong những là giải pháp cần thiết vừa giúp cải thiện thẩm mỹ vừa giúp bảo vệ hàm răng người bệnh. Các trường hợp tổn thương răng ở nhiều đối tượng là rất khác nhau do đó kỹ thuật và phương pháp trồng răng cũng khác nhau.
Trồng răng là phương pháp thay thế răng tổn thương bằng răng nhân tạo, được áp dụng trong trường hợp mất răng. Răng giả làm bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng sẽ được nghiên cứu và thực hiện thay thế hoàn toàn răng đã mất. Các bác sĩ chỉ ra rằng các trường hợp răng bị tổn thương mà còn chân răng thì không trồng được răng giả.
Theo đó, khi có khiếm khuyết răng mà còn chân răng, người bệnh có thể có hai hướng lựa chọn điều trị: phục hình răng không phải nhổ răng và phục hình răng cần nhổ răng (trồng răng). Các hướng điều trị khác nhau phụ thuộc vào tình trạng mất răng, cấu trúc cung hàm… của người bệnh.
2. Trồng răng khi còn chân răng thì trồng như thế nào?
Theo Giải phẫu học, mỗi người sẽ bắt đầu với 20 chiếc răng sữa và duy trì bằng tối đa 32 răng vĩnh viễn. Ở mỗi loại răng khác nhau, kỹ thuật trồng răng khi còn chân răng là khác nhau, cụ thể là:
Trường hợp răng sữa
Răng sữa bắt đầu rụng khi trẻ từ 6 tuổi và thường rụng hết khi trẻ 12 tuổi. Trong giai đoạn này, các bé có tình trạng mất răng sữa nhưng chân răng còn mới sẽ được chỉ định trám lại bằng vật liệu chuyên dụng. Sau một thời gian, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên, thay thế chiếc răng bị gãy.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị gãy răng và lộ phần tuỷ răng. Các bác sĩ sẽ điều trị tủy răng trước sau đó mới tiến hành trám răng. Việc làm này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tủy và áp xe răng.
Ở tình huống nặng hơn, các bé cần được chỉ định nhổ bỏ chân răng. Khi đó, các bác sĩ sẽ sử dụng thêm bộ dụng cụ giữ khoảng cách đảm bảo đủ khoảng cách để chờ răng vĩnh viễn mọc lại.
Trường hợp răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn gắn bó với con người tới suốt phần đời còn lại và không có khả năng hồi phục hay mọc mới. Dựa vào tình trạng răng người bệnh, các kỹ thuật phục hình răng cũng được thực hiện khác nhau trên từng đối tượng.

Đối với người bệnh có mức độ gãy răng nhẹ, tỷ lệ phần chân còn dài thì phương pháp phù hợp là bọc răng sứ thẩm mỹ. Nguyên nhân là do phần diện tích răng còn lại lớn, đủ để làm trụ nâng đỡ phần mão sự bao bọc bên trên.
Nếu người bệnh có mức độ gãy răng mạnh và tỷ lệ chân răng ngắn, bọc răng sứ thẩm mỹ lúc này không được tiến hành thực hiện. Bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ bỏ chân răng còn sót lại và tiến hành tạo phần trụ nâng đỡ thay thế để trồng răng mới. Hai giải pháp phổ biến hiện nay cho trường hợp này là làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
Tùy theo sự tư vấn của bác sĩ cùng cấu trúc răng bệnh nhân mà có những lựa chọn sao cho an toàn, phù hợp, bền đẹp.
3. Phương pháp trồng răng khi còn chân răng
Như đã biết, mức độ khiếm khuyết của răng khác nhau sẽ có hướng khắc phục khác nhau. Các bác sĩ chỉ ra rằng hai kỹ thuật điều trị dưới đây giúp phục hình răng hiệu quả:
Răng phục hình không phải nhổ răng
Các tai nạn, chấn thương… làm mất răng ở mức độ nhẹ, phần chân răng còn chắc chắn và cấu trúc mọc răng đúng thì người bệnh sẽ không cần nhổ răng khi phục hình. Khi đó, một số phương pháp dưới đây thường được chỉ định:
Trám răng
Trám răng (còn được gọi là hàn răng) là kỹ thuật thay phục hình răng sứ sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để bù đắp phần răng bị thiếu. Phương pháp này thường áp dụng trong các trường hợp sứt răng, mẻ răng ở mức độ thấp.

Trám răng được áp dụng phổ biến bởi có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Quy trình thực hiện đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Lấp đầy các vết nứt, kẽ hở răng nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Tăng tuổi thọ của răng bị tổn thương
Bên cạnh đó, trám răng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:
- Vật liệu sử dụng để hàn răng có thể bị biến màu sau một thời gian sử dụng làm mất thẩm mỹ.
- Kỹ thuật thực hiện không tốt có thể làm rơi phần được trám ra ngoài.
Chi phí thực hiện cho trám răng hiện nay dao động từ 100.000 – 500.000 đồng/răng. Mức giá có sự thay đổi khác nhau tuỳ thuộc vào vật liệu trám răng và tình trạng người bệnh.
Đọc thêm: Trám răng và hàn răng khác gì nhau?
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp chụp lên răng tổn thương một mão sứ thay thế. Phương pháp này áp dụng khi chân răng còn dài, tỷ lệ mất răng ít (còn khoảng 1/3 – 1/2 mô răng) đủ để làm trụ đỡ cho răng sứ.
Khi thực hiện, các bác sĩ cần lấy các thông số của răng để thiết kế mão răng sứ có hình dạng phù hợp với chiếc răng và tổng thể hàm răng. Sau đó, họ tiến hành mài phần cùi răng, chụp mão răng lên chiếc răng cần sửa chữa.

Bọc răng sứ được ưa chuộng bởi các ưu điểm:
- Răng được phục hình có độ bền cao hơn so với trám răng.
- Thời gian phục hồi khá nhanh, mất từ 3 – 5 ngày với độ bền lên tới 10 năm.
Nhược điểm:
- Có hiện tượng xuất hiện viền đen ở nướu sau một thời gian dài sử dụng.
- Răng thật bị xâm lấn do đó giảm tuổi thọ của răng.
- Có thể xuất hiện ê buốt sau bọc răng.
Chi phí cho bọc răng sứ hiện nay từ 1.000.000 – 10.000.000 đồng/răng tuỳ vào loại răng sứ được lựa chọn.
Tư vấn: Có nên bọc răng sứ nguyên hàm không?
Phục hình phải nhổ răng
Làm cầu răng sứ
Phương pháp này phục hình răng bằng cách mài nhỏ hai răng bên cạnh răng cần điều trị sau đó dùng một cầu mão răng gồm 3 mão sứ để gắn lên. Khi đó, phần răng sứ ở giữa thay thế hoàn toàn cho chiếc răng đã bị hỏng mất, hai răng hai bên làm trụ đỡ cho cầu. Làm cầu răng sứ áp dụng khi tỷ lệ mất răng lớn, không đủ làm trụ răng.
Theo đó, trước khi tiến hành gắn cầu răng, răng bị tổn thương sẽ được nhổ để loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cung hàm người bệnh.

Ưu điểm:
- Khả năng phục hình thẩm mỹ nhanh chóng, chỉ sau 2 – 3 ngày thực hiện.
- Tạo được độ đồng đều giữa răng thay thế và răng thật.
Nhược điểm:
- Bắt buộc xâm lấn hai răng thật hai bên do đó làm giảm tuổi thọ của hai răng đó.
- Vị trí răng thay thế sau một thời gian có hiện tượng tiêu xương làm tụt nướu, lộ chân răng.
- Răng sứ thay thế ở giữa chịu áp lực kém do không có răng thật làm trụ đỡ.
Chi phí cho dịch vụ làm cầu răng sứ hiện nay dao động từ 1.000.000 – 10.000.000 đồng/răng. Thông thường, một cầu răng sứ cần tối thiểu 3 răng sứ.
Xem thêm: Review làm cầu răng sứ an toàn chuẩn nha khoa
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp thay thế những chiếc răng đã mất răng giả Implant. Răng giả Implant gồm 3 bộ phận chính: trụ Implant, mão Implant và nối trụ Implant.

Trồng răng Implant là phương pháp được khuyến khích áp dụng trong nhiều trường hợp bởi các ưu điểm nổi bật mà nó đem lại, bao gồm:
- Răng được phục hình có tính thẩm mỹ cao, độ bền tương đương răng thật.
- Ngăn chặn hiện tượng tiêu xương, tụt nướu và lộ chân răng.
- Không có sự xâm lấn các răng lân cận.
- Khắc phục cho cả trường hợp mất nhiều răng.
Nhược điểm:
- Chi phí khá cao do có nhiều kỹ thuật cấy ghép phức tạp, thường dao động từ 20.000.000 – 42.000.000 đồng/trụ răng.
Tìm hiểu chi tiết: Quy trình trồng răng implant gồm mấy bước?
4. Trồng răng khi còn chân răng có đau không?
Trước khi tiến hành trồng răng, các bác sĩ có thể mài trụ răng hoặc nhổ bỏ phần chân răng còn sót lại. Ngoài ra, trong các phương pháp khác nhau, cần những tác động khác nhau lên răng, lợi để thực hiện. Quy trình này ít nhiều gây đau đớn cho người bệnh.

Tuy nhiên, đó không phải là điều lo lắng bởi người bệnh sẽ được tiêm thuốc tê trong quá trình thực hiện. Theo đó, cảm giác đau không xuất hiện khi trồng răng. Khi thuốc hết tác dụng, cơn đau có thể quay trở lại nhưng chỉ với mức độ nhẹ và hết nhanh ngay sau đó.
5. Những lưu ý khi phục hình răng
Để răng sau phục hình được bền vững, các bác sĩ chỉ ra những lưu ý mà người bệnh nên tuân thủ dưới đây:

- Hạn chế ăn đồ khô cứng hoặc dẻo như kẹo, xương, các loại hạt khô…
- Ăn các thực phẩm mềm, không quá nóng cũng không quá lạnh.
- Tránh xa rượu, bia, đồ uống có gas, thuốc lá…
- Vệ sinh răng miệng kỹ càng tối thiểu 2 lần/ngày.
- Đi khám ngay khi có biểu hiện đau nhức dữ dội sau trồng răng.
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ thường xuyên tại cơ sở uy tín.
Độ bền của mỗi phương pháp là khác nhau song đều phụ thuộc vào cách sinh hoạt, tuân thủ điều trị của người bệnh. Hãy lắng nghe ý kiến của các bác sĩ để có cho mình những lựa chọn và lưu ý phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicinenet.com/dental_implants/article.htm
https://www.implantdentistirvine.com/blog/is-a-dental-implant-an-artificial-tooth-root