Liệu mất răng lâu năm có trồng được không?
Nhiều người bị mất răng nhưng chủ quan không khắc phục luôn dẫn đến tình trạng xô răng, lệch khớp cắn, tiêu xương hàm… Vậy trong tình trạng này có trồng răng được không? Quy trình cấy ghép implant khi mất răng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Mất răng lâu năm trường hợp nào có thể trồng lại được?
Hầu hết các trường hợp mất răng lâu năm (tức là khoảng trên 3 – 4 năm sau khi mất răng) có thể trồng lại được. Một số trường hợp mất răng ở những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư ác tính… bác sĩ thường phải thăm khám kỹ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Ngoài ra, trẻ em dưới 6 tuổi không khuyến khích trồng răng do xương hàm đang trong giai đoạn phát triển nên có nguy cơ bị vùi implant.
Mất răng lâu năm là trường hợp có những đặc trưng riêng nên bác sĩ phải tiến hành thăm khám thật kỹ, xem xét tình hình của răng và cả sức khỏe tổng thể.
Mất răng lâu năm thường đi kèm với tình trạng răng bị xô lệch, đổ, trồi, tiêu xương hàm, xoang hàm xuống thấp… Bạn có thể nhận thấy các biểu hiện này bằng cách quan sát trực tiếp qua gương nhận thấy vùng lợi ở vị trí răng bị mất lõm xuống, các răng khác bị nghiêng ngả… Ngoài thực hiện theo quy trình trồng răng thường quy, bạn phải tiến hành bổ sung thêm các kỹ thuật cần thiết khác để khắc phục những hậu quả của việc mất răng như cấy ghép xương trong khi xương hàm không đủ, nâng xoang khi xoang hạ thấp…
Tuy nhiên, có nhiều người xương ban đầu của họ dày, sau khi mất răng 5 – 10 năm nhưng thể tích xương vẫn đủ để cấy ghép implant. Lúc này những hậu quả tiêu xương thường gặp của việc mất răng lâu năm không còn là vấn đề lớn khi tiến hành trồng răng.
Như vậy, mất răng lâu năm có thể trồng răng được. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không giống nhau ở từng người do cần khắc phục những hậu quả của việc mất răng.
☛ Đọc thêm: Mất 1 răng cửa khắc phục bằng cách nào?
2. Quy trình trồng răng implant khi mất răng lâu năm
Thủ thuật trồng răng implant khi mất răng lâu năm khá phức tạp. Bạn phải mất 1 – 6 tháng với nhiều lần thăm khám gồm những bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám bác sĩ
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát để nhận biết sơ bộ bên ngoài của răng, hàm và nướu. Sau đó, bạn được yêu cầu chụp x-quang để xác định tình trạng mất răng, xương hàm mất nhiều hay ít, các răng vùng xung quanh có bị nghiêng đổ, trồi không…
Một số trường hợp mất răng lâu năm như:
- Ca 1: Xương vẫn đủ, các răng không bị nghiêng hay xô lệch đáng kể.
- Ca 2: Xương hàm đủ, nhưng các răng bị xô lệch, trồi lên nhiều.
- Ca 3: Xương hàm bị tiêu nhiều, phải ghép xương, có/không nâng xoang, các răng không bị nghiêng, đổ, xô lệch.
- Ca 4: Nặng nhất là xương bị tiêu đi nhiều, có/không xoang hạ thấp, răng bị đổ, nghiêng, xô lệch.
Từ đó, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.
Bước 2: Ký hợp đồng
Sau khi được bác sĩ tư vấn, lựa chọn loại implant phù hợp, bạn sẽ tiến hành ký hợp đồng thực hiện trồng răng tại Nha khoa.
Bạn nên đọc kỹ hợp đồng, chi phí và cam kết thu được kết quả sau khi trồng răng để bảo vệ quyền lợi của bạn trong trường hợp không may xảy ra những rủi ro không đáng có.
Bước 3: Lấy dấu răng
Bác sĩ sẽ chụp CT, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó lấy dấu răng để chế tác răng sứ gắn với trụ implant với kích thước, hình dạng giống như răng thật mà bạn đã mất.
Bước 4: Thực hiện các kỹ thuật bổ sung
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và vật liệu cho ngành nha khoa có các giải pháp bổ sung khắc phục những tác hại của việc mất răng lâu năm. Chỉ khi khôi phục được kiểu hình hàm răng mới đủ điều kiện cho phục hình giúp điều trị mất răng thu được kết quả tốt nhất.
– Khắc phục răng nghiêng, đổ
Nếu không khắc phục răng bị đổ, nghiêng mà vẫn tiến hành trồng răng implant thì những vị trí xung quanh chân răng có thể bị nhồi nhét thức ăn nhiều, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng…
Bác sĩ khắc phục tình trạng này bằng cách chỉnh nha để dựng trục các răng bị nghiêng, đổ.
– Khớp cắn bất thường kiểu gài lược kết hợp răng trồi, nghiêng
Bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài, dây cung như trong phương pháp niềng răng để dựng các răng bị nghiêng, cải thiện khớp cắn cho chính xác. Bên cạnh đó, nhiều người cần sử dụng mini vít với lực kéo thích hợp để làm lún những răng bị trồi. Lúc này khi mặt phẳng cắn khớp đã bằng thì mới tiến hành cắm implant được, đảm bảo chức năng ăn nhai hoàn toàn.
Nếu trồng răng implant khi răng bị trồi, nghiêng đổ thì sau khi hoàn thành bạn có nguy cơ ăn uống khó khăn và dắt thức ăn. Điều này sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu. Bên cạnh đó, các răng bị trồi cũng dễ lung lay và rụng sớm.
– Tiêu xương hàm khiến mật độ xương không đủ cấy ghép implant
Thông thường các bác sĩ hạn chế những thủ thuật thêm vào để bạn có cuộc trồng răng implant đơn giản nhất. Tuy nhiên, nếu mất răng lâu năm khiến xương bị tiêu đi không thể đặt 1 chiếc implant đủ lớn để đảm bảo chức năng ăn nhai và yếu tố thẩm mỹ thì phải thực hiện thủ thuật cải thiện.
Trong trường hợp này, bác sĩ phải tiến hành ghép thêm xương, nâng xoang để khắc phục tình trạng tiêu xương. Bên cạnh đó, ghép xương còn giúp tăng tính thẩm mỹ, khi cười đủ để nâng đỡ cân đối phần môi má, mô mềm tạo nụ cười đẹp nhất.
Tùy thuộc vào vị trí răng bị mất, mà bạn cần có kích thước implant thích hợp, thường trên 3.6 mm trở lên mới đủ vững để đảm bảo chức năng ăn nhai. Tiêu chuẩn đặt implant là chiều sâu của implant phải được chìm trong xương hàm trên 6mm và cách mặt ngoài, mặt trong trên 2mm. Như vậy, bác sĩ phải cấy lượng xương đủ để đáp ứng tiêu chuẩn trồng răng implant này, tức là sao cho tổng độ dày xương tối thiểu là 7.6mm.
Hiện nay có nhiều kỹ thuật ghép xương khác nhau cho lại hiệu quả tốt gồm:
+ Nong – chẻ xương làm rộng tối đa xương còn lại
Dùng khi xương hàm không đủ chiều rộng, nhưng đủ theo chiều dài. Bác sĩ cắt đi phần đỉnh nhọn của vùng xương hàm, giữ lại vùng xương có chiều rộng 4 – 5 mm. Sau đó chẻ một đường dài, nong dần dần vùng xương bị mất răng ra. Bột xương được nhồi vào phần này, đặt màng collagen để nhanh lành vết thương và hình thành xương mới.
+ Nâng xoang
Nâng xoang được thực hiện khi bị mất xương hàm trên. Phía sau răng có xoang hàm, khi mất răng lâu năm phần xoang này sẽ bị rộng ra, xương hàm bị teo lại.
Bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang và cho vật liệu ghép xương vào bên trong. Lúc này, xương sẽ tự tái tạo sau một thời gian đảm bảo đủ để trồng răng implant.
+ Ghép xương nhân tạo
Nếu thiếu xương ít, bạn có thể tiến hành ghép xương nhân tạo cùng thời điểm với đặt trụ implant.
Xương nhân tạo hay còn gọi là xương hạt, xương bovine bone khử khoáng có thành phần là hydroxyapatite, beta-tricalcium phosphat. Nó có thể tạo khoảng 1mm xương mỗi tháng. Như vậy, bạn cần thêm 6 tháng để tạo 6 mm xương và 3 tháng để xương ổn định mới có thể trồng răng implant.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ghép xương có thể thực hiện tại phòng khám nha khoa cùng với cấy màng xương. Màng xương là sản phẩm sinh học nhân tạo có tác dụng tái thẩm thấu cho mô và xương. Màng này được gắn lên mô mềm tại vị trí ghép xương để tăng độ dày, thẩm thấu, nhanh lành vết thương.
+ Ghép xương tự thân
Nếu thiếu nhiều quá, bạn đòi hỏi phải ghép xương tự thân trong bệnh viện.
Bác sĩ sẽ lấy xương từ các phần xương tự nhiên như vùng cằm, góc hàm dưới, xương chậu… trong cơ thể của người thực hiện trồng răng.
Sau khi cấy ghép, bạn cần 5 – 6 tháng để xương phục hồi thì mới có thể trồng răng implant. Tỷ lệ thành công của việc ghép xương tự thân cao hơn ghép xương nhân tạo do 100% xương này không bị đào thải ra. Tuy nhiên, nó có mặt hạn chế như:
- Bạn phải tiến hành phẫu thuật tại 2 vị trí.
- Không phải tất cả mọi người đều có đủ xương để cấy ghép, nhất là vị trí xương hàm.
Vì vậy, những người mất nhiều răng làm tiêu lượng xương lớn cần có phác đồ điều trị chi tiết để đảm bảo an toàn và thu được kết quả tốt.
Bước 5: Cấy implant
Đặt trụ implant có thể tiến hành đồng thời với ghép xương nếu sử dụng kỹ thuật ghép xương nhân tạo và nong xương.
Bạn cần rạch một đường trên nướu và bắt vít để tạo lỗ cấy implant. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lắp khớp nối abutment để kéo dài chân răng. Sau khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ khâu đóng vạt, sử dụng băng dán cầm máu, trồng răng tạm thời.
Nếu mất răng lâu năm khiến mô mềm bị lõm
Trong trường hợp xương vẫn còn đủ nhưng mô mềm bị lõm xuống, bác sĩ có thể ghép mô mềm (lợi) để tăng kích thước.
Sau khi cấy implant, bác sĩ lấy mô mềm ở vùng vòm miệng, đặt vào vùng khuyết hổng và khâu lại. Từ đó, trồng răng sứ mới đảm bảo chắc khoẻ và đạt tính thẩm mỹ.
Bước 6: Lắp răng sứ cố định
Sau khi cấy trụ implant bạn phải chờ thêm 3 – 4 tháng để lắp mão răng sứ. Thời gian này đủ cho liên kết giữa xương và implant cố định đủ giữ răng sứ.
Như vậy, tổng thời gian điều trị mất răng có ghép xương đến khi thu được răng hoàn chỉnh kéo dài khoảng 8 – 9 tháng.
Bước 7: Thăm khám định kỳ
Khi đã hoàn tất trồng răng implant, bạn nên hẹn nha khoa một buổi nữa để kiểm tra xem xét đạt yêu cầu hay chưa.
3. Những câu hỏi thường gặp về trồng răng implant khi mất răng lâu năm
Trồng răng implant khi mất răng lâu năm là một thủ thuật tương đối phức tạp. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành. Một số câu hỏi bạn bạn có thể tham khảo như:
3.1. Trồng răng implant khi mất răng lâu năm có đau không?
Trong quá trình ghép xương hay cấy trụ implant, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng trồng răng để chặn đứng mọi cơn đau. Vì vậy, bạn hoàn toàn không thấy đau sau khi thực hiện xong.
Tuy nhiên, sau khi hết thuốc tê mọi người sẽ cảm thấy đau nhức khoảng 3 – 5 ngày. Trong thang điểm từ 0 đến 10 với 0 là không đau và 10 điểm là mức độ đau nhất thì hầu hết mọi người đánh giá quá trình cấy ghép implant có cơn đau nhẹ từ 3 – 4 điểm.
Tuy nhiên, khi mất răng lâu năm lượng xương cần phải cấy ghép nhiều thì mức độ đau có thể tăng lên. Một số người đau nhất thường chỉ ở mức 6, 7. Trường hợp này, bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau và kháng sinh. Vì vậy, bạn nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa cảm giác đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.
3.2. Trồng răng implant khi mất răng lâu năm có đắt không?
Chi phí trồng răng implant phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn như có ghép răng hay không, độ khó, số lượng, độ lớn cần cấy ghép, loại vật liệu và trụ răng implant lựa chọn.
Chi phí khắc phục các hậu quả của việc mất răng lâu năm như sau:
- Niềng răng cải thiện tình trạng răng nghiêng, đổ, trồi từ 30 – 150 triệu đồng. (Đọc thêm: Phương pháp niềng răng nào tốt?)
- Kỹ thuật nong và chẻ xương tiến hành cùng với việc đặt implant nên giảm thời gian thực hiện. Chi phí điều trị khoảng 7 – 10 triệu đồng/1 đơn vị răng bị mất.
- Ghép xương nhân tạo tiến hành cùng với đặt implant có chi phí cho mỗi một đơn vị răng từ 5 – 10 triệu. Màng xương là 3 – 8 triệu đồng/đơn vị răng.
- Chi phí để ghép xương tự thân là khoảng 15 triệu đồng trên 1 đơn vị răng và thường được thực hiện ở bệnh viện.
Giá thành trồng răng implant cũng tùy thuộc vào loại implant như:
Trụ implant | Giá thành |
Dentium implant (Mỹ) | 25 triệu đồng/trụ |
Dentium implant (Hàn) | 20 triệu đồng/trụ |
Ostem (Hàn Quốc) | 20 triệu đồng/trụ |
JD (Ý) | 25 triệu đồng/trụ |
Straumenn (Thụy Sĩ) | 41.7 triệu đồng/trụ |
Như vậy, chi phí trồng răng implant khá cao, lên đến 30 – 70 triệu đồng trên 1 chiếc răng hoàn chỉnh.
4. Nha Khoa Quốc Tế Phú Hoà – Giúp bạn khôi phục răng mất lâu năm
Hiện nay, Nha khoa Quốc tế Phú Hoà là một trong ít những cơ sở nha khoa có thể thực hiện những ca mất răng lâu năm có ghép răng. Bởi Nha khoa có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng với các trang thiết bị đầy đủ và tân tiến.
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa là một trong những người sáng lập lên Nha khoa đã đạt được nhiều thành tự trong và ngoài nước.
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe.
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y tế 24h
Tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa, bạn sẽ có được trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ trồng răng implant:
- Bác sĩ có chứng chỉ cấy ghép implant, vững tay nghề trong mỗi ca điều trị. Với mỗi trường hợp mất răng, bác sĩ đều đưa ra phác đồ “phục hồi răng chuyên biệt “.
- Chuẩn quốc tế từ khâu quy trình: Trong suốt quy trình trồng răng implant, sự chuyên nghiệp và chăm chút cẩn thận là tiêu chí để khách hàng tin tưởng.
- Hệ thống phòng phẫu thuật hiện đại, vô trùng khép kín.
- Trụ implant và mão sứ được nhập khẩu chính hãng từ các nước tiên tiến.
- 100% khách hàng cấy ghép implant AN TOÀN, KHÔNG ĐAU và KHÔNG BIẾN CHỨNG.
- Hỗ trợ trả góp lãi suất 0% khi trồng răng implant.
Hãy nhanh tay ĐẶT LỊCH KHÁM ONLINE hoặc gọi điện đến hotline 096.209.1063 để được các bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Phú Hòa tư vấn miễn phí nhé!
Nguồn tham khảo
- https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/dental-implant-surgery/about/pac-20384622
- https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/dental-implant-procedure#types-of-implants
Bị tiểu đường thì có cấy ghép implant được không?
Chào bạn! Theo khuyến cáo của bác sĩ nha khoa thì người bị tiểu đường mất kiểm soát không nên cấy ghép Implant, vì sẽ làm vết thương khó lành và dễ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu uống thuốc đầy đủ, kiểm soát tốt mức đường huyết từ 7-10 mmol/...[Xem thêm]
Cho em hỏi là trồng răng implant xong bao lâu có thể ăn nhai như bình thường?
Chào bạn! Trong vòng 1 giờ sau khi trồng răng implant thì bạn không nên ăn nhai bất cứ thức ăn nào vì lúc này vết thương vẫn có thể rỉ máu. Khoảng 3-5 giờ sau thì bạn có thể ăn các loại thức ăn mềm lỏng, để nguội, đồng...[Xem thêm]
Mình muốn hỏi là có phải kiêng uống cà phê sau khi cắm trụ implant không?
Chào bạn! Bạn không nên uống cà phê, nước ngọt, bia, rượu… sau khi trồng implant vì chúng có thể làm chậm quá trình hồi phục, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển gây thêm những tổn thương khác cho răng và nướu....[Xem thêm]
Bình luận của bạn đã được gửi thành công.
Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất.