Răng thưa hàm dưới có thể gây ra một số bất tiện như phát âm không chính xác, dắt thức ăn, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng và thiếu tính thẩm mỹ, nhất là vùng răng cửa. Ở trẻ nhỏ, răng thưa hàm dưới thường biến mất sau khi thay răng vĩnh viễn. Nhưng đối với người lớn có thể cần can thiệp nha khoa để khắc phục.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng thưa hàm dưới
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng răng thưa bao gồm:
1.1. Lệch lạc giữa kích thước răng và khung xương hàm dưới
Sự lệch lạc giữa kích thước răng và khung xương hàm dưới có thể gây ra tình trạng răng thưa hàm dưới. Khi răng quá nhỏ hoặc xương hàm quá lớn sẽ tạo khoảng trống giữa các răng và còn có thể mọc không thẳng hàng.
Các vấn đề về kích thước thường phổ biến hơn ở trẻ đang trong độ tuổi phát triển, khoảng 6 – 8 tuổi. Sau khi trẻ lớn hơn, khoảng cách giữa các răng sẽ dần trở nên cân đối và thu hẹp răng thưa.
Yếu tố di truyền có liên quan đến nguyên nhân này, nếu trong gia đình có bố mẹ thưa răng hàm dưới thì con cái cũng có nguy cơ cao bị mắc.
1.2. Bệnh lý về nướu
Nhiễm trùng răng miệng có thể dẫn đến tổn thương các mô và xương nâng đỡ răng làm xuất hiện tình trạng răng thưa.
Một số người có thể bị mô nướu phát triển quá mức do bệnh nướu gây ra. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng sẽ hình thành khoảng trống giữa các răng. Đặc biệt là bệnh viêm nha chu, nếu không được điều trị sớm có thể phát triển nặng làm mất răng, tạo khoảng cách gây mất thẩm mỹ. Do viêm nha chu làm cho nướu và các mô xung quanh xương bị viêm, sưng đỏ, chảy máu, răng lung lay… nên không thể thực hiện chức năng cố định răng. Bệnh này thường tác động tới xương hàm dẫn đến di truyền, ảnh hưởng tới thế hệ sau.
1.3. Thiếu răng
Đây cũng là một nguyên nhân gây răng thưa. Do không may tai nạn, hay bẩm sinh bị mất răng mà tạo khoảng cách lớn giữa các răng.
1.4. Thói quen xấu
Một số thói quen không tốt gây ra tình trạng răng thưa hàm dưới bao gồm:
– Vệ sinh răng miệng kém: Gây ra các bệnh lý về nướu, tưa lưỡi…
– Mút ngón tay: Tạo áp lực tuy nhỏ nhưng liên tục và kéo dài lên các răng, nhất là vùng răng cửa, gây răng bị đẩy về phía trước dẫn đến răng thưa hàm dưới.
– Đẩy lưỡi: Tương tự thói quen mút tay, lưỡi đặt ở vị trí hàm dưới cũng tạo áp lực lên các răng trong thời gian dài gây nên tình trạng răng thưa.
– Xỏ khuyên lưỡi: Ngày nay, nhiều bạn thể hiện cá tính mạnh mẽ bằng cách xỏ lỗ ở lưỡi. Tuy nhiên điều này lại gây những mặt không tốt cho sức khoẻ răng miệng, làm xáo trộn lực tác động vào răng, đôi khi gây u răng khiến răng di chuyển nhúc nhích liên tục.
Tìm hiểu thêm: Quan điểm về những người có răng thưa hàm dưới trong nhân tướng học
2. Cách khắc phục răng thưa hàm dưới hiệu quả
Phương pháp thu hẹp khoảng cách giữa các răng phụ thuộc vào độ tuổi, vị trí và tình trạng của răng thưa hàm dưới. Ở trẻ em thường không cần điều trị. Tuy nhiên ở người lớn cần can thiệp nha khoa, bạn nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất.
2.1. Hàn răng
Hàn răng hay còn gọi là trám răng thẩm mỹ là phương pháp được sử dụng trong nha khoa để phục hồi một chiếc răng bị hư hỏng, sâu… để tạo hình dáng răng thích hợp. Nó làm thu hẹp khoảng cách giữa các răng, khôi phục răng về mặt thẩm mỹ và giúp khả năng cắn nhai được tốt hơn.
Có nhiều vật liệu trám nha khoa được bác sĩ sử dụng để hàn răng như amalgam, vàng, composite… Tùy thuộc vào nhu cầu, đặc điểm của răng cần trám mà bác sĩ sẽ chỉ định loại vật liệu thích hợp nhất. Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều ưu điểm mà composite được ưu tiên sử dụng hơn.
– Trường hợp áp dụng:
- Khoảng cách giữa các răng nhỏ.
- Cần phải điều trị răng thưa nhanh chóng do sắp phải tham gia sự kiện cần yếu tố thẩm mỹ cao như cưới, tốt nghiệp…
– Ưu điểm:
- Không xâm lấn răng, không tổn thương tới phần men răng thật.
- Giá thành không quá cao.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 – 20 phút để đóng kín mỗi khe thưa. Như vậy, bạn chỉ cần 1 lần hẹn là tình trạng răng thưa hàm dưới được cải thiện hoàn toàn.
– Nhược điểm:
- Có nhiều trường hợp bị dị ứng với vật liệu hàn răng amalgan và độ bền cũng không lâu dài.
- Dụng cụ hàn răng không đi vào mọi kẽ thưa do đó rất khó để làm mượt các mối hàn của răng.
- Khi ăn những loại thức ăn quá cứng hoặc dai, mối hàn có nguy cơ bị bong, vỡ…
- Tuy ngày nay, phương pháp này được cải thiện và ưu tiên sử dụng vật liệu composite nhưng theo thời gian nó vẫn có nguy cơ bị đổi màu và bong tróc. Với những răng có màu sắc phức tạp rất khó có thể phối hợp màu sắc để giống với màu của những răng xung quanh.
– Chi phí:
Đây là phương pháp có giá thành thấp nhất trong chữa răng thưa hàm dưới. Nó dao động từ 350.000 – 500.000 đồng/răng.
Có thể bạn quan tâm: Sự khác biệt giữa hàn răng và trám răng
2.2. Bọc răng sứ
Trong nhiều trường hợp răng thưa, bạn cần được điều trị bằng cách bọc răng sứ. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải mài nhỏ toàn bộ các mặt của răng, cả mặt trong và mặt ngoài. Một khi mô răng bị mài mòn đi thì bạn không thể lấy lại được nữa. Do đó, trước khi cân nhắc điều trị bạn cần tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Trường hợp áp dụng:
Do bọc răng sứ cần mài răng nên thường được áp dụng trong những trường hợp khó, các biện pháp khác không đem lại hiệu quả tốt sau:
- Răng nhiễm màu nặng như đốm trắng, tetracyclin không hiệu quả với các thuốc tẩy trắng răng.
- Răng thưa do mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, tụt nướu, viêm quanh răng…
- Răng vỡ mẻ lớn, đã lấy tủy.
- Răng thưa bị kẽ sâu cần chụp răng để cô lập các tổn thương răng, ngăn ngừa sâu răng phát triển và bảo vệ được tủy ở bên trong.
Những trường hợp không nên bọc răng sứ:
- Răng miệng đang có viêm nhiễm mà chưa được xử lý do làm nặng thêm tình trạng này và khó duy trì được răng trong một thời gian dài.
- Gặp tình trạng bệnh lý khớp thái dương hàm.
- Hàm răng tồn tại các khớp cắn không ổn định do nguy cơ không thích ứng kịp gây đau cơ nhai.
– Ưu điểm:
Sứ được bao phủ toàn bộ các mặt của răng nên giúp răng có màu sắc đều, độ bóng và hiệu ứng quang học gần giống răng tự nhiên. Đồng thời, sứ nha khoa có thể tuỳ chỉnh về hình dáng, độ trong mờ thích hợp cho từng cá nhân.
– Nhược điểm:
- Phương pháp này lại mài nhỏ răng thật làm trái với triết lý nha khoa hiện nay là bảo tồn răng một cách tối đa.
- Ngoài ra, nếu không cẩn thận, bọc răng sứ còn có nguy cơ gây ra một số biến chứng như viêm phù nề, sưng đỏ…
– Chi phí:
Chi phí để bọc răng sứ dao động từ 3.000.000 – 8.000.000 đồng/răng tùy vật liệu mà bác sĩ sử dụng.
Đọc thêm: Loại bọc răng sứ nào tốt nhất hiện nay?
2.3. Veneer sứ
Đây là phương pháp sử dụng một mảnh vật liệu sứ mỏng để dán lên bề mặt của răng. Nó được tùy chỉnh cho thích hợp với từng đối tượng. Veneer được gắn vừa khít vào mặt trước của răng có độ dài khoảng 0,5 mm.
– Trường hợp áp dụng:
Phương pháp này thích hợp với những khoảng trống giữa các răng nhỏ và không thích hợp với những khoảng rộng. Vì nó sẽ tạo ra những chiếc răng quá to so với bình thường.
– Ưu điểm:
- An toàn, hiệu quả và tạo ra kết quả trông rất tự nhiên do được chế tác từ vật liệu có độ trong, độ mài mòn gần với răng thật.
- Bảo tồn được cấu trúc của mô răng.
- Nếu được vệ sinh và chăm sóc đúng cách có thể sử dụng trong thời gian dài từ 8 – 15 năm.
– Nhược điểm:
- Thường mất nhiều thời gian để chữa răng thưa hoàn chỉnh.
- Cần phải mài mòn răng thật để tạo bề mặt nhẵn giúp veneer sứ hoạt động tốt nhất.
- Chi phí răng khá cao.
– Chi phí:
Mức giá làm veneer sứ chênh nhau khá nhiều tuỳ từng cơ sở, dao động 4.000.000 – 8.000.000 đồng/răng.
Tham khảo thêm: Nên bọc răng sứ hay dán sứ veneer tốt hơn?
2.4. Niềng răng
Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị răng thưa khi khoảng cách giữa các răng rộng hoặc đi kèm với những lệch lạc răng khác. Nó sử dụng các khí cụ nha khoa tạo một lực vừa đủ lên răng giúp dịch chuyển răng dần dần về đúng vị trí mong muốn.
Bạn có thể điều trị răng thưa bằng cách mắc cài kim loại, sứ, pha lê hay dùng khay niềng răng trong suốt.
– Trường hợp áp dụng:
Giải pháp này giúp giải quyết tốt tình trạng các răng hàm dưới cách khoảng rộng, kèm theo tình trạng lệch lạc khớp cắn như hô, móm, không thẳng hàng… Nên thường phải niềng cả hàm trên và hàm dưới để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Ưu điểm:
- Giải quyết những vấn đề khác của răng miệng như lệch lạc khớp cắn.
- Không ảnh hưởng tới cấu trúc của răng, không mài mòn răng như các phương pháp khác.
- Hạn chế được những rủi ro răng miệng về lâu dài.
– Nhược điểm:
- Thời gian niềng răng thường kéo dài, sau khi điều chỉnh xong cũng cần phải đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian nữa. Tổng thời gian mất từ 1 – 3 năm tuỳ trường hợp.
- Chi phí khá cao.
- Trong giai đoạn đầu niềng răng có thể gây cảm giác tê buốt răng, đau… dẫn đến lười ăn uống, sút cân.
- Gây cảm giác vướng víu, khó chịu.
– Chi phí:
Với phương tiện hiện đại ngày nay chúng ta có nhiều loại niềng răng khác nhau để lựa với các mức giá dao động khá lớn từ 15.000.000 – 140.000.000 đồng.
3. Những lưu ý để bảo vệ răng chắc khỏe
Do thời gian răng bị thưa khá lâu nên bạn cần lưu ý một số vấn đề để việc chữa đạt hiệu quả cao nhất.
3.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Điều đầu tiên là chăm sóc răng miệng đúng cách, tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển:
- Đánh răng đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối.
- Thay vì xỉa răng bằng tăm nên chuyển sang dùng chỉ nha khoa, sau mỗi bữa ăn.
- Thường xuyên đi lấy cao răng 6 tháng/lần.
- Xử lý các vấn đề răng miệng ngay sau khi phát hiện.
3.2. Chế độ ăn uống thích hợp
Một số phương pháp chữa răng thưa cần phải hạn chế những thức ăn quá cứng, dai trong giai đoạn đầu để răng quen dần với tình trạng mới như hàn răng, cầu răng…
Đồng thời, ban nên bổ sung rau xanh và trái cây đảm bảo sức khỏe răng miệng.
3.3. Loại bỏ những thói quen xấu
Nếu không loại bỏ các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút ngón tay… răng vẫn có nguy cơ bị tái phát rất cao gây mất thêm chi phí và thời gian. Do đó cần thiết phải tập bỏ dần dần những điều này.
4. Niềng răng tại Nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Một trong những điều quan trọng để chữa răng thưa hiệu quả là lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng. Nha Khoa Quốc tế Phú Hòa – Địa chỉ niềng răng uy tín top đầu Hà Nội luôn được mọi người ưu đến thăm khám và điều trị.
BS. TS Nguyễn Phú Hòa là người thành lập đã đạt được nhiều thành tựu với nha khoa trong nước và cả quốc tế.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
Nguồn tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/diastema-4801918
- https://www.newmouth.com/orthodontics/malocclusion/diastema/