Răng của bạn đang gặp một trong các vấn đề như hô, móm, khấp khểnh, thưa… và muốn niềng răng. Tuy nhiên do tính chất công việc phải giao tiếp nhiều nên bạn sợ niềng răng mắc cài có thể bị kém duyên. Trong trường hợp này, bạn hãy thử tìm hiểu một số loại niềng răng vô hình với nhiều ưu điểm nổi bật xem có phù hợp với mình hay không.
Mục lục
1. Niềng răng vô hình là gì?
Niềng răng vô hình hay còn được gọi là niềng răng trong suốt, niềng răng không mắc cài… Đây là phương pháp nắn chỉnh răng giúp khắc phục hoàn hảo các khiếm khuyết về răng như hô, móm, lệch lạc… Nó sử dụng các khay nhựa trong suốt, dường như trở nên vô hình trước mắt người khác nên có tên gọi là niềng răng vô hình.
Tùy vào tình trạng mỗi ca niềng răng mà số lượng khay khác nhau, dao động từ 20 – 40 khay. Chúng được đánh số lần lượt từ 1 đến hết và cứ sau mỗi 4 – 8 tuần khách hàng sẽ đến nha khoa để nhận khay mới. Mỗi lần thay khay niềng mới nó có thể tạo lực đẩy nhẹ nhàng và liên tục, khoảng 0,25mm/lần nên không gây đau trong quá trình niềng.
Phương pháp niềng răng này sử dụng các khay nhựa dẻo có tính đàn hồi và độ bền tốt nên đảm bảo tính thẩm mỹ rất cao và an toàn cho người dùng. Vì vậy, niềng răng vô hình đang dần thay thế các phương pháp niềng răng truyền thống như mắc bằng cài kim loại, mắc bằng cài sứ…
2. Niềng răng vô hình có ưu điểm gì?
Niềng răng vô hình có rất nhiều ưu điểm nổi bật nên được mọi người mong muốn thực hiện. Cụ thể như sau:
2.1. Tính thẩm mỹ cao
Niềng răng vô hình được làm bằng nhựa dẻo trong suốt, vừa khít với răng thật nên hầu như người khác không dễ dàng nhận ra bạn đang đeo. Bên cạnh đó, loại niềng răng này không làm tổn thương vùng nướu xung quanh răng nên không gây mất tính thẩm mỹ về nướu. Trong khi đó, niềng răng kim loại có thể gây kích ứng, các dây cung vô tình chạm vào nướu, má, môi gây sưng, tấy, chuyển màu.
Vì vậy, niềng răng trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ tốt cả về bên ngoài và sức khỏe răng miệng bên trong.
2.2. Thoải mái khi sử dụng
Niềng răng sử dụng mắc cài gắn chặt vào răng, không thể tháo ra trong suốt quá trình chỉnh nha. Một số loại như niềng răng mắc cài tự đóng có độ dày lớn hơn nên gây khó chịu khi niềng.
Trong khi đó, niềng răng vô hình được cá nhân hoá cho từng khách hàng nên vừa vặn, ôm sát với răng. Bên cạnh đó, mỗi máng nhựa chỉ có độ dày từ 0,4 – 0,7mm nên tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng như không đeo niềng răng.
2.3. Không hạn chế về thực phẩm trong bữa ăn
Ai cũng biết rằng niềng răng truyền thống gây ảnh hưởng nhiều tới việc ăn uống. Sau mỗi đợt tái khám, người niềng thường bị đau nhức không muốn ăn dẫn đến tình trạng hóp má, giảm cân. Điều này hoàn toàn được khắc phục bởi niềng răng trong suốt nhờ một số đặc điểm như sau:
- Thức ăn không làm hỏng máng nhựa: Do được tháo ra trong lúc ăn uống nên người niềng có thể ăn bất cứ món nào mình thích mà không sợ gây hư hỏng cho máng trong suốt.
- Không gây đau nhiều trong quá trình niềng: Do không sử dụng mắc cài và dây cung để nắn chỉnh răng nên người đeo niềng vô hình không thấy bị cộm và khó chịu, đau nhức sau mỗi lần nắn chỉnh. Bạn chỉ cảm giác đau nhẹ vào ngày hôm sau chuyển khay niềng mới do một lực nhỏ tác động vào răng. Vì vậy, nó không gây ảnh hưởng tới việc ăn uống, bạn có thể ăn nhiều món đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Vì vậy, niềng răng vô hình không gây ảnh hưởng tới chế độ ăn uống. Bạn có thể thoải mái ăn những món ăn mình thích trong khi đeo niềng vô hình mà không sợ ảnh hưởng tới kết quả.
2.4. Có thể tháo ra, lắp vào
Nếu như niềng răng bằng mắc cài gắn chặt vào răng thì các máng bằng nhựa rất tiện dụng có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Trong những trường hợp cần thiết như cưới xin, các buổi tiệc… bạn có thể bỏ ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Cũng chính vì có thể tháo ra lắp vào nhanh chóng nên người dùng dễ dàng vệ sinh khoang miệng và khay nhựa đều đặn. Điều này sẽ giúp răng đều màu và trắng bóng hơn sau khi nắn chỉnh. Còn với niềng răng mắc cài, sau khi tháo dù niềng bác sĩ sẽ đánh bóng lại răng nhưng dù vệ sinh răng miệng kỹ luõng cũng có thể không đều màu răng hoàn toàn.
2.5. Rút ngắn được số lần tái khám
Niềng răng bằng mắc cài tạo lực căn chỉnh răng bằng cách siết thun buộc và dây cung vào các chốt mắc cài trên răng. Vì vậy sau khoảng 2 – 4 tuần bạn phải đến các cơ sở nha khoa để tái khám định kỳ. Tuy nhiên nếu xảy ra các sự cố bất kỳ nào bạn có thể cần đến nha khoa sớm hơn. Bởi mắc cài được gắn vào răng bằng keo chuyên dụng nên nó có thể bị rớt ra ngoài khi ăn những vật cứng, dai hay dây cung chạm vào niêm mạc gây đau dù chưa tới lịch tái khám. Lúc này, nếu ở gần cơ sở nha khoa bạn có thể tiện ghé qua, nhưng khi ở xa không thể gắn lại mắc cài thì nó sẽ làm ảnh hưởng nhẹ tới hiệu quả di chuyển răng trong thời gian đó.
Trong khi đó, khay niềng răng trong suốt được tháo ra trong khi ăn, không sợ bong mắc cài hay dây cung chọc vào lợi nên bạn chỉ cần tái khám theo lịch cố định. Sau mỗi 4 – 6 tuần bạn sẽ đến lấy khay niềng tiếp theo và kiểm tra tiến độ chỉnh nha. Như vậy mà số lần tái khám bác sĩ ít hơn nhiều so với niềng răng mắc cài.
2.6. Dễ dàng vệ sinh
Do niềng răng vô hình được tháo ra khi ăn nên bạn có thể dễ dàng vệ sinh khoang miệng và cả mắc cài. Vì vậy, bạn hạn chế được thức ăn bám dính ở các kẽ răng tạo điều kiện làm ổ cho vi khuẩn phát triển nên ngăn ngừa được một số bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng…
3. Hạn chế của niềng răng vô hình
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm ở trên thì trước khi quyết định niềng răng vô hình, bạn nên cân nhắc một số nhược điểm dưới đây:
3.1. Chi phí thực hiện đắt đỏ
Chi phí niềng răng là một điểm trừ lớn của phương pháp chỉnh nha này. Do nhiều loại mắc cài trong suốt được chế tác bởi công nghệ hiện đại với độ chính xác cao nên chi phí niềng răng vô hình thường gấp nhiều lần so với niềng răng bằng mắc cài.
Giá thành niềng răng vô hình dao động từ vài chục triệu đến hơn trăm triệu đồng.
3.2. Đòi hỏi khách hàng hợp tác tốt
Để niềng răng trong suốt đem lại kết quả tốt nhất, người dùng cần phải đeo từ 20 – 22 giờ mỗi ngày. Chỉ bỏ khay niềng trong những trường hợp như:
- Ăn uống.
- Đánh răng, dùng chỉ nha khoa.
- Làm sạch khay niềng.
Do vậy, người thực hiện niềng răng trong suốt đòi hỏi tính kỷ luật cao, luôn để khay giữ niềng bên cạnh để khi ăn uống và vệ sinh xong có thể đeo luôn.
4. Niềng răng vô hình thích hợp cho đối tượng nào?
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng niềng răng trong suốt chỉ phù hợp cho những ca niềng răng nhẹ, tuy nhiên điều này là không đúng. Niềng răng này có thể áp dụng được cho mọi trường hợp nặng – nhẹ của các vấn đề về răng như móm, vẩu, thưa, khấp khểnh…
Niềng răng vô hình có nhiều ưu điểm vượt trội, nhất là tính thẩm mỹ cao tuy nhiên lại khá đắt, có loại lên đến cả trăm triệu đồng. Vì vậy nó không phổ biến với toàn bộ người dân, các đối tượng khách hàng có kinh tế thấp rất cân nhắc khi lựa chọn.
Như vậy, phương pháp thích hợp nhất trong những trường hợp sau:
- Người làm việc trong môi trường phải giao tiếp nhiều, gặp gỡ các đối tác khách hàng như MC, giáo viên, phát thanh viên, người nổi tiếng…
- Người có răng nhạy cảm và sợ đau.
- Người bận rộn, không có nhiều thời gian để vệ sinh răng miệng tại nhà hoặc thường xuyên đến tái khám tại cơ sở nha khoa.
Bên cạnh đó, do đòi hỏi khách hàng phải hợp tác tốt nên ưu tiên thực hiện ở người lớn và thanh thiếu niên. Đối tượng là trẻ em đòi hỏi người lớn phải quan sát và nhắc nhở bé nhiều đeo niềng răng nhiều hơn.
Cần lưu ý rằng, những người có thói quen nghiến cũng không nên sử dụng niềng răng vô hình do hành động này có thể làm thủng máng, mất nhiều thời gian để chế tác lại gây ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.
5. Các loại niềng răng vô hình hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay có một số dòng niềng răng vô hình được sử dụng phổ biến như:
5.1. Niềng răng Invisalign
Invisalign là một loại niềng răng trong suốt làm bằng nhựa dẻo đặc biệt được sáng chế bởi công ty Align Technology. Đây có lẽ là loại niềng răng trong suốt lâu đời và được biết đến nhiều nhất. Nó được giới thiệu ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1998 tại Mỹ và hiện nay đã có mặt tại hơn 90 quốc gia.
Invisalign được chế tác từ vật liệu lành tính SmartTrack – nhựa polyurethane đa lớp cao cấp. Nó giúp đem lại nụ cười hoàn hảo cho khách hàng một cách an toàn, không gây tổn thương các mô mềm trong miệng và đạt tính thẩm mỹ cao.
Niềng răng Invisalign được sản xuất từ Mỹ và đưa về Việt Nam nên chi phí cao, dao động từ 100 – 150 triệu đồng.
5.2. Niềng răng vô hình Zenyum
Zenyum là thương hiệu niềng răng vô hình đến từ Singapore, được thiết kế bằng công nghệ 3D để vừa vặn với răng.
Dựa vào tình trạng răng mà người dùng sử dụng các dòng thích hợp là Zenyum Clear và Zenyum Clear Plus.
– Zenyum Clear: Tập trung vào các chuyển động đơn giản của tám răng cửa trên và dưới nên phù hợp nhất trong trường hợp chỉ cần điều chỉnh những vấn đề nhỏ của răng. Chi phí loại niềng răng vô hình này khoảng 40 triệu đồng.
– ZenyumClear Plus: Được chỉ định trong các trường hợp gặp vấn đề răng miệng như móm, hô, khấp khểnh, chen chúc… từ trung bình đến nặng. Nó giúp điều chỉnh tốt cho các răng yêu cầu một lực lớn hơn như răng sau. Giá thành loại niềng này dao động từ 55 – 70 triệu đồng.
5.3. Niềng răng vô hình Clear Aligner
Niềng răng Clear Aligner (nói chính xác hơn là 3D Clear Aligner) là dòng niềng răng vô hình mới được phát triển trong một vài năm gần đây của Việt Nam.
Clear Aligner được sản xuất từ vật liệu nhựa trong suốt. Các kỹ thuật viên chế tác ra máng nhựa của từng khách hàng thông qua các mẫu được thiết kế bởi công nghệ in 3D. Chính vì được làm thủ công nên một số trường hợp không đạt độ chính xác cao như niềng răng vô hình Invisalign.
Bù lại một số khiếm khuyết về cấu trúc, những đối tượng khách hàng có kinh tế thấp nhưng công việc yêu cầu tính thẩm mỹ cao có thể cân nhắc loại niềng răng này bởi giá thành chỉ dao động từ 55 – 60 triệu đồng.
Đọc thêm: So sánh niềng Clear aligner vs Invisalign – điểm giống, điểm khác
5.4. Niềng răng vô hình Ecligner
Ecligner là một loại niềng răng vô hình của công ty Ecligner International xuất xứ từ Hàn Quốc. Loại này được làm từ vật liệu PET-G không gây độc hại cho cơ thể đã được chứng nhận tại Mỹ và châu Âu là không gắn chất kết dính hóa học lên răng. Hiện nay Ecligner có mặt trên 49 quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu, Trung đông, các nước Đông Nam Á… và dần trở nên phổ biến hơn.
Niềng răng Ecligner được chế tác bằng máy in 3D sử dụng phần mềm eCliner – 1 chương trình hiệu chỉnh 3D dựa trên các nguyên tắc của việc chỉnh nha giúp đem lại độ chính xác cao.
Chi phí niềng răng Ecligner là từ 50 – 70 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm: Có nên chọn niềng răng trong suốt giá rẻ?
6. Nha Khoa Quốc Tế Phú Hòa – Địa chỉ niềng răng Invisalign hàng đầu Hà Nội
Nha khoa Quốc tế Phú Hòa với thế mạnh niềng răng, đặc biệt là Invisalign đã thực hiện niềng răng vô hình cho rất nhiều khách hàng, trong đó có nhiều người nổi tiếng như Hoa hậu Ngọc Hân, Á hậu Thụy Vân, người mẫu Minh Triệu…
INVISALIGN GIẢI PHÁP NIỀNG RĂNG ĐƯỢC CHUYÊN GIA THẾ GIỚI KHUYÊN DÙNG được thực hiện bởi Nha Khoa Quốc tế Phú Hòa với nhiều ưu điểm nổi bật dưới đây:
- Khay niềng trong suốt – Chuyên biệt cho từng khách hàng.
- Không cần cắt rạch nướu khi chỉnh nha.
- Tháo lắp dễ dàng, an toàn tuyệt đối.
- Chỉnh nha toàn diện – Khắc phục mọi nhược điểm của hàm hô, móm.
- Chuyển động chính xác, phần mềm 3D Clincheck biết trước kết quả.
- Áp dụng chính sách trả góp lãi suất 0% với mọi ca niềng.
Xem thêm: Quy trình niềng răng Invisalign tại nha khoa Quốc tế Phú Hòa
Đặc biệt, niềng răng vô hình được thực hiện bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Phú Hòa đạt được nhiều thành tựu trong và ngoài nước về ngành thẩm mỹ răng như:
- Là bác sĩ đầu tiên đạt chuẩn danh hiệu Diamond của tổ chức Invisalign Hoa Kỳ.
- Đạt danh hiệu Kim cương 5 năm của tập đoàn Invisalign Hoa Kỳ.
- Thủ khoa cao học Nha Đại học Victor Segalen Bordeaux 2 – Cộng Hòa Pháp năm 2004.
- Từng là bác sĩ Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Nguyên bác sĩ – giảng viên Đại Học Y Hà Nội.
- Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA – American Dental Association.
- Thành viên Hiệp hội cấy ghép Implant Quốc Tế ICOI.
- Là chuyên gia của VOV2 – Cùng bạn sống khỏe.
- Là chuyên gia của VTV1 – Bản tin Y tế 24h.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/does-invisalign-work#about
- https://www.webmd.com/connect-to-care/teeth-straightening/braces-vs-aligners-for-teens
- https://www.invisalign.com/how-invisalign-works